
Cảnh tượng ấy đang lan truyền trên mạng mấy hôm nay, xem một lần cũng đủ ám ảnh đến nhiều đêm. Chữ Tình, chưa bao giờ lại xót xa bẽ bàng như vậy.
Bạn tôi từng có lần nói với tôi, giọng đầy hoang mang: “Hình như lão nhà tao có bồ mày ạ. Lão ấy cứ có gì đó không bình thường”. Lúc đó tôi hỏi: “Nếu ông ấy ngoại tình thật thì mày làm thế nào, chắc lại ghen tuông lồng lộn lên ấy nhỉ”.
Cô ấy cười, nụ cười khinh miệt: Tao cũng chẳng biết sẽ xử lý thế nào, nhưng đánh ghen thì không bao giờ. Tầm những kẻ thứ ba kia còn lâu mới đến lượt được tao động tới. Còn lão, ở được thì ở, không ở được thì giải tán thôi”.
Nghiệt ngã thay cho linh cảm đàn bà, chồng cô ấy ngoại tình là có thật. Cô ấy chẳng tỏ ra ghen tuông, cũng chẳng khóc lóc ầm ĩ, chỉ bình thản ngồi đối diện chồng hỏi đúng hai câu: “Lý do gì khiến anh ngoại tình?” và “Bây giờ anh muốn như thế nào?”. Chỉ thế thôi mà cũng đủ khiến chồng cô ấy xanh mặt, toát mồ hôi hột hối lỗi, van xin, thề thốt.
“Mày không biết đâu, lúc biết nghi ngờ của mình là sự thật, tao đau đến không thở nổi. Lúc đầu tao cũng nghĩ “có nên bắt tận tay, day tận trán không nhỉ?”. Nhưng rồi tao lại nghĩ: “Nhìn thấy hay không nhìn thấy thì sự thật vẫn là như thế. Vậy thì hà cớ gì phải khiến cho bản thân mình phải chịu đựng đau đớn nhiều hơn. Cho đến bây giờ, chuyện chồng tao ngoại tình, ngoài vợ chồng tao, chỉ có mình mày biết. Anh ấy quay đầu, luôn biết ơn tao vì đã giữ thể diện cho anh ấy”.
Trở lại câu chuyện vợ đi đánh ghen lại bị chồng đánh ở trên, nói thật, không có ai xem mà lại không thấy tột cùng căm phẫn. Nhưng càng thương người vợ bao nhiêu thì lại càng bực bội bấy nhiêu, bởi: Một người chồng tệ bạc và tàn nhẫn ở mức độ cao như thế rồi thì có cần phải đánh ghen? Có cần phải dằn mặt tình địch? Có cần giữ chồng nữa hay không?
Nhiều người có tư tưởng: “lành làm gáo, vỡ làm muôi”, dẫu có ly hôn thì cũng cho đôi gian phu dâm phụ kia một phen bẽ bàng mới hả lòng hả dạ. Chỉ là, làm như vậy rồi mình có bớt tủi hờn đớn đau không? Hay làm như vậy rồi càng nhìn rõ vết thương lòng mình hơn, càng thấy bản thân thật sự thê thảm?
Cũng là một vấn đề nhưng mỗi người sẽ có cách xử lý khác nhau. Có người thì cho người theo dõi để bắt quả tang; có người tìm tình địch của mình “hỏi chuyện”; có người thì khóc lóc chửi bới bạn đời; có người âm thầm chuẩn bị mọi thứ cho một cuộc chia tay. Cũng có người như cô bạn tôi, chỉ hỏi chồng “Bây giờ anh muốn như thế nào?”.
Đa phần phụ nữ đi đánh ghen đều nhằm tình địch của mình mà đánh bởi cho rằng họ can tội “cướp chồng bà” mà không nghĩ rằng chồng mình cũng có đầu óc, cũng biết suy nghĩ, cũng có chân đi. Một khi anh ta không muốn rời khỏi tổ ấm của mình thì những người đàn bà khác lấy sức mạnh ở đâu ra mà kéo họ rời ngôi nhà của mình được.
Khi một người đàn ông ngoại tình thì họ chính là gốc, người tình là ngọn. Có những người vợ dành cả tuổi thanh xuân của mình để đi đánh ghen mà không hay rằng mình cắt ngọn này sẽ mọc ra ngọn khác. Vấn đề cốt lõi chính là ở phần gốc, ở chính chồng mình chứ không hoàn toàn ở người thứ ba kia.
“Đàn bà đánh phấn, không đánh ghen” - Khi mình không được người khác yêu, việc mình cần làm nhất chính là yêu bản thân mình nhiều hơn nữa. Chồng - vợ suy cho cùng cũng chỉ là những người bạn đồng hành thân thiết, một khi người kia muốn rẽ, mình có níu kéo cũng chỉ tổn sức hao tâm. Vả lại người ở bên mình mà không toàn tâm toàn ý yêu thương, há chẳng bằng cứ đường ai nấy bước.
Dĩ nhiên, nói bao giờ cũng dễ hơn làm, lý thuyết thì dễ nghe nhưng hành động thì vô cùng gian khó. Vả lại, có những chuyện phải ở trong cuộc mới biết điều khiển cảm xúc và hành vi khó đến cỡ nào.
Nhưng nói gì thì nói, trong chuyện tình cảm, chỉ nên giữ người muốn ở lại, không nên giữ người muốn rời đi. Càng không nên tìm mọi cách để được “tai nghe mắt thấy” sự thật phũ phàng hòng muốn đối phương hết đường chối cãi. Một người đàn ông thật lòng yêu vợ thương con thì sẽ không ngoại tình. Một người đàn ông vì phút yếu lòng “trật đường ray” sẽ biết quay đầu hối lỗi. Còn một người chồng sẵn sàng “thượng cẳng tay, hạ cẳng chân” với vợ chỉ để bảo vệ người tình thì còn đáng để tiếc hay sao?
Chỉ có thể nói hai từ thôi: Không đáng!
Sau nhiều năm chung sống, tôi bất ngờ phát hiện chồng lừa dối. Tôi muốn kéo anh ấy về với gia đình nhưng có vẻ như anh ấy đang rất yêu người phụ nữ kia.
" alt=""/>'Đàn bà ơi, đừng tự làm đau mình thêm nữa'Trong tập 2 của chương trình Tâm sự cùng Thúy Vân, khách mời Ngọc Huyền chia sẻ với khán giả câu chuyện nghề nghiệp của bản thân.
Ngọc Huyền vốn là cô gái đam mê nghệ thuật từ bé, và cô đã trở thành một biên đạo múa thành công. Cô theo đuổi nghề múa trong 20 năm và cho rằng đó là khoảng thời gian hạnh phúc, tuyệt vời của cô. Huyền từng tham gia nhiều chương trình, có nhiều mối quan hệ và kiếm được thu nhập tốt từ công việc này. Tuy nhiên, Ngọc Huyền cho rằng mình phải tìm công việc ổn định hơn và cô băn khoăn liệu có việc gì mà mình yêu thích hơn không.
“Mình nhớ lại câu chuyện ngày xưa của mình. Mỗi lần nhân vật nào đó trong phim thoại một câu nào đó hoặc họ diễn thế nào thì mình sẽ nói và diễn theo. Mình thấy mình có tố chất nho nhỏ trong việc lồng tiếng. Và mình quyết định thực hiện công việc mơ ước đó của mình, diễn viên lồng tiếng”, nữ khách mời chia sẻ.
![]() |
Thúy Vân (trái) và khách mời Ngọc Huyền (phải) cùng tâm sự về vấn đề chuyển nghề. |
Ngọc Huyền hiểu rõ con đường sự nghiệp của một diễn viên lồng tiếng không hề dễ dàng bởi lẽ đây không phải nghề được mọi người biết đến nhiều. Nhưng vị khách mời vẫn quyết tâm theo đuổi đam mê, cô theo học khóa lồng tiếng trong 3 tháng để thực hiện ước mơ của mình.
“Chúng ta mỗi ngày đều nói nhưng ta nói theo bản năng. Nhưng nghề lồng tiếng đòi hỏi mình phát âm phải chuẩn và phải truyền tải đến khán giả những cảm xúc tuyệt vời nhất. Điều này rất khó, vì nhân vật nói quá nhanh, họ biểu cảm và diễn xuất khóc cười liên tục. Người lồng tiếng phải xem họ diễn thế nào rồi thể hiện lại”- Ngọc Huyền chia sẻ những khó khăn trong nghề lồng tiếng.
Trong thời gian đầu, Huyền chỉ nhận được những vai phụ với rất ít lời thoại chẳng hạn như “chào cô” hay “cảm ơn cô”. May mắn đến với khách mời khi cô được mời đến buổi casting cho bộ phim chiếu rạp. Ngọc Huyền rất hạnh phúc đồng thời cũng lo sợ không đậu casting vì giám khảo là cô giáo của cô. Vì vai diễn rất hợp với chất giọng của Huyền nên kết quả hoàn toàn như cô mong đợi, Huyền được nhận làm lồng tiếng cho nhân vật trong phim.
![]() |
Ngọc Huyền từng là một biên đạo múa thành công nhưng vì đam mê nên trở thành diễn viên lồng tiếng. |
Nghe tâm sự của khách mời, Thúy Vân cho rằng chính cái duyên đã đưa Ngọc Huyền đến với công việc mới này. Đồng thời, Á hậu hỏi thêm đâu là khó khăn nhất đối với Ngọc Huyền khi lựa chọn lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ này.
“Thời điểm khó khăn nhất không phải lúc mới bắt đầu mà là lúc đối diện với công việc thật sự. Khi mới vào nghề mình thấy công việc mới thú vị vì mọi thứ còn mới mẻ. Nhưng khi đã bước chân vào nghề, mình thấy thực lực của mình như con số không. Đúng là duyên với nghề đã đến, nhưng bắt đầu và theo đuổi cái duyên là vấn đề khác”, vị khách mời chia sẻ với chương trình.
![]() |
Á hậu Thúy Vân hy vọng mỗi người sẽ tìm được một công việc mà mình thật sự đam mê. |
Thúy Vân cho rằng câu chuyện của Ngọc Huyền sẽ truyền cảm hứng cũng như tiếp thêm động lực cho các bạn trẻ. “Chúng ta cứ tiếp tục học tập, trau dồi kĩ năng nếu công việc hiện tại không phù hợp thì mình cũng có kĩ năng để phục vụ những ngành nghề khác. Miễn sao mình cứ cố gắng theo đuổi đam mê của mình”, Á hậu gửi gắm đến các khán giả của chương trình.
Thúy Vân tin rằng ngoài kia có rất nhiều người có cuộc sống tốt. công việc ổn định nhưng sâu bên trong họ biết họ phù hợp với công việc khác. Thúy Vân hy vọng các khán giả sẽ có động lực để thực hiện những điều mình còn băn khoăn.
“Hãy đánh thức sức mạnh vô hình trong bạn và theo đuổi ước mơ của bạn. Mỗi chúng ta chỉ có một cuộc đời để sống vì thế hãy sống làm sao để mỗi ngày là một ngày mới, một ngày ta được vui và hạnh phúc”, Á hậu Thúy Vân gửi gắm thông điệp đến các bạn trẻ.
Chuyến đi này được hoàn thành bởi một nữ nhà báo Mỹ. Cuộc hành trình của cô đã gây sự chú ý khắp xứ cờ hoa vào năm 1889.
" alt=""/>Tâm sự cùng Thúy Vân tập 2: Thúy Vân bàn chuyện đổi nghề ở tuổi 30Trung thu tại Việt Nam được xem như ngày Tết của thiếu niên, nhi đồng. Ảnh minh họa.
Tại Việt Nam, tết Trung thu hay còn gọi là ngày Tết thiếu nhi, được tổ chức vào ngày Rằm tháng Tám (âm lịch) hằng năm. Thế nhưng, không phải ai cũng biết về nguồn gốc và ý nghĩa từ xa xưa của ngày lễ.
Giải thích vấn đề này, ông Nguyễn Hùng Vĩ - nhà nghiên cứu văn học dân gian, nguyên giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho hay, con người từ xa xưa bằng kinh nghiệm và quan sát tự nhiên thấy trong vòng xấp xỉ 30 ngày đêm thì có 1 ngày trăng tròn. Đồng thời, người ta thấy trong 1 năm có 12 lần trăng như vậy và trong đó có 1 lần trăng tròn hơn tất cả những lần trăng tròn khác.
Khi đó, con người chưa biết cách tính quỹ đạo của mặt trăng, mặt trời nên người ta quan sát xung quanh, cứ đến ngày ánh trăng tròn nhất, sáng nhất, trời mát… thì đi ra khỏi nơi cư trú để giao lưu, nhảy múa, ca hát và thậm chí là đi kiếm ăn trong ngày đó. Và lâu dần thành thói quen.
Sau đó, các hệ thống tín ngưỡng và tập tục, đặc biệt là tôn giáo ra đời, người ta dựa vào đó để tạo ra lễ tiết.
Người phương Đông sử dụng lịch âm dương (hay còn gọi là âm lịch) nên lấy trăng tròn làm mốc. Họ thấy vào mùa thu (tháng Tám âm lịch) trăng thường tròn nhất nên lấy ngày Rằm tháng Tám làm lễ Trung thu.
Khi Việt Nam hội nhập vào nền tảng văn hóa châu Á thì có tết Trung thu. Các nước sử dụng âm lịch như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore… đều có tết Trung thu.
Từ những lễ tiết như vậy, mỗi nơi sáng tạo ra một số truyền thuyết về nguồn gốc ra đời để giải thích cho nhau hiểu vì sao lại như thế. Ở Việt Nam có các sự tích như Hậu Nghệ - Hằng Nga, sự tích chú Cuội…
“Sáng tạo theo truyền thuyết đó là nghệ thuật thì chúng ta nên tôn trọng tác phẩm nghệ thuật dân gian ấy, chứ đó không phải khoa học”, ông Vĩ nói.
Chuyên gia văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ nói thêm, thời kỳ chưa có tôn giáo, Trung thu mang ý nghĩa đó là ngày trăng sáng nhất, mọi người ra khỏi nơi cư trú để giao lưu, nhảy múa, hát ca, gia tăng tinh thần cộng đồng.
Từ khi trở thành nghi lễ, lễ hội, Trung thu mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Trước hết, ngày tết Trung thu là để con người đoàn viên với nhau, ra tăng sự đoàn kết. Tiếp theo đó là hướng đến trăng (hay còn gọi là Tết trông trăng) và hướng đến truyền thuyết cổ xưa về trăng để không quên gốc gác của mình.
Cuối cùng, Trung thu là dịp để mọi người vui chơi, giải trí, hướng đến cuộc sống an lành, tương lai tốt đẹp hơn. Đây mới là giá trị chính của tết Trung thu.
Tại Việt Nam, theo ông Vĩ, tết Trung thu gần với ngày Tết độc lập (2/9/1945), cũng Trung thu năm 1945, Bác Hồ gửi thư cho thiếu nhi. Do đó, tết Trung thu Việt Nam hướng đến thiếu niên, nhi đồng một cách mạnh mẽ, thậm chí ở Việt Nam còn gọi tết Trung thu là tết Thiếu nhi.
Việt Nam cũng có 1 bài hát “Rước đèn ông sao” ra đời năm 1956 của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Bài hát mang bản sắc Việt Nam và bản sắc cách mạng.
Tất cả những thứ trên đối với chuyên gia Nguyễn Hùng Vĩ đó là một thành quả, một biểu tượng về mặt văn hóa của riêng Việt Nam.
Về mâm cỗ Trung thu, theo ông Vĩ, thường có các loại bánh hình mặt trăng, các bánh hình con vật, tò he, các con vật bằng bưởi, hoa trái. … Mâm cỗ cũng là mâm cúng gia tiên, cúng Phật… tùy theo phong tục của mỗi tôn giáo.
Để quý độc giả tiện theo dõi, VietNamNet xin giới thiệu bài cúng Rằm tháng 8 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam.
" alt=""/>Nguồn gốc và ý nghĩa sâu sắc của tết Trung thu không phải ai cũng biết