Ông Phan Thanh Sơn - Giám đốc Công nghệ Công ty FPT IS (Nguồn ảnh: Chungta.vn)
Trong giai đoạn phát triển mới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã xác định và quyết tâm chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh cải cách hành chính gắn kết chặt chẽ với ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số. Công ty Hệ thống thông tin FPT (FPT IS) là đơn vị chủ lực của FPT trong triển khai các dự án về Chính phủ điện tử (CPĐT) tại Việt Nam. ICTnews đã có cuộc trao đổi với ông Phan Thanh Sơn - Giám đốc Công nghệ FPT IS xung quanh câu chuyện chuyển đổi số trong khối cơ quan nhà nước, xây dựng CPĐT hướng tới Chính phủ số tại Việt Nam:
Từ thực tế cung cấp dịch vụ của FPT IS cho các bộ, ngành, địa phương, theo đánh giá của ông, hiện Việt Nam đang ở bước nào, giai đoạn nào của quá trình xây dựng Chính phủ số?
Năm 2016, chỉ số phát triển CPĐT của Việt Nam được Liên hợp quốc xếp hạng 89/193 quốc gia. Trong đó, chỉ số về dịch vụ công trực tuyến tăng 8 bậc, từ thứ hạng 82/193 lên thứ hạng 74/193. Trong báo cáo năm 2018, Việt Nam tiếp tục tăng 1 bậc về phát triển CPĐT, đứng thứ 88, trong đó chỉ số phát triển nguồn nhân lực tăng 7 bậc, chỉ số dịch vụ công trực tuyến tăng 15 bậc, chỉ số hạ tầng viễn thông giảm 10 bậc. Bước phát triển đáng mừng của dịch vụ công trực tuyến thể hiện sự quyết tâm và nỗ lực của cơ quan nhà nước trong 2 năm qua được xã hội và quốc tế ghi nhận.
Trong dự thảo “Nghị quyết về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển CPĐT giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến 2025” có đưa ra các mục tiêu cho tương lai trong đó có, với giai đoạn 2018 - 2020, tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trong tổng hồ sơ đạt từ 30% trở lên; tăng tối thiểu 20% thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; còn với giai đoạn 2020-2025, tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trong tổng hồ sơ đạt từ 50% trở lên; 80% thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.
Theo quan điểm của chúng tôi, nếu chiếu theo Mô hình về mức độ hoàn thiện của Chính phủ số của Gartner - phiên bản 2.0 thì chúng ta đang quá độ từ giai đoạn 1 qua giai đoạn 2:
![]() |
Mô hình về mức độ hoàn thiện của Chính phủ số của Gartner phiên bản 2.0. |
Liên thông dữ liệu giữa các hệ thống thông tin của các bộ, ngành, địa phương đang là vướng mắc lớn. Chuyên gia FPT nhận định gì về vấn đề này và tương lai câu chuyện liên thông dữ liệu, thống nhất định danh cá nhân giữa các cơ quan nhà nước tại Việt Nam sẽ ra sao?
Cũng trong dự thảo “Nghị quyết về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển CPĐT giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến 2025”, việc xây dựng triển khai các cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia làm nền tảng phục vụ phát triển CPĐT còn chậm, các hệ thống dữ liệu còn cục bộ, chưa kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin; nhiều hệ thống thông tin đã triển khai còn chưa đảm bảo an toàn, an ninh thông tin. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước chậm được triển khai; tình trạng cát cứ thông tin, dữ liệu còn phổ biến dẫn đến nhiều số liệu không thống nhất; thiếu khung pháp lý…
Như tôi đã nêu ở trên, theo quan điểm của chúng tôi nếu chiếu theo Mô hình về mức độ hoàn thiện Chính phủ số của Gartner - phiên bản 2.0 thì chúng ta đang quá độ từ giai đoạn 1 qua giai đoạn 2 mà trong đó Dữ liệu đóng vai trò quan trọng bao gồm cả thể chế, khả năng tích hợp/ chia sẻ dữ liệu và các tập dữ liệu mở chia sẻ cho người dân, doanh nghiệp.
" alt=""/>Ba xu hướng chuyển đổi số đang diễn ra tại Việt Nam đều lấy doanh nghiệp làm trung tâmĐây là điều mà các ứng dụng dành cho smartphone đang thực hiện trong một thời gian ngắn: sử dụng quyền truy cập của micrô để nghe lén những gì người dùng sử dụng.
Các ứng dụng game này sử dụng một phần mềm từ Alphonso, một công ty thu thập dữ liệu nhằm mục đích giao dịch với các nhà quảng cáo. Sử dụng micro của smartphone, phần mềm này có thể thu thập chi tiết những chương trình TV khách hàng đang xem bằng cách xác định tín hiệu âm thanh trong quảng cáo và nội dung chương trình. Thậm chí, nó có thể so sánh để kết hợp thông tin đó với dữ liệu vị trí của người dùng. Các thông tin được thu thập sau đó có thể được sử dụng để các công ty tiếp thị nhắm mục tiêu quảng cáo chính xác hơn.
Hầu hết các game và ứng dụng cho trẻ em sử dụng phần mềm này không có nội dung hay cách chơi liên quan đến việc sử dụng micro của smartphone và phần mềm thậm chí có thể phát hiện âm thanh ngay cả khi khách hàng đang đặt thiết bị ở trong túi, nếu ứng dụng đang được chạy ẩn. Một số trò chơi được nêu ra bao gồm Pool 3D, Beer Pong: Trickshot, Real Bowling Strike 10 Pin, Honey Quest...
"Khách hàng có thể chọn không tham gia bất kỳ khi nào", Ashish Chordia, Giám đốc điều hành của hãng Alphonso cho biết và bổ sung rằng việc tiết lộ thông tin của công ty tuân theo các hướng dẫn của Ủy ban thương mại Liên bang.
" alt=""/>Người dùng bị nghe lén qua hàng trăm game di độngTới nay thì điều này đã được giải quyết với một phần mềm hiển thị thông số vô cùng hiệu quả cho cả quán, với các loại tài nguyên như CPU load, số lượng RAM đang dùng, nhiệt độ từng linh kiện và tất nhiên quan trọng nhất là dung lượng download, upload đang sử dụng trên mạng.
Chắc chắn rằng phần mềm này sẽ giúp cho chủ quán vô cùng tiện lợi trong việc quản lý máy trạm, tiết chế hoạt động của những khách hàng 'tốn băng thông' nhằm cân bằng tải cho toàn bộ các máy khác. Như vậy game thủ có thể yên tâm chiến game tại phòng máy mà không sợ bị lag giật vì bị kẻ ngồi cạnh xem phim hay download liên tục với dung lượng lớn.
Theo chia sẻ của chủ quán net trên thì phần mềm quản lý hoạt động này đã phát triển tới phiên bản 3.1 với nhiều chức năng tiện lợi. Tuy nhiên các chủ kinh doanh sẽ phải bỏ tiền mua chứ không được dùng miễn phí. Giá phần mềm tính theo từng máy và khoảng 300 ngàn đồng cho quán 30 máy, được cập nhật trọn đời.
Theo GameK
" alt=""/>Phần mềm siêu tiện lợi giúp chủ quán net xem được cả tốc độ mạng từng máy sử dụng