Các dấu hiệu lão hóa của da nói lên chuẩn xác nhất tuổi tác của mỗi người. Ngôi nhà cũng vậy. Màu sắc của mỗi căn phòng, từng bức tường tùy độ đậm nhạt, tươi sáng mà người ta có thể đánh giá được tuổi của căn nhà. Với các tính năng vượt trội, Sơn Galaxy thách thức thời gian bảo vệ hoàn hảo cho căn nhà của bạn. Ngay cả với bảng màu 1.026 màu khác nhau, dù thời gian hay sự khó khăn của thời tiết cũng không thể làm mờ lớp sơn ban đầu.
Sắc màu tươi mới cùng năm tháng
Đối với mỗi người Việt, việc sở hữu một căn nhà, xây mới nó hay sang sửa lại đều gắn liền với sự kiện đặc biệt. Có người sơn lại nhà nhân dịp thăng chức, bắt đầu cuộc sống hôn nhân, đón đứa con đầu lòng. Đôi khi chỉ đơn giản là vừa hoàn thành luận văn thạc sĩ và muốn đổi màu áo mới cho căn phòng nhỏ. Những khoảnh khắc đó, lâu ngày sẽ chỉ còn là kỉ niệm, là những niềm vui cũ kĩ. Kỉ niệm có thể bị thời gian đẩy lùi ra xa mãi, cũ kĩ như ngày hôm qua, nhưng các ngôi nhà vẫn sở hữu sắc màu đi cùng năm tháng, vẹn nguyên như ngày đầu mới xây.
![]() |
Các dòng sơn cao cấp của Sơn Galaxy chứa các hợp chất lọc tia UV, giúp cho bề mặt sơn chống lại mọi tác nhân gây hại của ánh nắng mặt trời. |
Các dòng sơn cao cấp của Sơn Galaxy chứa các hợp chất lọc tia UV, giúp cho bề mặt sơn chống lại mọi tác nhân gây hại của ánh nắng mặt trời. Như lớp kem giúp chống nắng hoàn hảo, Sơn Galaxy sẽ giữ được sắc màu tươi sáng rực rỡ, bề mặt láng mịn bóng ngọc trai. Đó là lí do tại sao 1.026 sắc màu Galaxy đều không hề có những vết rạn nứt. Màng sơn co giãn hơn giúp che phủ các vết nứt nhỏ nhất, luôn giữ cho ngôi nhà bền đẹp.
Bức tường không còn “dấu hiệu lão hóa”
Cũng giống như cấu trúc tế bào của da con người, nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng bởi những loại mỹ phẩm phù hợp, chất lượng thì khi tiếp xúc với ánh sáng mạnh, vi khuẩn, các lớp sơn phủ bắt đầu bị tróc do quá khô, thậm chí đọng nước, xảy ra hiện tượng kiềm hóa. Các màng sơn cũng như da bắt đầu bị biến dạng, trầy da tróc vảy, mất đi thẩm mĩ.
![]() |
Sơn Galaxy không chứa chất độc hại, VOC rất thấp giúp lớp sơn tường không có mùi khó chịu, thân thiện với người dùng và môi trường. |
Công nghệ tạo màu tiên tiến cho ra màng sơn chất lượng, độ phủ cao, độ bám dính cao và sắc màu bền bỉ khó phai. Đồng thời, công nghệ nano giúp chia nhỏ phân tử bạc ở kích thước nhỏ nhất, làm tăng diện tích bề mặt của bạc và nhờ đó khả năng kháng khuẩn được tăng lên gấp nhiều lần, lập tức tiêu diệt được vi khuẩn và không gây kích ứng cho người dùng. Chính vì vậy, sản phẩm bảo vệ sức khỏe cho người dùng, đặc biệt rất thích hợp cho việc sơn phòng cho trẻ em, bảo vệ con yêu của bạn tránh những vi khuẩn có hại.
![]() |
Như lớp kem giúp chống nắng hoàn hảo, Sơn Galaxy sẽ giữ được sắc màu rực rỡ, bề mặt bóng mịn tươi trẻ. |
Sơn Galaxy như một mỹ phẩm cao cấp
Sơn Galaxy ra đời các dòng sơn không chứa chất độc hại như APEO, kim loại nặng, phoocmon, chất hữu cơ bay hơi VOC rất thấp. Chính ưu điểm vượt trội này đã khiến cho lớp sơn tường của Sơn Galaxy không có mùi khó chịu, thân thiện với người dùng và môi trường.
Theo dõi và cập nhật thông tin tại website: www.galaxy-paint.vn/lucky-painterhoặc fanpage: www.facebook.com/SonGalaxy
Doãn Phong
" alt=""/>Bí quyết sơn tường hoàn hảo với Sơn GalaxyĐại biểu Trần Thị Thu Hằng, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông cho rằng, việc xây dựng kết nối chia sẻ khai thác các cơ sở dữ liệu quốc gia, nhất là Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương hiện chưa có sự đồng bộ, thống nhất cao. Nhiều bộ, ngành, địa phương chưa có phương án khai thác, sử dụng hiệu quả. Do đó, chưa thật sự mang lại thuận lợi cho người dân khi tiến hành các giao dịch có liên quan, thậm chí có những việc gây phiền hà cho người dân. Ví dụ như câu chuyện sổ hộ khẩu mà chúng ta đã đề cập.
“Nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp của Bộ TT&TT và các bộ, ngành có liên quan để khắc phục những tồn tại này trong thời gian tới nhằm góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng Chính phủ số, chính quyền số hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số quốc gia?” - đại biểu Trần Thị Thu Hằng nêu câu hỏi.
Giải đáp vấn đề này, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, mới có 8 cơ sở dữ liệu kết nối, trong đó có 5 cơ sở dữ liệu quốc gia và 3 cơ sở dữ liệu chuyên ngành nhưng mang tính toàn quốc. Những cơ sở dữ liệu này một khi đã kết nối qua đường trục về kết nối, chia sẻ kết nối dữ liệu mà Bộ TT&TT vận hành (nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia - PV) thì sẽ hiệu quả.
Mỗi ngày hiện có khoảng 2 triệu giao dịch kết nối, chia sẻ dữ liệu từ Trung ương đến địa phương, các bộ, ngành với nhau, tăng khoảng 4 lần so với năm 2021. Trong đó, có đóng góp rất đáng kể của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư do Bộ Công an quản lý.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nêu rõ 2 vấn đề phải tập trung giải quyết để thúc đẩy kết nối, chia sẻ dữ liệu. Trước hết, đó là việc có nhiều cơ sở dữ liệu khác của các bộ, ngành và địa phương đã xây dựng nhưng chưa kết nối và chia sẻ. Và một số hệ thống CNTT muốn kết nối để lấy dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu quốc gia và chuyên ngành nhưng chưa đảm bảo điều kiện.
Bộ TT&TT đang tập trung xử lý 2 vấn đề trên. Việt Nam có khoảng 3.000 hệ thống CNTT của cơ quan nhà nước, vấn đề là phải đảm bảo an toàn an ninh mạng để có thể kết nối, chia sẻ dữ liệu. Mặt khác, các bộ, ngành chính thức công bố cơ sở dữ liệu của mình đã hoàn thành để Chính phủ cũng như Bộ TT&TT thúc đẩy quá trình kết nối và chia sẻ.
Thông tin lại với đại biểu Nguyễn Hữu Thông, đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận về lý do một số cơ quan có tình trạng cát cứ thông tin, dữ liệu, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, về mặt luật pháp, không có dữ liệu của bộ, ngành, địa phương, Chính phủ sẽ quyết định việc xây dựng, phát triển các cơ sở dữ liệu.
Tuy nhiên, một số bộ, ngành, địa phương chưa yên tâm về cơ sở dữ liệu do mình xây dựng có chính xác không nên đắn đo việc có đưa ra cho mọi người sử dụng hay chưa. Lý do thứ hai, cơ sở dữ liệu của mình, nếu cho nhiều cơ quan, đơn vị kết nối, khai thác, giả sử những hệ thống kết nối vào không đảm bảo an toàn thì hệ thống của mình có bị ảnh hưởng không.
"8 cơ sở dữ liệu đã kết nối, chia sẻ, có thể nói là không có chuyện cát cứ, được khai thác hiệu quả. Đây là 8 trường hợp đầu tiên giúp chúng ta có những kinh nghiệm ban đầu để mở rộng", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định.
Cho biết năm 2023 sẽ là năm dữ liệu số quốc gia, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng thông tin thêm: một giải pháp quan trọng sẽ được Bộ TT&TT tập trung trong năm tới là yêu cầu các bộ, ngành, địa phương công khai về các cơ sở dữ liệu của bộ, tỉnh mình, về thời hạn hoàn thành các cơ sở dữ liệu, khi hoàn thành sẽ chia sẻ những thông tin, dữ liệu gì?
Vân Anh
" alt=""/>Giao dịch kết nối, chia sẻ dữ liệu đã tăng gấp 4 lần năm 2021Bệnh X là gì?
Năm 2022, WHO đã tập hợp 300 nhà khoa học để xem xét 25 họ virus và vi khuẩn nhằm lập ra danh sách các mầm bệnh mà họ tin rằng có khả năng tàn phá và cần được nghiên cứu thêm. Nằm trong danh sách đó là bệnh X được tổ chức này công nhận lần đầu tiên vào năm 2018.
WHO đánh giá sự quan tâm tới virus gây bệnh X "thể hiện sự hiểu biết rằng một đại dịch quốc tế nghiêm trọng có thể do một mầm bệnh (không xác định) gây ra". Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết Covid-19 có thể là “bệnh X” đầu tiên. Các nhà khoa học đang tích cực học hỏi từ kinh nghiệm đó.
Theo Tiến sĩ Adalja, bệnh X có thể do một loại virus đường hô hấp đã lây lan ở các loài động vật và chưa có khả năng truyền sang người. “Con vật nhiễm bệnh có thể là loài dơi như Covid-19, các loài chim như cúm gia cầm hoặc một số loại động vật khác, chẳng hạn như lợn”, vị tiến sĩ nói. Khi con người và động vật tiếp xúc, các loài virus có thể lan truyền.
Tính toán của các chuyên gia
Theo WHO, nếu chúng ta không chuẩn bị, rất có thể một căn bệnh ở quy mô đó sẽ gây ra thiệt hại thậm chí còn lớn hơn những gì chúng ta đã trải qua với Covid-19, căn bệnh đã cướp đi sinh mạng hơn 7 triệu người.
Tiến sĩ Adalja cũng đề cập đến đại dịch cúm năm 1918 đã giết chết khoảng 50 triệu người trên toàn cầu. “Nếu chúng ta ứng phó quá kém với một thứ như Covid-19, bạn có thể tưởng tượng mọi chuyện sẽ tệ đến mức nào với một sự kiện cấp độ như đại dịch cúm năm 1918”.
Đó là lý do các chuyên gia khắp nơi trên thế giới đang nghiên cứu một kế hoạch mạnh mẽ và hiệu quả để chuẩn bị cho tình huống xấu nhất. Ông Ghebreyesus nhận định hệ thống cảnh báo sớm và kế hoạch về cơ sở hạ tầng y tế có thể giúp ích trong một kịch bản tương lai.
Tiến sĩ Adalja cho biết một bài học quan trọng khác từ đại dịch Covid-19 là tầm quan trọng của tính minh bạch.
Ông Ghebreyesus chia sẻ WHO hợp tác với các tổ chức toàn cầu khác đã đưa ra các sáng kiến để chuẩn bị cho đại dịch tiếp theo. Những nỗ lực này bao gồm quỹ đại dịch để giúp các quốc gia có nguồn lực, trung tâm chuyển giao công nghệ vắc xin mRNA để đảm bảo công bằng về vắc xin cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung tâm thông tin về dịch bệnh nhằm cải thiện hoạt động giám sát hợp tác giữa các quốc gia.