Những ngày này ngôi nhà số 8-12, đường Bình Giã, phường 13, quận Tân Bình, TP.HCM thành địa điểm phát gạo, mì và thực phẩm hàng ngày cho người dân trong thời gian giãn cách toàn xã hội.Tấm biển “Ai cần thì lấy, ai thừa thì cho” được đặt phía trước cửa. Địa điểm đặt tấm biển và phát gạo, mì là nhà của một người dân ở trong khu phố. Nhưng những phần quà này không của riêng ai mà do rất nhiều người góp vào.
 |
Tấm biển ai cần thì lấy, ai thừa thì cho được đặt trước nhà một người dân trên đường Bình Giã |
Từ khi có tấm biển này, hàng ngày từng đợt người dân đến xếp hàng nhận gạo, mì, nước tương và các nhu yếu phẩm khác. Dù trời Sài Gòn rất nóng bức nhưng lượng người đến nhận quà khá đông. Những người đứng phát đồ đều nhắc nhở họ phải mang khẩu trang, đứng giãn cách để tránh nguy cơ lây bệnh.
Mỗi ngày, những người cần trợ giúp đều tới đây để nhận quà, người đi rồi người khác lại tới. Bà con trao quà ở đây cũng không biết họ là ai nhưng nhìn là nhận ra những người lao động vất vả, lấm lem mồ hôi.
Trong số những người tới nhận quà, bà con khu phố cũng nhận ra một số "người quen”. Đó là những thường ngày vẫn len lỏi vào các quán cà phê hay ngõ phố, bán từng tờ vé số kiếm tiền nuôi gia đình. Nay biết có nơi đây giúp đỡ trong những ngày vé số ngừng phát hành, họ không che giấu nổi niềm vui.
Điều đặc biệt ở đây những người đứng phát quà cũng toàn là những người đã lớn tuổi. Họ đều là cán bộ hưu trí, giáo viên về hưu nên đồng lương cũng chỉ đủ sống. Từng phần quà được người người lớn tuổi trao cho người lớn tuổi khiến tình người thêm ấm áp.
Đăng tải những hình ảnh này lên trang cá nhân, thầy Lê Ngọc Điệp, một nhà giáo về hưu cũng là người dân trong khu phố để lời dẫn: “Những ông bà, những người gặp khó khăn hãy đến đây nhận chút tấm lòng lúc hoạn nạn trong đại dịch covid-19. Những gia đình có tấm lòng xin cùng nhau đóng góp”.
Trước đây, thầy Điệp từng là Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD-ĐT TP.HCM, có mối quan hệ khá rộng với nhiều đồng nghiệp, bạn bè vì vậy lãnh thêm trọng trách kêu gọi. Đều đặn hàng ngày thầy Điệp đăng tải lời kêu gọi lên trang cá nhân cũng nhắn tin kêu gọi, mời người dân nghèo khó tới nhận quà.
Ban đầu những phần quà gửi tới người dân còn ít, nhưng sau lời kêu gọi của thầy Điệp, hàng trăm phần quà đã được gửi tới.
Người góp quà là một tập thể lớp đại học cách đây mấy chúc năm nay đã nghỉ hưu gần hết, là cô Tuyết, chú Mỹ, bà An, là hội nhóm cà phê mà không biết họ là ai, ở đâu.
“Xin cảm ơn gia đình cô Tuyết và gia đình chú Mỹ” - dòng chữ này được dán trên 10 thùng mỳ gửi tới.
“Tập thể lớp BK07, khoa kỹ thuật xây dựng, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, ủng hộ bà con gạo mùa dịch” - dòng chữ này dán trên nhiều bao gạo.
Dòng chữ “Chút ít tấm lòng xin gửi bà con cùng vượt qua covid-19 – cà phê thứ 6 của anh em cựu giáo chức” được để trên 15 bao gạo…
Rồi cả sự hỗ trợ của hội chữ thập đỏ, Mặt trận Tổ quốc phường và bà con trong khu phố như ông Hoàng Sum, ông Vân, bà Hương, ông Hạnh, anh Liệu, anh Hoàng….và nhiều người nữa.
Từng món quà cứ thế gửi tới nhiều hơn. Người góp gạo, người mì, người góp nước tương… Trong khu phố, bà con hưu trí cũng đóng góp bằng tiền để mua, mỗi nhà một ít làm nên số nhiều. Vì vậy, mấy hôm nay địa điểm này rất đông người lao động nghèo đến nhận. Ai lui tới đây cũng có quà mang về.
Thầy Lê Ngọc Điệp cho biết cả khu phố đều là những người lớn tuổi, gần như đã nghỉ hưu cả. Hàng ngày chứng kiến có rất nhiều người đi bán vé số, nhặt ve chai, làm thợ làm đi ngang qua, mọi người băn khoăn không biết những ngày này họ lấy gì để ăn, để sống, liền cùng nhau góp lại để hỗ trợ.
Rất ngại chia sẻ về việc làm này, thầy Điệp nói đây chỉ là tấm lòng và mọi người làm lặng lẽ với trái tim mình. Bản thân ông cũng không muốn đề cập, mà chỉ xin những ai có tấm lòng hãy cùng chung tay ủng hộ người khó khăn hơn trong đại dịch.
 |
"Chút ít tấm lòng xin gửi bà con cùng vượt qua covid-19 – cà phê thứ 6 của anh em cựu giáo chức” được gửi tới |
 |
Những thùng mì của cô Tuyết, chú Mỹ, gạo của một lớp ĐH năm xưa |
 |
Người tới nhận quà là lao động nghèo, xe ôm, bán vé số... |
 |
Người già trao quà cho người già khiến tình người thêm ấm áp | Ngày càng đông người tới nhận quà |
|
Lê Huyền - Ảnh: Lê Ngọc Điệp

Trường không thu học phí 3 tháng, vay ngân hàng trả lương cho giáo viên
- Để chia sẻ khó khăn với cha mẹ học sinh trong đợt dịch Covid-19, Trường THCS và THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) đã quyết định không thu bất kỳ khoản phí nào của 3 tháng học sinh nghỉ học.
" alt=""/>Thầy giáo về hưu ở TP.HCM kêu gọi hàng chục bao gạo gửi tới người dân nghèo

 |
AC Milan với tư cách chủ nhà thi tạo ra thế trận tốt hơn Inter |
 |
Derby thành Milano diễn ra giằng co và quyết liệt |
 |
Rossoneri là đội tạo ra được nhiều cơ hội ngon ăn hơn |
 |
Tuy nhiên, đội chủ nhà không sao ghi bàn |
 |
Trận lượt đi vòng bán kết Coppa Italia bất phân thắng bại |
Đội hình thi đấu
AC Milan: Maignan; Florenzi (Calabria 84'), Tomori, Romagnoli (Kalulu 26'), Hernandez, Bennacer, Kessie, Saelemaekers (Messias 67'), Krunic (Brahim Diaz 67'), Leao (Rebic 67'), Giroud
Inter Milan:Handanovic; Bastoni, de Vrij, Skriniar, Dumfries (Darmian 88'), Perisic (Gosens 88'), Calhanoglu, Barella (Vidal 65'), Brozovic, Martinez (Sanchez 65'), Dzeko (Correa 79')
Thiên Bình

Man City nhẹ nhàng giành vé vào tứ kết FA Cup
Man City giành chiến thắng nhẹ nhàng với tỷ số 2-0 trước đội hạng dưới Peterborough để ghi tên mình vào vòng tứ kết FA Cup.
" alt=""/>Kết quả Milan 0
Năm 2020, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội vẫn áp dụng 2 phương thức tuyển sinh là xét tuyển thẳng và xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia.
Nhà trường vẫn áp dụng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào bằng việc xét học lực trong 3 năm THPT trước khi xét tuyển dựa trên điểm thi của tổ hợp xét tuyển trong kỳ thi THPT quốc gia 2020.
Về cơ bản, phương thức tuyển sinh năm 2020 của trường không có nhiều thay đổi so với năm 2019, tuy nhiên, có một số điểm mới đáng lưu ý đối với thí sinh.
3 mã xét tuyển mới
Ba mã xét tuyển mới này thuộc Chương trình Việt - Pháp (PFIEV), trước đây là Chương trình Kỹ sư Chất lượng cao. Thí sinh sau khi đã trúng tuyển vào trường ĐHBK Hà Nội nếu có nguyện vọng và đủ điều kiện sẽ được xét tuyển vào chương trình này.
Từ năm 2020, mỗi chuyên ngành đào tạo trong khuôn khổ Chương trình Việt - Pháp PFIEV sẽ xét tuyển trực tiếp dựa trên điểm thi THPT quốc gia của thí sinh với 3 mã xét tuyển là: 1/ TE-EP: Cơ khí hàng không; 2/ IT-EP: Hệ thống thông tin; 3/ EE-EP: Tin học công nghiệp.
 |
Sinh viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Ảnh: Thanh Hùng |
Trình độ kỹ sư thuộc chương trình PFIEV đã được Ủy ban văn bằng Kỹ sư Pháp và Cơ quan kiểm định các chương trình đào tạo kỹ sư Châu Âu công nhận tương đương với trình độ thạc sĩ. Năm 2015, Bộ GD-ĐT cũng đã công nhận văn bằng kỹ sư PFIEV tương đương trình độ thạc sĩ trong việc xét tuyển học tiếp lên trình độ cao hơn (tiến sĩ). Kỹ sư PFIEV chỉ cần học một chương trình tương đối ngắn (4-6 tháng) để được cấp bằng thạc sĩ khoa học của Trường ĐHBK Hà Nội.
Thay đổi chính sách cộng điểm ưu tiên xét tuyển
Theo thông tin tuyển sinh dự kiến năm 2020, thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS từ 5.5 trở lên (hoặc quy đổi tương đương đối với các chứng chỉ khác) được cộng điểm khuyến khích vào tổng điểm xét tuyển (quy về thang điểm 30) cho các ngành, chương trình đăng ký xét tuyển với tổ hợp xét tuyển không có môn tiếng Anh. Đây là một điều chỉnh nhỏ về kỹ thuật nhằm đảm bảo sự công bằng cho thí sinh khi tham gia xét tuyển.
Còn năm 2019, khi thí sinh có chứng chỉ IELTS từ 5.5 trở lên lựa chọn tổ hợp xét tuyển có môn tiếng Anh thì sẽ được cộng từ 0.125 điểm đến tối đa 1 điểm. Trong khi đó, nếu xét tuyển bằng tổ hợp môn không có môn tiếng Anh sẽ được cộng từ 0,25 đến tối đa là 2 điểm.
Một số ngành sẽ xét tuyển tổ hợp có môn tiếng Pháp, Nhật
Do đặc thù của một số ngành đào tạo, nhà trường xét tuyển thêm một số tổ hợp giúp thí sinh có thêm nhiều lựa chọn. Ví dụ, với tổ hợp Toán - Văn - Anh, thí sinh có thể đăng ký xét tuyển vào các ngành Ngôn ngữ Anh (FL1, FL2), các ngành Kinh tế thuộc các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế (EM-VUW, EM-NU) và các chương trình đào tạo quốc tế do nước ngoài cấp bằng (TROY-BA, TROY-IT)
Học sinh lựa chọn ngoại ngữ tiếng Pháp ở kỳ thi THPT quốc gia có thể sử dụng tổ hợp Toán - Lý - Pháp để xét tuyển vào các chương trình Việt - Pháp PFIEV như Cơ khí hàng không (TE-EP), Hệ thống thông tin (IT-EP) và Tin học công nghiệp (EE-EP), hoặc chương trình đào tạo quốc tế CNTT: Hệ thống thông tin (IT-GINP) thuộc chương trình hợp tác giữa nhà trường với ĐH Quốc gia Bách khoa Grenoble (CH Pháp).
Đặc biệt, từ năm 2020, học sinh lựa chọn ngoại ngữ tiếng Nhật ở kỳ thi THPT quốc gia có thể sử dụng tổ hợp Toán - Lý - Nhật để đăng ký xét tuyển vào các chương trình như: CNTT Việt - Nhật (IT-E6), Hệ thống nhúng thông minh và IoT (ET-E9) hoặc chương trình đào tạo quốc tế Cơ điện tử (ME-NUT) hợp tác giữa ĐHBK Hà Nội và ĐH Công nghệ Nagaoka (Nhật Bản).
Theo thông tin dự kiến đã công bố, năm 2020, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ tuyển sinh khoảng 6.800 chỉ tiêu cho 58 mã xét tuyển thuộc các ngành và chương trình đào tạo. Con số này không thay đổi nhiều so với năm 2019.
Thanh Hùng

Trường đại học lên phương án xét tuyển 'bỏ qua' kết quả học kỳ II lớp 12
- Một số trường đại học vừa công bố phương án tuyển sinh năm 2020, trong đó với phương thức xét tuyển bằng học bạ, các trường này sẽ không xét điểm học kỳ II năm lớp 12.
" alt=""/>Những điểm mới trong tuyển sinh Trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2020