Dạo gần cuối năm lớp 10, tôi sử dụng điện thoại trong giờ Toán. Cô giáo chẳng làm ầm ĩ, đao to búa lớn gì mà đi xuống chỗ tôi nhỏ nhẹ nói "Để ra đây!".
Lúc đó, tim tôi đập thình thịch như kẻ ăn vụng bị phát giác. Tôi nài nỉ: "Em xin cô, cô tha cho em đi ạ!".
"Không phải một lần, cô thấy rất nhiều lần rồi" - cô giáo nói dứt khoát.
Tôi xin tiếp...
Cô nói "Giao ra và lên đứng góc lớp, cuối giờ nói chuyện với cô, không để ảnh hưởng đến lớp!". (Một câu ngắn của cô mà cô đạt được 3 mục đích: Tước chiếc điện thoại trên tay tôi; Tách tôi ra khỏi vị trí mất tập trung; Và cho tôi hy vọng là cô sẽ bỏ qua, không thu giữ điện thoại đến cuối năm).
Có hy vọng, tôi liền làm theo, đứng nghiêm nghị, ngoan ngoãn trên góc lớp. Hết giờ tôi vẫn không dám rời chỗ, trông về phía cô.
Cô dạy xong, ký giờ xong thì gọi tôi lên, hỏi bây giờ muốn như thế nào: Thả vào nước 1 phút thì sẽ được mang điện thoại về ngay, hoặc là cô nộp lên nhà trường.
Tôi chọn thả vào nước và lấy luôn. Vì tôi nghĩ mang lên trường đồng nghĩa là mất, thả vào nước 1 phút vẫn còn cơ may.
Rồi cô bảo "Ra lấy cho cô chậu nước. Tính giờ tròn 1 phút rồi vớt lên".
Nhưng tôi không ngờ rằng cái điện thoại vẫn sẽ chết, vì còn tận 3 tiết học nữa mới đưa "bạn ấy" đi cấp cứu được...
Tuy nhiên, đến giờ câu chuyện này vẫn đem lại cảm xúc tích cực cho tôi. Tôi không hề trách hay ghét cô vì đó hoàn toàn là sự lựa chọn của mình. Nghĩ lại vẫn thấy cô xử lý tình huống sư phạm thật siêu. Tôi vẫn luôn lấy tình huống này của chính mình với cô lúc đó ra để phân tích, học theo.
Chính vì vậy, tôi không thấy bị đứng xó lúc đó là một cái gì đó không tốt. Đơn giản đó là không gian một mình mà không phải một mình. Tất cả mọi người vẫn theo dõi hành vi của mình nhưng lại vừa là để mình tập trung hơn về hành vi, và bắt đầu tự kiểm điểm.
Đặt vào hoàn cảnh, ngữ cảnh, cảm xúc của cả hai bên, tôi hoàn toàn đồng tình với cách làm của cô giáo. Còn quỳ, thì tôi nghĩ là không nên.
Mai Nguyễn (Trường ngoại khoá phát triển kỹ năng và bản lĩnh - Dream&Do)
Nếu không thay đổi từ những quyết sách ở tầm vĩ mô mà loay hoay phán xét ở cái vi mô, như lẽ ra thầy phải thế này trò phải thế kia thì sẽ còn nhiều sự việc tát mặt hay quỳ gối.
" alt=""/>Tình huống sư phạm phạt học sinh dùng điện thoại trong lớpSáng 27/3, tại Trường THCS Tô Hoàng đã diễn ra cuộc thi Trạng nguyên tuôi 13. Vượt qua các bài kiểm tra trắc nghiệm, năng khiếu, thi tìm hiểu trò chơi dân gian, 9 học sinh xuất sắc nhất đã lọt vào vòng thi ứng xử.
![]() |
Phần thi ứng xử về chuyện "bố chở em đi ngược đường đến trường" của học sinh lớp 7 Trường THCS Tô Hoàng, Hà Nội. (Ảnh: Văn Chung).
|
Tại đây các học sinh từ lớp 6, lớp 7 và lớp 8 của trường đã trực tiếp bắt thăm và trả lời các câu hỏi gần gũi, liên quan đến cuộc sống thường ngày như ứng xử với tình bạn khác giới, chuyện sử dụng facebook, chuyện đi ngược đường hay bạo lực học đường.
Bên cạnh suy nghĩ của bản thân, các em cũng có thể nhờ Ban giám khảo là các ca sĩ, thầy cô trong trường tư vấn về câu trả lời.
Cùng nghe những câu trả lời hồn nhiên và thẳng thắn của các học sinh Trường THCS Tô Hoàng trong buổi sáng 27/3: