6 tháng trước, Mỹ có 169 siêu máy tính trong danh sách 500 cỗ máy nhanh nhất thế giới, nhiều hơn 10 so với 159 máy của Trung Quốc vào thời điểm đó. Tuy nhiên, theo báo cáo mới nhất đăng tải trên trang tin công nghệ Cnet, tình thế hiện tại đã đảo ngược: Trung Quốc 202 máy và Mỹ còn 144 máy. Nó cho thấy nỗ lực không ngừng nghỉ của đất nước châu Á trên hành trình siêu điện toán vài năm trở lại đây, đồng thời đánh dấu bước chuyển đổi đáng chú ý trên cán cân quốc tế về năng lực điện toán cao cấp gắn bó chặt chẽ với năng lực công nghiệp, học thuật và quân đội.
Là những cỗ máy khổng lồ chiếm trọn cả căn phòng và sử dụng hàng ngàn bộ vi xử lý, siêu máy tính vô cùng hữu ích đối với các nhiệm vụ như mô phỏng vụ nổ vũ khí hạt nhân, dự báo thời tiết, thiết kế máy bay, khám phá vũ trụ thông qua tái tạo hàng tỷ năm lịch sử.
" alt=""/>Trung Quốc qua mặt Mỹ, sở hữu nhiều siêu máy tính nhất thế giớiMã độc tống tiền thường lây nhiễm phổ biến nhất qua email, theo như nghiên cứu của BKAV có tới 16% các email lưu chuyển trên mạng là có dính mã độc tống tiền, 84% các lây nhiễm khác tấn công qua các lỗ hổng khác.
Năm 2017 được xem là năm của mã độc ransomware. Dù mã độc mã hóa tập tin đã tồn tại trong gần 3 thập kỷ, chỉ trong vài tháng qua, nó mới phát triển thành cơn ác mộng đối với công chúng. Thậm chí, ransomware còn được đưa vào từ điển. Chỉ trong hai tháng 5 và 6 của năm 2017, ảnh hưởng từ mã độc tống tiền thực sự trở nên rõ rệt.
Đầu tiên, WannaCry tấn công hàng trăm ngàn hệ thống trên toàn cầu, trong đó dịch vụ y tế Anh bị thiệt hại nặng nề, hàng ngàn ca khám chữa bệnh bị hủy bỏ. Mặc dù WannaCry có tuổi thọ rất ngắn nhưng đã gây ra khả năng phá hoại khủng khiếp, chỉ trong vòng 2 tháng đã có hơn 300.000 hệ thống mạng trên thế giới bị nhiễm, các máy tính bị mã hóa hết dữ liệu.
" alt=""/>Mã độc tống tiền là một nguyên nhân đẩy giá tiền ảo lên caoSau 2 ngày tập huấn các kiến thức chuyên sâu về an toàn thông tin (ATTT), hàng trăm cán bộ CNTT thuộc các bệnh viện, cơ quan thuộc Bộ Y tế, các Sở Y tế được chia thành nhóm để thực hành và diễn tập các tình huống thực tiễn trong công tác đảm bảo ATTT trong lĩnh vực phụ trách.
Y tế là 1 trong 11 lĩnh vực cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin mạng. Do đó, việc triển khai các hoạt động nhằm bảo đảm an toàn thông tin cho lĩnh vực Y tế là yêu cầu cần thiết và cấp bách. Việc sớm tổ chức tập huấn và diễn tập thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Bộ Y tế, của Cục CNTT (Bộ Y tế) trong công tác đảm bảo an toàn thông tin, phòng chống tấn công vào hệ thống CNTT của toàn ngành y tế.
Theo ông Nguyễn Huy Dũng, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho biết: Cuộc diễn tập dành cho các cán bộ chuyên trách CNT ngành Y tế có thông điệp “Đưa diễn tập an toàn thông tin vào thực chất”.
Khác với các cuộc diễn tập đã diễn ra trước đây, tại cuộc diễn tập lần này, 2 đơn vị đã tổ chức phối hợp, lồng ghép thành chuỗi các sự kiện bao gồm tập huấn, đào tạo bồi dưỡng nâng cao kiến thức theo hình thức chia thành các đội và các đội sẽ thực hành các tình huống tấn công, phòng thủ.
" alt=""/>Cán bộ CNTT ngành y tế diễn tập xử lý tình huống tấn công mạng