Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa tổ chức hội nghị trực tuyến về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, kết nối với Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm 63 tỉnh/thành phố trên cả nước. Hội nghị do PGS.TS Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm chủ trì.
![]() |
PGS.TS Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng An toàn thực phẩm chủ trì hội nghị trực tuyến từ điểm cầu Bộ Y tế (Ảnh: VFA) |
Tại hội nghị, Cục An toàn thực phẩm đã phổ biến, hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành và có hiệu lực như: Thông tư số 29/2020/TT-BYT, Thông tư số 12/2021/TT-BYT, Thông tư số 10/2021/TT-BYT.
Trong đó Thông tư số 29 sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ nhiều nội dung trong một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Y tế ban hành, liên tịch ban hành. Đáng lưu ý, Thông tư 29 yêu cầu các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khoẻ phải có giấy chứng nhận thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale - CFS) có nội dung sản phẩm được sản xuất tại cơ sở đáp ứng yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP).
Thông tư 12/2021/TT-BYT bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Y tế ban hành; Thông tư số 10/2021/TT-BYT quy định chi tiết việc sử dụng chất cấm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Tại hội nghị, đại diện Viện Dinh dưỡng quốc gia có tham luận hướng dẫn về công tác bảo đảm dinh dưỡng cho bệnh nhân dương tính đang điều trị Covid-19. Đại diện Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM, và Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Đắk Lắk cũng có các tham luận về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại địa phương.
Các đại biểu cùng tham gia thảo luận về các biện pháp và định hướng bảo đảm an toàn thực phẩm năm 2022, trong đó có đề cập về thanh tra, hậu kiểm các sản phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm chức năng; chấn chỉnh các vi phạm trong quảng cáo, đảm bảo an toàn bếp ăn tập thể, phòng chống dịch Covid-19 trong khu công nghiệp, trong trường học khi học sinh trở lại học trực tiếp.
Đẩy mạnh xử lý vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng
Kết luận hội nghị, PGS.TS Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm nêu rõ, trong quá trình triển khai các hoạt động nếu gặp khó khăn, vướng mắc, các Ban quản lý, Chi cục an toàn vệ sinh các tỉnh/thành phố cần có văn bản gửi Cục để kịp thời giải quyết, xử lý. Nếu văn bản, đề xuất của địa phương vượt quá quyền hạn xử lý Cục sẽ có văn bản gửi cấp có thẩm quyền để trả lời, hướng dẫn.
Ông Phong nhấn mạnh, các đơn vị cần thực hiện triệt để tinh thần cơ quản lý phục vụ nhân dân và doanh nghiệp, tránh thái độ nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.
Về hoạt động hậu kiểm, Cục trưởng An toàn thực phẩm đề nghị hàng năm trên cơ sở kế hoạch của trung ương, các địa phương cần xây dựng và trình cấp có thẩm quyền của địa phương để ban hành kế hoạch hậu kiểm của địa phương. Quá trình hậu kiểm cần đảm bảo đúng quy trình, quy định về công tác lấy mẫu, xử phạt vi phạm hành chính,…
Đề nghị các Ban quản lý an toàn thực phẩm, Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh/thành phố cập nhật, bám sát vào các văn bản mới ban hành để thực hiện chức năng quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn.
Ngoài công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh Covid-19 đang rất nóng hiện nay, PGS.TS Nguyễn Thanh Phong cũng đề nghị các địa phương trong thời gian tới cần tập trung vào một số nội dung: Giám sát, lấy mẫu thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên địa bàn các tỉnh/thành phố; phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xử lý vi phạm quảng cáo đặc biệt là thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
![]() |
Lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ in thêm nhãn có công dụng giảm mỡ, làm đẹp và tăng cường sinh lý bị Công an Hà Nội thu giữ đầu năm 2021 (Ảnh: Song Bình) |
Các đơn vị tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là ngộ độc do độc tố tự nhiên, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh Covid-19… để các hoạt động triển khai đạt hiệu quả cao nhất.
Cục trưởng đề nghị các địa phương căn cứ vào nội dung hướng dẫn bảo đảm dinh dưỡng và an toàn thực phẩm trong phòng chống dịch bệnh Covid-19 của Cục An toàn thực phẩm và Viện Dinh dưỡng Quốc gia đẩy mạnh công tác tuyên truyền phù hợp với đặc thù từng địa phương để đạt hiệu quả cao nhất, góp phần vào việc phòng chống, đẩy lùi dịch bệnh.
Minh Tú
" alt=""/>Tăng cường xử phạt vi phạm quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khoẻTheo thông tin ban đầu, đầu năm 2020, Huyền bắt đầu hoạt động cho vay (ngắn hạn và dài hạn) tiền thu lãi suất cao từ 4.000 đồng/1 triệu/1 ngày đến 6.000 đồng/1 triệu/1 ngày (tương đương lãi suất từ 144%/1 năm đến 216%/1 năm).
Hoạt động cho vay nặng lãi Huyền tập trung cho những người dân tộc thiểu số, thiếu hiểu biết và khó khăn về nguồn vốn nhưng lại có nhiều đất canh tác.
Khi dân không có tiền trả nợ, buộc họ phải bán đất trả nợ cho Huyền.
Tháng 6/2020 Huyền móc nối với vợ chồng K’Krang và H’Dô (là hàng xóm với Huyền) để tìm người cho vay tiền với lãi suất 4.000 đồng/1 triệu/ngày.
Khi khách trả nợ, Huyền sẽ trích lại một phần tiền lãi cho vợ chồng K’Krang.
Theo cơ quan điều tra, từ đầu 2020 đến tháng 2/2022 các đối tượng đã cho người dân vay trên 300 lượt với số tiền hơn 30 tỷ đồng, thu lợi bất chính khoảng trên 3 tỷ đồng.
Đ.Nguyên
Từ năm 2018 đến nay, các đối tượng đã thực hiện hơn 500 lượt người vay với lãi suất từ 110% - 228%/năm với tổng số tiền giao dịch 5 tỷ đồng.
" alt=""/>Triệt xóa đường dây cho vay lãi suất ‘cắt cổ’ ở Đắk NôngĐoàn đã có buổi làm việc, khảo sát thực tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh, Bệnh viện Đa khoa TP Hà Tĩnh, Trung tâm y tế các huyện Đức Thọ, Can Lộc, Thạch Hà, Hương Khê, Cẩm Xuyên.
Ông Lê Ngọc Châu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đánh giá cao kết quả hợp tác, hỗ trợ của Bệnh viện Trung ương Huế trong suốt nhiều năm qua.
Theo đó, bệnh viện đã thực hiện có hiệu quả công tác chỉ đạo tuyến, Đề án 1816, Đề án bệnh viện vệ tinh, Đề án khám chữa bệnh từ xa tại Hà Tĩnh. Nhiều kỹ thuật cao, chuyên sâu đã được Bệnh viện Trung ương Huế chuyển giao thành công.
GS Phạm Như Hiệp khẳng định với vai vai trò là trung tâm y tế chuyên sâu khu vực miền Trung, bên cạnh việc đẩy mạnh triển khai nhiều kỹ thuật cao và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, cơ sở y tế này còn đặc biệt chú trọng công tác hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho các bệnh viện tuyến dưới trong khu vực.
Trên cơ sở khảo sát thực tế, đoàn công tác đã đóng góp các ý kiến thiết thực về việc đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực y tế… cần thiết cho phát triển kỹ thuật của các đơn vị.
Đồng thời, đoàn cũng thảo luận và thống nhất với Sở Y tế tỉnh Hà Tĩnh về kế hoạch tăng cường hỗ trợ, chuyển giao các gói kỹ thuật, hội chẩn, tư vấn điều trị trường hợp bệnh khó, bệnh nặng… cho ngành y tế tỉnh trong thời gian tới.
Việc đào tạo, chuyển giao kỹ thuật sẽ được thực hiện cả 2 phương thức gồm đào tạo tập trung tại Bệnh viện Trung ương Huế và cử chuyên gia đến trực tiếp "cầm tay, chỉ việc" tại chỗ.
" alt=""/>Bệnh viện Trung ương Huế 'cầm tay, chỉ việc' hỗ trợ ngành y tế Hà Tĩnh