Người chồng với tư tưởng “vợ có thế nào thì cũng phải phục tùng chồng”
Hạnh (33 tuổi) chia sẻ cô và Long kết hôn cách đây 5 năm, hiện tại đã sinh được một bé gái. “Thời điểm làm đám cưới, lương của tôi gấp đôi chồng, song tôi không quá để ý đến điều đó. Bởi tính tôi vốn đề cao tình cảm, hơn nữa cũng tin rằng chồng sẽ không ngừng phấn đấu”, Hạnh nói.
Ai ngờ sau 5 năm, mức lương của Long vẫn là con số 10 triệu, thu nhập của Hạnh đã gấp 6 lần anh. Long có thời gian và đủ sức khỏe nhưng anh không nỗ lực gây dựng sự nghiệp. Anh dành phần lớn tâm trí để bù khú với bạn bè, chơi game, xem phim, bởi vậy mà thu nhập dậm chân tại chỗ. Còn Hạnh dù phải mang thai và sinh con, chăm sóc con nhỏ cùng những trách nhiệm khác nhưng cô vẫn không xao nhãng công việc.
![]() |
Khi Long chợt nhận ra khoảng cách giữa mình và vợ đã quá xa, anh không hề thấy xấu hổ rồi phấn đấu cho bằng vợ. Ngược lại Long tuyên bố thẳng “vợ có thế nào thì cũng phải phục tùng chồng”. Càng thấy mọi người khen ngợi và ngưỡng mộ Hạnh, Long càng đối xử khắt khe và cay nghiệt với cô để chứng tỏ cái uy của mình.
Hạnh nói gì Long không nghe hết mà lập tức mắng cô xơi xơi, to tiếng át vợ để thấy anh là người đàn ông quyền lực và có tiếng nói trong nhà. Hạnh đi đâu, anh cũng tra khảo, chất vấn gay gắt khiến cô vô cùng mệt mỏi. Mọi chuyện trong nhà chủ yếu trông chờ vào thu nhập của cô nhưng đi làm thêm tăng ca mà Hạnh phải xin phép chồng, nói mãi Long mới đồng ý.
Hạnh cho biết: “Anh ấy về nhà không động tay vào việc gì, cũng không cho tôi thuê người giúp việc. Song hễ vợ làm không chu toàn là kiếm cớ chê bai không tiếc lời. Ban đầu tôi vẫn nín nhịn vì muốn giữ nhà cửa êm ấm, nghĩ rằng từ từ khuyên bảo thì anh sẽ thay đổi. Nhưng đúng là chuyện gì cũng có giới hạn mà thôi”.
Tức nước vỡ bờ
Vừa đi làm chịu áp lực công việc, về lại quán xuyến việc nhà và chăm sóc con nhỏ, thêm sự đè nén tinh thần từ chồng, Hạnh thực sự không thể chịu đựng hơn được nữa.
Hôm đó cô xin nghỉ làm về sớm vì bị đau đầu, con gái đành nhờ bà ngoại đón về bên đó tắm rửa, cho ăn giúp. Gần 7h tối Long mới về đến nhà sau cuộc họp mặt ngắn với bạn bè, đồng nghiệp ngoài quán bia.
Vừa mở cửa, như thể muốn khẳng định vị thế của mình trong gia đình, Long đá văng giày, đóng mạnh cửa, ồn ào quát gọi vợ. Và bình thường Hạnh sẽ là người đi sau để thu dọn tất cả mớ hỗn độn ấy.
“Tìm được tôi đang nằm nghỉ trong phòng ngủ, chồng tức giận ném cả đống quần áo dài vừa cởi và chiếc cặp đi làm lên người vợ rất mạnh. Chẳng hỏi han lấy một câu, anh ấy sa sả mắng tôi lười biếng không chịu chăm chút việc nhà, đến giờ đó mà cơm nước còn chưa có, đừng cậy làm ra tiền mà lên mặt”, Hạnh tâm sự.
Sự chán chường lên đến cực điểm, Hạnh bật dậy cầm những thứ mà chồng vừa ném vào người mình, dùng hết sức quăng trả lại cho Long. “Ly hôn đi! Tôi nợ gì anh mà phải sống như thế này?”, Hạnh buông một câu ngắn gọn rồi ngay lập tức thu dọn đồ đạc về bên nhà mẹ đẻ với con. Cô không chê chồng lười biếng, thiếu chí tiến thủ, chấp nhận nín nhịn đủ điều vì gia đình. Nhưng cuối cùng cô nhận được gì ngoài việc chồng ngày càng được đà lấn tới?
“Từ đó tới nay đã 2 tháng, anh ấy từng tới xin lỗi mong đón vợ con về nhưng tôi không đồng ý. Nếu có đoàn tụ với chồng cũng không phải là bây giờ. Chồng tôi cần thời gian để nhận ra mình sai ở đâu rồi sửa đổi. Bản thân tôi đồng thời cần xem xét thành ý của anh ấy tới đâu. Tôi nhận ra phụ nữ không nên nín nhịn những điều vô lý quá đáng, bởi càng nhún nhường thì sẽ càng phải chịu thêm đau khổ mà thôi”, Hạnh chia sẻ.
Theo Gia đình & Xã hội
Luân nhìn Miên mang lá đơn ly hôn 4 tháng trước anh từng đưa cho cô đi nộp, trong lòng đau xót và hối hận vô vàn.
" alt=""/>Vợ lương cao gấp 6 lần nhưng lúc nào cũng phải khép nép vì chồng gia trưởngLà Phó Bí thư huyện đoàn Đồng Văn, tháng 8/2013, anh Vàng Quyền Đức (30 tuổi) được Thường trực huyện đoàn giao nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện mô hình Tổ hợp tác Thanh niên “Trồng khoa tây sớm trên đất nương”, đồng chí Vàng Quyền Đức hết sức tâm huyết với công việc của mình.
Ngày 22/8, khi anh tham gia lớp tập huấn của Trạm khuyến nông huyện về kỹ thuật, kết thúc buổi tập huấn trên đường về cơ quan vào hồi 13h30 phút, tại xã Lũng Phìn thì xảy ra sự việc đau buồn trên.Vụ tai nạn đã khiến anh Đức bị thương nặng, bất tỉnh nhân sự, rơi vào hôn mê sâu.
![]() |
Đồng chí Vàng Quyền Đức trong quá trình điều trị. Anh bị tổn thương nặng về não và chưa hoàn toàn ý thức tỉnh táo |
Chị Nguyễn Thị Giang, vợ anh cho biết, dù mang mũ bảo hiểm to, dày, nhưng cú va đập mạnh khiến anh bị tổn thương nặng về não và mắt. Sau cả tháng trời điều trị đến nay, anh chưa thể hoàn toàn tỉnh táo.
“Giai đoạn đầu anh bị hôn mê bất tỉnh, hầu như không nhận biết được mọi người. Giờ đây, anh chỉ có thể nhận ra được những người anh tiếp xúc nhiều lúc trước khi xảy ra tai nạn. Mắt anh cũng bị tổn thương nặng nhưng các bác sĩ cho biết hiện giờ anh chưa đủ ý thức để có thể phối hợp với các bác sĩ nhằm điều trị mắt, phải đợi điều trị ổn định về não trước đã” – chị Giang buồn bã cho biết.
Cả tháng nay chị xin nghỉ việc ở cơ quan. Lớp học tại chức ngành công tác xã hội mà chị theo học đã khai giảng, nhưng chị chưa đi được buổi nào. Con nhỏ dại, chị phải gửi cho họ hàng, ông bà trông giúp để lên bệnh viện trông nom, săn sóc anh. Chị bảo, hai vợ chồng trẻ, con còn nhỏ, nhưng anh cũng đi công tác suốt ít khi được gần nhau. Nhà cách nơi công tác gần 200 cây số đường rừng, mất hơn 5h đồng hồ đi lại nên vài tuần hay cả tháng trời anh mới thu xếp về được với mẹ con chị. Chỉ dịp nào lễ Tết anh mới được nghỉ vài ba hôm, còn không, thì cũng chỉ tranh thủ được ngày thứ Bảy – Chủ nhật bên gia đình.
Đi công tác xa, lại ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa, đây không phải là lần đầu tiên anh Đức bị tai nạn.“Trước đó, anh cũng từng bị hai lần, một lần ngay ngày đầu đi nhận công tác, và một lần cách đây cũng khá lâu. Nhưng không ngờ tai nạn lần này lại xảy đến như vậy… Anh là người làm việc trách nhiệm và rất quyết tâm. Hai vợ chồng mình vẫn bàn tính làm sao có thể chuyển công tác cho mình lên Đồng Văn để được gần nhau, nhưng hoàn cảnh, điều kiện chưa cho phép. Anh vẫn động viên mình cố gắng một thời gian, vậy mà…” – chị Giang nghẹn ngào tâm sự.
Là người dân tộc Mông, sinh ra và lớn lên tại xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn nơi phần lớn tỉ lệ hộ nghèo còn cao, phong tục tập quán còn lạc hậu, đời sống còn nhiều khó khăn, chàng trai Vàng Quyền Đức vẫn chăm chỉ học tập. Tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm Hà Giang, anh về làm công tác tình nguyện tại Huyện đoàn Vị Xuân, sau đó tham gia giảng dạy ở trường Nội trú Phó Bảng. Đầu năm 2010, anh trở thành hiệu phó trường THCS Sính Lủng và chuyển sang làm Phó Bí thư huyện đoàn Đồng Văn từ năm 2012 tới nay.
Theo đánh giá của đồng chí Đào Quang Diệu, Phó Bí thư tỉnh đoàn Hà Giang,“Đồng chí Đức là người luôn chủ động sáng tạo trong công việc, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Từ hôm bị tai nạn, gia đình đồng chí gặp rất nhiều khó khăn, nhất là về khoản kinh tế lớn để lo chi phí thuốc thang, điều trị”.
Một cách thầm lặng, những cán bộ đoàn cơ sở như anh Vàng Quyền Đức vẫn từngngày cần mẫn với nhiệm vụ, với nhân dân. Dù điểm làm việc, điểm công tác có xaxôi, thiếu thốn trăm bề, dù điều kiện làm việc đầy rẫy những khó khăn, hiểm nguyrình rập, dù tai nạn hay sự cố có thể xảy ra bất cứ lúc nào những họ vẫn sẵnsàng tiến bước.
Sẽ ít ai biết đằng sau họ cũng có một người vợ trẻ, một người mẹ già, một giađình neo đơn với vô vàn những âu lo đè nặng về kinh tế. Sẽ chẳng ai nhìn thấynhững toan tính cơm áo gạo tiền trong mắt họ, bởi một khi đã vào việc là “nóiít, làm nhiều”, bỏ lại sau lưng nỗi âu lo, bận tâm riêng mình để hết lòng vớinhiệm vụ chung, dành trọn sức khỏe và tinh thần, thậm chí, sẵn sàng hi sinh đểhoàn thành nhiệm vụ.
Minh Tâm
" alt=""/>Sinh mệnh mong manh của người cán bộ Đoàn gặp nạnNgày mẹ Luân ốm nặng, Nguyệt cũng nhất định không chịu đưa con về cho bà nhìn cháu (Ảnh minh họa)
Ngay khi ra viện, Nguyệt liền đưa con đi xét nghiệm ADN xác định quan hệ cha con với Luân. Có được kết quả, Nguyệt liền đem về ném vào mặt mẹ chồng, rồi chẳng nói chẳng rằng, đưa thẳng con về nhà ngoại. Luân thương vợ, thương con nên cũng theo vợ về ngoại chăm sóc cô.
Cũng từ ấy, Nguyệt không một lần bước chân về căn nhà của mẹ chồng nữa. Cô một mực ở lại nhà ngoại hoặc ra ngoài thuê nhà ở chứ có chết cũng không quay về căn nhà ấy. Yêu vợ, thương cô phải chịu bao tủi nhục, Luân quyết định về xin phép mẹ cho ra ngoài thuê nhà ở. Mẹ Luân cũng nhảy dựng lên nhưng cũng không làm gì được.
Sau khi ra riêng, Luân vì nghe theo vợ nên lạnh nhạt và ít qua lại với bố mẹ hẳn. Anh thật lòng cũng không muốn thế nhưng vì yêu chiều vợ, lại thương cô đã phải chịu quá nhiều oan ức vì mẹ anh nên đành nhượng bộ cô và vì anh cũng không muốn gia đình lục đục. Còn chuyện mẹ anh muốn gặp cháu thì Nguyệt lại càng không đời nào đáp ứng.
Ngày mẹ Luân ốm nặng, Nguyệt cũng nhất định không chịu đưa con về cho bà nhìn cháu. “Đứa cháu này, mẹ anh ghét nó từ khi nó mới tượng hình. Giờ còn đòi gặp làm gì! Anh về thì về, em và con có chết cũng không bao giờ về đâu!” - Nguyệt cương quyết nói.
Luân bất lực trước thái độ cứng rắn của vợ, đành về thăm mẹ một mình. Ngày mẹ anh mất, cũng chỉ một mình anh về chịu tang. Nguyệt và con tuyệt nhiên không đến dù chỉ vài phút. Cho đến tận khi mẹ anh đã mồ yên mả đẹp, nỗi hận của Nguyệt mới theo người đã khuất mà tan theo.
Liên và Hoàng (Long Biên, Hà Nội) kết hôn đã 3 năm mà chưa có con. Và nguyên nhân là do Liên.
Mẹ chồng Liên vốn đã là người khó tính và cực khó chiều, Liên phải nhịn như nhịn cơm sống mới có thể để cho nhà cửa tạm gọi là yên ổn. Đến khi biết Liên “tịt đẻ” thì hỡi ôi, bao nhiêu tội nợ cứ đầu cô mà bà giáng xuống. Cuộc sống của Liên nói không khác gì địa ngục cũng không ngoa.
“Loại này có mà kiếp sau cũng chẳng đẻ được!”, “Nhà này vô phúc mới vớ được con gà mái không biết đẻ trứng về!” … - rất nhiều những câu nói như xát muối vào lòng Liên ấy được mẹ chồng ca đi ca lại hằng ngày. Nhiều bữa cơm Liên ăn không nuốt trôi hết bát cơm, phải chan vội nước canh, và quýnh quáng rồi đứng dậy.
Rồi mỗi khi tức lên, mẹ chồng Liên lại đứng giữa nhà, vỗ bành bạch vào mông vào chỗ nhạy cảm của mình rồi lôi cả bố mẹ, tổ tiên nhà cô ra mà chửi, vì họ đã sinh ra đứa con điếc, không biết đẻ và là một con gà mái tịt như cô.
Liên ngậm đắng nuốt cay, im lặng nhịn nhục sống qua ngày. Một người phụ nữ khó có con đã là nỗi đau đớn quá lớn, còn bị dè bỉu và khinh bỉ như thế, dần dần trong lòng Liên nảy sinh sự thù hận với mẹ chồng. Bà cũng là phụ nữ mà bà nỡ lòng nào cay nghiệt với cô như vậy?
Sau, nhờ chạy chữa Liên đã sinh được một cô con gái rất đáng yêu. Mẹ chồng đang khát cháu bế, thấy Liên sinh được con, lại giống con trai bà như đúc thì quý lắm, chỉ muốn ôm ấp và chơi với cháu.
Nhưng đời nào Liên chịu. Những lời nói của bà cô vẫn nhớ như in, không sót từ nào. Đừng hòng ai động được vào con gái cô, cô giữ con như giữ vàng, mọi việc chăm sóc con đều do một tay cô đảm nhiệm. Mẹ chồng chỉ có nước đứng bên ngoài thèm thuồng, xin xỏ mỏi miệng mới được cô “ban ơn”, cho bà bế cháu một lúc.
Hoàng cũng không hài lòng, góp ý nhưng liền bị vợ vặc lại: “Em là mẹ, em không có quyền thì ai có quyền?”. Nghĩ lại Liên đã phải chịu nhiều ấm ức trước đây, anh đành nhường vợ. Sự việc có cải thiện hơn khi Liên sinh bé thứ 2. Vì Liên quá bận bịu nên lúc ấy mẹ chồng cô mới được tự do bế ẵm cháu. Nhưng đối với Liên, cô cho phép bà là cho phép thế thôi chứ nỗi hận trong lòng cô vẫn còn y nguyên như ngày nào. Những cay đắng và sự xúc phạm cô phải chịu, cô sẽ không bao giờ quên.
Khi bé thứ 2 nhà cô vừa đủ tuổi đi mẫu giáo thì mẹ chồng bị tai biến phải nằm liệt giường, không đi lại được. Từ ấy, những việc chăm sóc, cho ăn cho uống, vệ sinh cá nhân cho mẹ chồng đừng hòng cô nhận, toàn nhường hết cho chồng và anh chị em nhà chồng với những lí do rất chính đáng. Một người cô căm ghét vô cùng, giờ lại bắt cô hầu hạ ư? Đừng có mơ!
![]() |
Rồi trước mặt chồng và họ hàng nhà chồng, Liên lúc nào cũng tỏ ra tử tế. Nhưng hễ có cô và mẹ chồng ở nhà là cô lại đứng trước mặt mẹ chồng, chỉ thẳng vào mặt bà mà mắng chửi, mà xả hết những tủi nhục trước đây (Ảnh minh họa) |
Rồi trước mặt chồng và họ hàng nhà chồng, Liên lúc nào cũng tỏ ra tử tế. Nhưng hễ có cô và mẹ chồng ở nhà là cô lại đứng trước mặt mẹ chồng, chỉ thẳng vào mặt bà mà mắng chửi, mà xả hết những tủi nhục trước đây cô phải chịu do bà gây ra.
Mẹ chồng cô giờ chỉ nằm được một chỗ, nói năng ú ớ, đến đi vệ sinh còn không tự đi được thì lấy đâu hơi sức mà đáp trả lại cô. Bà chỉ có nước ngậm cục tức to đùng mà không làm gì được!
Liên xử sự như thế âu cũng là hả hê cho cái sự tức bực của mình mà thôi. Cô đáng thương nhưng ôm nỗi hận trong lòng bao năm như thế, có lẽ bản thân cô cũng chẳng được vui vẻ, thoải mái chút nào.
(Theo PLXH)" alt=""/>Con dâu trả đũa mẹ chồng