Đảo Nêm của Công ty Hoàng Trường dưới danh nghĩa trồng rừng đã xây dựng hàng loạt công trình vi phạm
Nhiều năm nay, ngoài những đảo có dân cư sinh sống từ lâu đời như Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi… xuất hiện hàng loạt “đặc khu” mọc lên trên các đảo. Các đảo này đều nằm ở vị trí đắc địa có một không hai. Điều đặc biệt là các đảo này đều do tư nhân tự khai phá, đầu tư hàng loạt công trình hoành tráng để phục vụ nhu cầu ăn chơi, ngủ nghỉ của một số “đại gia”.
Theo chân một ngư dân, chúng tôi lênh đênh trên vịnh Bái Tử Long vào một ngày cuối tháng 7. Dòng nước xanh ngắt in bóng các đảo đá, tạc nên những hình kỳ thú trên mặt vịnh. Chỉ tay về phía một hòn đảo lớn, anh T. (ngư dân dẫn đường) nói: “Đảo của đại gia Dũng Ph… Trên đảo có nguyên 1 "đội quân" gần 20 người chuyên túc trực 24/24 để phục vụ cho những bữa tiệc thâu đêm của chúa đảo”.
“Gần đó là đảo của một đại gia tên Duy Đ… Đảo này xây hẳn một căn biệt thự 2 tầng, xung quanh quy hoạch bài bản từ vị trí trồng cây xanh đến từng chiếc ghế hóng mát. Diện tích đảo này tuy nhỏ nhưng được coi là một trong những đảo đẹp nhất vịnh. Căn biệt thự nằm giữa đảo giống như căn nhà có 4 mặt tiền đắc địa” - Anh T. trầm trồ.
Đảo Thẻ Vàng có diện tích “khủng” lên đến gần 180ha cùng hàng loạt công trình vi phạm của ông Tô Văn Chương
Lênh đênh thêm chừng 30 phút, anh T. điểm thêm một vài “đảo đại gia”. Đảo Nêm của Công ty Hoàng Trường với danh nghĩa trồng rừng, họ đã biến đảo này thành “đặc khu” phục vụ du lịch và nhu cầu ăn chơi cá nhân. Đảo Bánh Sữa của ông Đỗ Tờ cũng được hình thành dưới cái mác nuôi trồng thủy sản, thực chất ông này cho xây hẳn nhà nghỉ trên đảo để kinh doanh du lịch. Hoành tráng nhất là đảo Thẻ Vàng của ông Tô Văn Chương (hay còn gọi là đại gia Chương L., người nổi tiếng giàu có vùng than Cẩm Phả). Với diện tích “khủng” lên đến gần 180ha, đảo nằm dưới sự quản lý toàn bộ của ông Chương. Ngoài những công trình đồ sộ như 2 căn nhà bê tông hoành tráng, bến cập tàu hạng sang, 8 căn nhà cấp 4 cùng hàng loạt các công trình phụ trợ ông Chương còn xây hẳn 1 ngôi chùa lớn trên đảo.
“Các đại gia này đều hợp thức giấy tờ, thủ tục khi ra đảo. Người xin trồng rừng, người xin nuôi thủy sản, người xin trùng tu, tôn tạo di tích, thậm chí người không xin cũng tự ra chiếm đảo làm của riêng. Họ lập nên những đặc khu ăn chơi và nghiễm nhiên biến thành chúa đảo, lâu dần trở thành một trào lưu, cứ là đại gia thì phải có đảo” - Anh T. cho hay.
Vi phạm nhưng vẫn chây ỳ
Theo tìm hiểu của chúng tôi, từ năm 2012, UBND huyện Vân Đồn đã xác lập hồ sơ vi phạm đất đai tại đảo Soi Dâu đối với ông Phạm Thế Duy. Chính quyền xã Thắng Lợi và huyện Vân Đồn xác định, từ năm 2009, ông Duy san gạt đất rừng tại đảo xây nhà (rộng 150 m2), sân, kè (rộng 400 m2), đường nội bộ…trái phép. Tháng 7/2012, UBND huyện Vân Đồn ra quyết định cưỡng chế yêu cầu khắc phục hậu quả tại đảo Soi Dâu.
Tại khu vực đảo đền Vạ Giếng, UBND huyện Vân Đồn xác định từ năm 2012, ông Trần Quốc Dũng tự ý xây dựng hàng loạt công trình trái phép như cửa, bến cập tàu, đường bê tông cùng hàng trăm mét kè đá. Năm 2014, huyện tiến hành cưỡng chế nhà ở công nhân nhưng sau đó ông Dũng tiếp tục xây dựng một loạt nhà chòi hình bát giác. Đầu năm 2019, huyện ban hành quyết định cưỡng chế khắc phục hậu quả tại khu vực đền Vạ Giếng.
Đối với các công trình xây dựng trái phép, UBND tỉnh Quảng Ninh nhiều lần ra văn bản đốc thúc UBND huyện Vân Đồn triển khai cưỡng chế. Ngày 7/6/2019, UBND tỉnh Quảng Ninh tiếp tục ra văn bản yêu cầu huyện Vân Đồn khẩn trương xử lý các công trình trái phép trong tháng 6. Tuy nhiên, đến nay việc cưỡng chế vẫn chưa được thực hiện.
UBND huyện Vân Đồn lý giải, việc chậm trễ: Công trình của ông Trần Quốc Dũng, trong quá trình huyện triển khai kế hoạch cưỡng chế thì nhận được đơn của luật sư (đại diện cho ông Dũng) cho rằng việc cưỡng chế không đúng quy định. Sau khi rà soát toàn bộ hồ sơ xử lý vi phạm của UBND xã Thắng Lợi, xin ý kiến của Sở Xây dựng, Sở TN&MT, UBND huyện xét thấy cần phải xác minh, củng cố thêm hồ sơ.
Cương quyết xử vi phạm
Nói về sự việc trên, ông Vũ Văn Hợp, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ninh, cho biết, quan điểm của tỉnh Quảng Ninh là cương quyết cưỡng chế, khôi phục nguyên trạng để phục vụ cho phát triển du lịch chung.
Hồi giữa tháng 5, lãnh đạo UBND huyện Vân Đồn đã có cuộc họp với ông Trần Quốc Dũng về kế hoạch cưỡng chế công trình của ông Dũng. Tại cuộc họp, phía ông Dũng đề nghị UBND huyện Vân Đồn xem xét để ông Dũng hoàn thiện các thủ tục tiếp theo, cho giữ nguyên hiện trạng công trình. Sau khi được cấp phép, công trình nào xây không phép, gia đình ông sẽ tự tháo dỡ, công trình nào phù hợp đề nghị giữ lại phục vụ lợi ích tâm linh.
Sau khi trao đổi, những người tham gia buổi họp thống nhất: Các công trình xây dựng tại khu vực đền Vạ Giếng do ông Dũng thực hiện đã vi phạm các quy định về hoạt động xây dựng, đất đai. Yêu cầu ông Dũng phá dỡ toàn bộ công trình đã bị lập biên bản vi phạm hành chính.
Tại cuộc họp, ông Dũng đã đồng ý phá dỡ toàn bộ công trình vi phạm nói trên (trừ nhà sàn gỗ hai tầng diện tích 80 m2) trước ngày 23/5/2019.
Tuy nhiên, ông Châu Thành Hưng, Phó Chủ tịch UBND huyện Vân Đồn, cho biết, dù trong cuộc họp trên ông Dũng đã đồng ý tự tháo dỡ nhưng sau đó không thực hiện.
Theo ông Hưng, huyện phải tạm lùi việc cưỡng chế để hoàn thiện thêm hồ sơ, vì trước đây trong biên bản ghi sai địa chỉ của ông Dũng. Huyện đang kiểm tra, hoàn thiện lại hồ sơ để làm căn cứ thực hiện cưỡng chế.
Theo báo cáo của UBND huyện Vân Đồn, năm 2014 huyện đã xử lý kỷ luật khiển trách tập thể Đảng ủy xã Thắng Lợi, khiển trách bí thư, cảnh cáo và điều chuyển công tác chủ tịch xã vì buông lỏng quản lý đất đai, xây dựng tại các đảo trên vịnh Bái Tử Long.
Theo tienphong
Hàng loạt đảo trên vịnh Bái Tử Long bị biến thành biệt thự, 'đặc khu'
UBND huyện Vân Đồn, Quảng Ninh vừa thành lập tổ công tác kiểm tra, xử lý hàng loạt công trình xây dựng trái phép trên vịnh Bái Tử Long.
" alt=""/>'Biệt khu, biệt phủ' trái phép trên vịnh Bái Tử Long: Những miếng bánh được chia
Ông Bùi Quang Huy, Bí thư thường trực BCH Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham dự lễ khai mạc cuộc thi ACAWC 2021 diễn ra sáng 12/9.
Đánh giá về cuộc thi, ông Bùi Quang Huy, Bí thư thường trực Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhận định: Những năm gần đây, lĩnh vực thiết kế đồ họa ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm, tìm hiểu và thực hành của các bạn trẻ. Thiết kế đồ họa cũng được đánh giá là một trong những ngành nghề triển vọng với nhiều cơ hội nghề nghiệp rộng mở.
“Vì thế, cuộc thi ACAWC góp phần nâng cao nhận thức và tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên Việt Nam tiếp cận với các kỹ năng thiết kế đồ họa theo chuẩn quốc tế; thúc đẩy giao lưu, hội nhập quốc tế cho thanh thiếu niên Việt Nam”, ông Huy cho hay.
Ông Đỗ Năng Khánh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐTB-XH cho rằng, bằng việc triển khai tổ chức các cuộc thi mang tính thực hành và cọ xát cao như ACAWC, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp khuyến khích các bạn trẻ Việt Nam yêu thích bộ môn thiết kế đồ họa không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện, nâng cao kiến thức, kỹ năng để chinh phục cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.
“Dù diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh và lần đầu tổ chức theo hình thức trực tuyến nhưng cuộc thi ACAWC 2021 vẫn thu hút thí sinh tham dự đến từ mọi miền của đất nước, với cả thí sinh ở vùng sâu, vùng xa. Ban tổ chức hy vọng ngày càng nhiều các bạn trẻ trên khắp cả nước có cơ hội được thể hiện tài năng và đam mê sáng tạo thiết kế đồ họa chuyên nghiệp tại sân chơi này”, Chủ tịch IIG Việt Nam Đoàn Hồng Nam chia sẻ.
Vân Anh
Lộ diện 3 học sinh, sinh viên Việt giành suất sang Mỹ thi thiết kế đồ họa
Ba giải Nhất quốc gia cuộc thi Vô địch thiết kế đồ họa thế giới 2020 vừa được trao cho sinh viên, học sinh của ĐH Văn Lang, CĐ Nghề công nghiệp Hà Nội, THCS&THPT Nguyễn Tất Thành. Những thí sinh này sẽ dự chung kết thế giới tại Mỹ.
" alt=""/>Học sinh, sinh viên Việt Nam lần đầu tham gia online thi thiết kế đồ họa thế giới