Quãng đường hơn 40km, anh không rời tay chị, không nói một lời nhưng nước mắt chảy dài. Người chồng quay mặt ra phía cửa xe taxi để vợ không nhìn thấy, nhưng qua bàn tay chồng run run, chị vẫn hiểu anh đang khóc.
Đó là ngày 3/8/2020 - ngày chị Khuyên biết, mình đã nhận “án tử” bởi căn bệnh ung thư.
Sóng gió của gia đình nhỏ
Nhà chị Khuyên và anh Đinh Văn Hoàn (SN 1989) ở gần nhau và họ cùng học chung trường cấp 3. Nhiều điểm chung ấy đã khiến họ xích lại gần nhau hơn.
“Anh tốt, hiền lành và yêu mình thật lòng”, là những lý do để chị gật đầu khi anh Hoàn ngỏ lời.
Họ về chung nhà sau một đám cưới giản dị vào năm 2011. Năm 2012, họ sinh con gái đầu lòng. “Lúc đó, kinh tế gia đình khó khăn lắm do chúng mình còn trẻ, công việc lại chưa ổn định”, chị nhớ lại.
![]() |
Chị Đinh Khuyên những ngày trên giường bệnh chiến đấu với ung thư. |
Sau khi sinh con thứ hai vào 2018, năm 2020, chị mang thai con thứ ba. Lúc này, kinh tế cũng đỡ khó khăn hơn trước khi chị trở thành chủ một tiệm spa nhỏ. Họ mạnh dạn vay mượn để xây căn nhà mới. Chị Khuyên không ngờ chính thời điểm này, cuộc đời mình lại bước sang một biến cố khác.
“Lúc mang thai bé thứ 3, tôi phát hiện mình có vấn đề về sức khỏe, cụ thể là đường ruột. Nhưng do mang thai nên tôi không thể nội soi mà chỉ khám bình thường”, chị nói.
Chị đi siêu âm, được kết luận thai nhi phát triển bình thường. Chị chỉ nghĩ đơn giản rằng có thể mình bị rối loạn tiêu hóa do thai kỳ và mua thuốc lợi khuẩn về uống.
Sinh bé thứ 3 được 1 tháng, tháng 8/2020, tình trạng sức khỏe của chị không cải thiện. Người phụ nữ này tiếp tục bị đau, mệt mỏi, không thể ăn và sụt cân.
Lúc này, chị được chồng đưa đến BV ĐH Y Hà Nội để tiến hành thăm khám, nội soi. Khi nhận kết quả, chị ngồi chờ ở ngoài để chồng vào gặp bác sĩ.
Nhìn thấy chồng bước ra không nói gì, chỉ khóc, chị hiểu ra vấn đề. “Trước khi đi khám, tôi cũng tìm hiểu và biết rằng nặng nhất của đường ruột là ung thư nên thấy anh ấy khóc, tôi cũng đoán được. Lúc đó, quá nhiều suy nghĩ hỗn độn trong đầu, tôi không thể khóc, chỉ nghĩ đến 3 đứa trẻ ở nhà, đứa 8 tuổi, đứa 2 tuổi và bé mới sinh…”.
Suốt chặng đường về, anh Hoàn không nói với vợ một lời nào. Nhưng khi về đến nhà bình tĩnh lại, anh nói với chị, có bệnh thì phải chữa.
![]() |
Chị nói, may mắn nhất của chị là luôn có người bạn đời đồng hành. Trong ảnh, anh Hoàn đang bóp tay khi vợ bị mỏi. |
“Anh ấy bảo: “Em không cần lo lắng gì cả, cứ yên tâm điều trị. Nếu cần, anh sẵn sàng bán nhà lấy tiền cho em chữa bệnh”. Sau này, tôi cũng từng hỏi sao hôm đó anh khóc nhiều vậy, vì đây là lần đầu tiên tôi thấy anh khóc dữ dội đến thế.
Chồng tôi chỉ nói rằng: “Lúc đó, anh hơi sốc vì không ngờ em mắc ung thư. Suốt thời gian mang thai, em đã mệt và đau nhiều, anh cũng không biết làm thế nào để em đỡ đau. Anh không ngờ em vừa mang thai mệt mỏi, trải qua lần sinh nở không dễ dàng gì lại vướng bệnh. Anh nghĩ đến vợ, đến con nên anh khóc”, chị nhớ lại.
Thời gian sau đó, chồng chị dồn toàn bộ nỗ lực để hỗ trợ vợ chữa trị. Hai vợ chồng vừa xây nhà với khoản nợ chưa trả xong, anh tiếp tục vay mượn tiền để lo cho vợ. Anh gọi điện, gặp gỡ các bác sĩ, những người từng bị ung thư để xin họ hướng dẫn, kinh nghiệm.
Chị Khuyên cũng cai sữa khi con vừa 1 tháng tuổi để chuẩn bị cho đợt phẫu thuật đầu tiên.
Hành trình chiến đấu với "tử thần" của bà mẹ ba con
Chị ở viện khoảng 10 ngày để phẫu thuật. Giai đoạn này, do dịch bệnh Covid-19 nên người nhà bị hạn chế vào bệnh viện. Chồng chị xin nghỉ làm, một mình vào viện chăm lo cho vợ. “Suốt cả quá trình phẫu thuật, các hoạt động vệ sinh, ăn uống… của tôi đều diễn ra tại giường. Chồng hỗ trợ vợ không một lời kêu than”.
Sau phẫu thuật, chị được về nhà nghỉ ngơi vào tuần nhưng sau đó lại nhận được thông báo của bác sĩ, chị phải truyền hóa chất.
“Tháng 9/2020, tôi vào hóa chất đợt đầu tiên. Truyền hóa chất khủng khiếp lắm, mình cảm thấy cơ thể không bình thường nữa, không ăn nổi, chỉ buồn nôn. Đã có lúc, tôi tự hỏi: “Sao mình mới 30 tuổi đã bị bệnh? Mình có đời sống không quá tệ - không hút thuốc, không rượu chè, ăn uống lành mạnh, sao vẫn bị bệnh? Và tôi bắt đầu đọc các sách về sức khỏe để tìm hiểu”, chị Khuyên nói.
![]() |
![]() |
"Gia tài" của chị Đinh Khuyên là tình yêu của chồng và con. |
Người phụ nữ sinh năm 1990 thừa nhận, những cuốn sách như tấm phao cứu sinh khi cuộc đời chị gặp biến cố.
“Những cuốn sách về sức khỏe - tôi đọc hết quyển này đến quyển khác. Từ đó, tôi nhận ra nhiều điều và thay đổi lối sống tích cực hơn như tập thể dục, đi ngủ và dậy sớm… Trước đây tôi lao vào công việc, ít dành thời gian cho bản thân thì nay tôi dành thời gian cho mình nhiều hơn. Dần dần, tôi thấy cơ thể nhiều đổi khác”.
Nhưng điều lớn nhất là những cuốn sách đã giúp chị thay đổi về suy nghĩ, tâm lý. Thay vì bi quan, lo lắng chị đón nhận mọi chuyện một cách nhẹ nhàng, lạc quan hơn.
“Chẳng còn lo sợ, trái lại, tôi cảm thấy ung thư còn cho mình một sự trải nghiệm tuyệt vời. Tôi cảm thấy thấy biết ơn căn bệnh của mình hơn là sự oán trách, tuyệt vọng, buồn chán”, chị nói.
Theo chị Khuyên, khi mắc bệnh chị nhận ra được bản thân đã được yêu thương nhiều đến nhường nào.
Hai bà nội và ngoại luôn thay nhau chăm sóc bé vừa sinh. Khi bé cai sữa do mẹ phải truyền hóa chất, những người phụ nữ có con nhỏ ở làng, xã biết chuyện đã kêu gọi nhau vắt sữa tặng lại cho gia đình chị.
“Mọi thứ ban đầu hơi lộn xộn, xáo trộn một chút nhưng rồi đâu lại vào đấy”, chị cười nói.
Đặc biệt, chị dành rất nhiều tình cảm khi nói về người bạn đời của mình. “Mỗi lần đi truyền hóa chất, người ta thông báo 10, 15, 20 triệu đồng, anh lại tra danh bạ xem còn ai không để vay. Số tiền vay mượn giờ rất lớn nhưng anh quan niệm “còn người còn của”, không cho tôi được phép lo lắng, bi quan.
![]() |
"Tôi vẫn sẽ tiếp tục chiến đấu dù ngày mai có thế nào", người mẹ của 3 đứa trẻ cho biết. |
Vợ được về nhà, anh lại tranh thủ đi làm. Quãng đường cách nhau 40km, anh vẫn đi đi về về để đỡ đần các bà chăm vợ con. Có những lúc tôi mệt cáu gắt hoặc làm gì sai, anh biết đấy, nhưng vẫn im lặng. Tôi biết ơn anh vì điều đó”, chị nói.
Lúc chị Khuyên truyền hóa chất lần 3, chị được các bác sĩ đánh giá tiến triển tốt hơn. Hiện tại, chị đã trải qua 6 lần truyền hóa chất.
“Các lần đầu rất mệt nhưng càng về sau, tôi cảm thấy đỡ hơn có thể do mình thay đổi thói quen ăn uống, tập luyện và tinh thần lạc quan hơn. Tôi vui vẻ đón nhận mọi chuyện và sẽ tiếp tục “chiến đấu”, chỉ đôi lúc ngồi một mình lại buồn vì thương chồng, thương con.
Con gái lớn (9 tuổi) của tôi, chưa biết ung thư là gì. Cháu chỉ biết mẹ ốm, phải đi bệnh viện. Có lần, cháu ngây thơ hỏi: “Khi nào mẹ không phải đến viện nữa?”. Chắc mẹ đi nhiều quá, cháu nhớ”, chị Khuyên lạc quan kể.
Ngọc Trang
Ảnh: NVCC
Một ngày tháng 10/2018, Nguyễn Thị Thu Hường (SN 1987, Hà Nội) nhận được tin mắc ung thư sau đợt kiểm tra sức khoẻ định kỳ. Cầm kết quả trên tay, 2 vợ chồng Hường choáng váng.
" alt=""/>Bà mẹ ba con ở Hà Nội: 'Tôi biết ơn căn bệnh ung thư'Các bị cáo bao gồm tài xế taxi và chủ của những căn hộ được dùng làm nơi ở cho người di cư trong thời gian họ ở Paris để chờ vượt biên vào Anh.
Theo cáo trạng, khi liên lạc với nhau, nhóm bị cáo gọi các nạn nhân là "món hàng" hay thậm chí là "những con gà". Một số nói rằng họ bị băng nhóm buôn người gây sức ép, nhưng các công tố viên Pháp chỉ ra rằng những bị cáo này hành động vì tiền.
Các bị cáo đối mặt mức án 10 năm tù vì liên quan tới hoạt động buôn người, trong đó 4 bị cáo cũng bị buộc tội vô ý giết người.
"Sự việc đã phơi bày những rủi ro mà mạng lưới buôn người gây ra cho những người nước ngoài tìm cách nhập cư bất hợp pháp và bị nhồi nhét vào trong xe đông lạnh", các công tố viên Pháp ra tuyên bố.
Một cuộc sống bình dị, hạnh phúc như vậy từ những điều nhỏ nhặt của một gia đình giàu nhất thế giới trong 27 năm, cuối cùng vẫn tan.
Trông người lại ngẫm đến ta. Tất nhiên tôi không lấy tỷ phú, nhưng chồng cũ tôi lại có khá nhiều điểm chung với ông tỷ phú kia.
Chúng tôi yêu và lấy nhau từ thời sinh viên, có 12 năm sống chung và 2 đứa con. Lấy nhau từ lúc cơ hàn, sau 10 năm, hai chúng tôi có thể tạm gọi là sống mà không phải lo nghĩ về tài chính.
Người ngoài nhìn vào đều nghĩ chúng tôi rất hạnh phúc, đầy đủ, con cái học hành tử tế, ngoan ngoãn. Nhưng chính lúc đầy đủ là lúc chúng tôi thấy... chán nhau.
Anh say mê công việc, say mê kiếm tiền. Tôi đọc bài Bill Gates làm việc 16 tiếng mỗi ngày thì chắc chồng tôi cũng vậy. Chúng tôi rất tôn trọng nhau, từ suy nghĩ đến tài chính đều rất độc lập.
Tôi tự thấy tôi không thua kém gì chồng khi có công việc tốt ở một tập đoàn nước ngoài. Anh xây dựng doanh nghiệp riêng rất thành công.
Chính vì thế, chúng tôi ai làm việc nấy, mọi thứ được phân công rạch ròi, kể cả việc rửa bát. Nếu có thời gian ăn cơm cùng nhau thì tôi nấu, anh rửa bát và ngược lại.
Ngày qua ngày, chúng tôi như hai cái máy, lầm lũi ai làm việc nấy. Cả hai sống với nhau không khác gì hai người đàn ông trong nhà: mạnh mẽ và quyết đoán như nhau, làm gì cũng lên kế hoạch, kể cả "chuyện ấy".
Chúng tôi dần xa cách vì không có thời gian dành cho nhau. Anh say mê công việc, tôi đã quen với những việc không cần có anh, tự chủ trong mọi thứ.
Còn anh thì mặc định có một người vợ mạnh mẽ lo toan, không cần phải san sẻ gì nhiều. Chúng tôi như hai đường thẳng song song và ngày càng xa nhau.
Tôi thèm cảm giác của một người vợ yếu đuối, được chồng bao bọc, trong khi anh vẫn say mê với hết dự án này sang dự án khác. Cuộc sống như cái máy khiến tôi thấy nhàm chán và anh thì không thay đổi. Cả hai dần nhận ra không còn tình cảm với nhau như một lẽ tất nhiên.
Chúng tôi thuận tình ly hôn mà không xảy ra mâu thuẫn nào, chỉ đơn thuần là thấy cần dừng lại. Chúng tôi có một bữa ăn chia tay trong hòa bình. Như thường lệ, anh vẫn rửa bát cho tôi. Anh để lại căn nhà cho tôi và các con.
Tôi viết dòng này khi mà tôi vẫn đang tự do sau 2 năm ly hôn và đang hạnh phúc bên tình yêu mới (chúng tôi không có ý định kết hôn), còn anh vẫn đang mải mê với công việc và ngày càng thành công hơn.
Sau ly hôn, tôi đã cân bằng lại giữa công việc và tình yêu để phù hợp với người mới. Suy cho cùng, tôi vẫn là phụ nữ và lý tưởng của tôi lúc nào là được yêu đúng nghĩa.
Còn anh cũng có lý tưởng của mình là sự nghiệp và có thể trong tương lai anh sẽ tìm được một nửa phù hợp hơn tôi.
Vậy nên, tôi nghĩ cũng chẳng cần phải thương xót cho một mối tình đẹp 27 năm của Bill Gates đâu! Phải vui mừng vì họ đã biết dừng lại khi tìm thấy lý tưởng sống riêng của mỗi người, để không bao giờ hối tiếc.
Rửa bát hay không thì vẫn "toang" như thường. Vậy thôi!
Hoàng Yến(Hà Nội)
Mỗi tháng, tôi đưa cho vợ 15 triệu đồng và tự cho phép mình không phải làm việc nhà, chăm con. Đến khi vợ phản ứng, tôi dọn quần áo ra ngoài sống.
" alt=""/>Trước khi ly hôn, chồng cũ vẫn rửa bát cho tôi