Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu từ Tổng cục Hải quan cho biết xuất khẩu hạt tiêu - mặt hàng gia vị được ví như "vàng đen" của Việt Nam trong tháng 7 đạt 21.800 tấn, trị giá 129,9 triệu USD, tăng 42,9% về lượng và tăng 128,3% về trị giá so với cùng kỳ 2023.
Tính chung 7 tháng qua, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đạt 163.300 tấn, trị giá 760,26 triệu USD, giảm 2,7% về lượng, nhưng tăng 40,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Giá xuất khẩu bình quân đạt mức 4.656 USD/tấn, tăng 44,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Cụ thể, trong 7 tháng, xuất khẩu sang Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) đạt 10.922 tấn, trị giá hơn 55 triệu USD, tương đương tăng 40,2% và 113,9% về lượng và trị giá; xuất khẩu sang Đức đạt 11.028 tấn, trị giá 57 triệu USD, tăng 99,6% và 152,4%...
Riêng thị trường Mỹ, trong 6 tháng, Việt Nam xuất khẩu 34.910 tấn, trị giá gần 161,47 triệu USD, tăng 31,1% về lượng và tăng 37,1% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ vẫn giảm từ 79,1% xuống 76,46%.
Tháng 7, giá bình quân xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đạt mức 5.958 USD/tấn, tăng mạnh 59,7% so với tháng 7/2023 (Ảnh: Cục Xuất nhập khẩu).
Trong 19 ngày đầu tháng 8, giá hạt tiêu đen tại thị trường nội địa biến động theo xu hướng giảm. Theo Hiệp hội Hạt tiêu Việt Nam, sức mua từ các thị trường châu Âu, Mỹ giảm, trong khi thị trường Trung Quốc vẫn chưa thu mua mạnh trở lại.
Ngày 19/8, giá hạt tiêu đen tại thị trường nội địa giảm 10.000-12.000 đồng/kg (tùy từng khu vực khảo sát) so với cuối tháng 7, xuống còn 138.000-140.000 đồng/kg. Giá hạt tiêu trắng ở mức 185.000 đồng/kg, giảm 14.000 đồng/kg so với cuối tháng 7, nhưng vẫn cao hơn 102.000 đồng/kg cùng kỳ năm ngoái.
Cục Xuất nhập khẩu cho biết giá hạt tiêu thế giới được dự báo sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian tới. Brazil hiện là quốc gia sản xuất và xuất khẩu tiêu đen lớn thứ hai thế giới sau Việt Nam, chiếm 17-18% tổng nguồn cung toàn cầu.
Do đó, tình trạng mất mùa liên tục tại Brazil sẽ gây ra tác động trên thị trường, dự kiến sẽ đẩy giá tiêu toàn cầu tăng lên những tháng cuối năm khi nguồn cung tiêu từ các nước sản xuất lớn khác như Việt Nam, Malaysia, Indonesia... cũng đều giảm.
" alt=""/>Nhiều nước tăng mua "vàng đen" của Việt NamNgày 29/10, lãnh đạo Công ty cổ phần Đường sắt Bình Trị Thiên cho biết, sau khi nhận được thông tin đoạn đường sắt qua xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) bị dịch chuyển, hư hỏng, đơn vị đã huy động 150 cán bộ nhân viên và máy móc đến hiện trường, triển khai phương án sửa chữa, khắc phục.
Theo đó, đoạn phía nam Ga Sa Lung đến phía bắc cầu đường sắt Sa Lung với chiều dài khoảng hơn 300m bị xói trôi đá, lở nền đường. Đoạn phía nam cầu Sa Lung, sạt lở dài khoảng 250m, đường ray bị nước lũ xô đẩy, dịch chuyển nghiêm trọng về phía hạ lưu.
Lực lượng chức năng huy động người và phương tiện sửa chữa đoạn đường sắt hư hỏng (Ảnh: Đức Tài).
"Các công nhân đang gấp rút sửa chữa, khắc phục những vị trí hư hỏng. Việc khắc phục chia làm 2 giai đoạn, khi hoàn thành giai đoạn 1 sẽ thông tàu, còn giai đoạn 2 khắc phục nâng cấp độ dần. Dự kiến vào chiều tối hôm nay (29/10) sẽ thông tàu", lãnh đạo Công ty cổ phần Đường sắt Bình Trị Thiên thông tin.
Trước đó như Dân tríđã đưa tin, ngày 27/10, mưa lớn do ảnh hưởng của bão Trà Mi khiến nước lũ dâng cao, chảy tràn qua tuyến đường sắt Bắc - Nam, km857+680-km589 thuộc địa phận tỉnh Quảng Trị.
Nước lũ xói mạnh khiến hàng trăm mét đường ray và tà vẹt bị đẩy lệch khỏi nền đường tại khu vực cầu Sa Lung.
Để đảm bảo an toàn chạy tàu, các đơn vị ngành đường sắt đã phong tỏa khu gian Sa Lung - Tiên An; tổ chức chuyển tải hành khách từ Ga Đông Hà (Quảng Trị) ra Ga Đồng Hới (Quảng Bình) và ngược lại.
Mưa lũ cũng gây thiệt hại lớn về hệ thống thiết bị thông tin tín hiệu đường sắt tại Thượng Lâm - Mỹ Trạch - Sa Lung (Quảng Trị), Đồng Hới - Lệ Kỳ (Quảng Bình).
" alt=""/>Sắp thông tàu sau sự cố đường ray bị dịch chuyển trong bão Trà MiTính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết trong quý III, Việt Nam nhập khẩu 221.160 tấn thịt và sản phẩm từ thịt, trị giá 473,31 triệu USD, tăng 4,2% về lượng nhưng giảm 0,8% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Ấn Độ, Mỹ, Nga, Ba Lan, Australia, Hàn Quốc và Brazil là 7 thị trường cung cấp thịt và sản phẩm từ thịt lớn nhất cho Việt Nam. Trong đó, lượng nhập khẩu từ Ấn Độ, Australia, Hàn Quốc, Mỹ tăng (tăng mạnh nhất là nhập khẩu từ thị trường Australia với mức tăng 38,3% so với quý II), còn các thị trường khác giảm. So với quý III/2023, lượng nhập khẩu từ Mỹ và Ba Lan tăng mạnh, còn các thị trường khác giảm.
Riêng thịt lợn, trong quý vừa qua, Việt Nam nhập khẩu 32.010 tấn thịt, trị giá 72,51 triệu USD, tăng 17% về lượng và tăng 18% về trị giá so với quý II. Như vậy, giá nhập khẩu thịt lợn trung bình về Việt Nam ở mức 2.265 USD/tấn (khoảng hơn 57.000 đồng/kg), mức này rẻ hơn giá lợn hơi xuất chuồng nội địa hiện nay (60.000-64.000 đồng/kg).
"Nhập khẩu thịt lợn có xu hướng tăng từ tháng 5 đến nay. Brazil, Nga, Canada, Đức và Hà Lan là những thị trường cung cấp thịt lợn lớn cho Việt Nam trong quý III", Cục Xuất nhập khẩu cho biết.
Trong đó, Brazil vẫn là thị trường lớn nhất cung cấp thịt lợn cho Việt Nam với 11.800 tấn, trị giá 28,04 triệu USD, giảm 43% về lượng và giảm 45,6% về trị giá so với quý III/2023.
Ở chiều ngược lại, trong quý III, Việt Nam xuất khẩu được 5.300 tấn thịt và sản phẩm thịt, trị giá 24,85 triệu USD, giảm 8,4% về lượng và giảm 12,4% về trị giá so với cùng kỳ 2023.
Thịt và sản phẩm thịt của Việt Nam được xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Hong Kong (Trung Quốc) đạt 2.460 tấn, trị giá 15,54 triệu USD, chiếm 46,57% về lượng và 62,52% về trị giá. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là thịt lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh (chủ yếu là thịt lợn sữa, thịt lợn nguyên con đông lạnh).
Thịt khác và phụ phẩm, chủ yếu là thịt ếch đông lạnh được xuất khẩu sang các thị trường như Bỉ, Mỹ, Pháp, Canada…. Ngoài ra, chân gà đông lạnh được xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Hong Kong (Trung Quốc), Trung Quốc, Lào…
Về thị trường trong nước, trong tháng 10, giá lợn hơi ở các tỉnh, thành phố dao động trong khoảng 61.000-69.000 đồng/kg. Hiện sản lượng lợn sản xuất trong nông hộ nhỏ lẻ giảm còn 35-40%, sản lượng lợn trong hộ chuyên nghiệp và trang trại đã chiếm tới 60-65%. "Để đảm bảo cân đối nguồn cung cầu, nhất là dịp Tết Nguyên đán, nguồn cung thịt lợn sẽ phải tăng thêm 10-15%", Cục Xuất nhập khẩu đánh giá.
" alt=""/>Hơn 32.000 tấn thịt lợn ngoại đổ về Việt Nam, giá chỉ hơn 57.000 đồng/kg