
 |
Đặng Thanh Hằng. |
Bố mẹ, người thân, bạn bè ai cũng cho rằng tôi dở hơi. Họ nói: “Hơn 30 tuổi, có con cái rồi còn đi học, ở nhà trông con cho đỡ phí tiền, phí thời gian”. Hay “Bao giờ thì mới đi làm kiếm tiền, học gì mà học mãi thế?”.
Khi quyết định quay lại trường học, tôi cũng có suy nghĩ tương tự. Tôi băn khoăn, liệu tôi có quá ích kỷ khi gửi con đi trẻ để chạy theo giấc mơ của mình? Liệu có quá liều lĩnh khi bắt đầu theo khoa học ở tuổi ngoài 30? Liệu rằng tôi có theo nổi khoa học không khi mà tôi chẳng có gì ngoài ít vốn liếng ngoại ngữ? Hay là giống bạn bè cũng theo chồng đi du học, bằng lòng ở nhà chăm sóc chồng con?
Nhưng rồi, tôi sẽ không thể nuôi con hạnh phúc, nếu bản thân mình không hạnh phúc, và đây sẽ là cơ hội duy nhất để thay đổi cuộc đời. Tôi muốn con trai bé nhỏ biết rằng ngoài công việc nhà, mẹ cũng có đam mê và cố gắng hết sức để thực hiện đam mê đó. Tôi muốn con thấy rằng, với nỗ lực và quyết tâm, mẹ của con có thể học tốt.
Tôi dồn sức lực và tâm trí vào công việc học tập. Sau khi hoàn thành việc nhà, con trai đã say giấc, lúc mà mọi người nghỉ ngơi thì tôi bắt đầu học bài.
 |
Thanh Hằng cùng con trai Alex. |
Một tay ôm con, một tay đọc bài chuẩn bị cho thí nghiệm ngày hôm sau là cảnh tượng thường thấy tại nhà tôi. Vừa ngồi dựa vào thành giường ôm con sốt nóng như hòn than, vừa hoàn thành nốt bài tập đến hạn vào này hôm sau là chuyện như cơm bữa.
Cuối cùng, tất cả nhưng cố gắng ấy đã được đền đáp. Hai năm trôi qua, tôi đạt điểm A cho tất cả các lớp. Tôi nhận được học bổng “Women in Science” của Trường cao đẳng San Diego Miramar College vào tháng 4 năm 2019. Với GPA tối đa 4.0, tôi được chứng nhận thành tích cao nhất của ngành công nghệ sinh học vào tháng 5 năm 2019.
Từ một bà nội trợ quanh quẩn trong bếp, giờ tôi là quản lý quan hệ cộng đồng cho câu lạc bộ Hoá học (Miramar College Chemistry Affiliate) và cộng đồng cho các sinh viên được tôn vinh (San Diego Miramar Phi Theta Kappa).
Mùa thu tới, tôi sẽ trở thành chủ tịch sáng lập câu lạc bộ Sinh học tại Trường cao đẳng San Diego Miramar College. Hơn nữa, tôi đã và đang bắt đầu kiếm được chút thu nhập bằng công việc trợ giảng tại trường.
Ngày ấy, khi quyết định trở lại trường học, bên cạnh những suy nghĩ về con trai Alex, tôi còn mong sẽ đóng góp một phần nhỏ bé cho bức tranh lớn của cộng đồng. Tôi muốn chứng minh rằng ai cũng có cơ hội thứ hai. Ai cũng được phép ước mơ, và không bao giờ là muộn.
Tôi muốn cho mọi người thấy rằng phụ nữ không nhất thiết phải hạn chế thế giới của mình từ căn bếp ra ngoài chợ và hài lòng với thế giới đó. Chúng tôi có thể khám phá thế giới rộng lớn nếu chúng tôi muốn. Chúng tôi có thể giỏi ở bất cứ lĩnh vực nào nếu chúng tôi muốn, và được tạo điều kiện.
Quan trọng hơn cả, tôi mong Alex bé nhỏ hiểu rằng không có con đường dễ dàng nào để dẫn đến thành công. Nhưng khi thử thách càng lớn, thành công của con sẽ càng có ý nghĩa hơn. Mong rằng khi lớn lên, Alex sẽ biết ước mơ, cố gắng để thực hiện được ước mơ ấy, và tìm thấy hạnh phúc trên con đường đến ước mơ. Hạnh phúc của con là mong mỏi lớn nhất cuộc đời mẹ.
Bố mẹ tôi thường xót xa: “Sao vất vả quá thế hả con? Hay là về nhà đi!”.
Vâng, con sẽ về. Về để xây dựng quê hương, khi con hoàn thành giấc mơ của mình!.
Đặng Thanh Hằng
Bài dự thi Cuộc thi Hành trình nước Mỹ 7, Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Hoa Kỳ

"Đường tắt" để con nhà giàu Trung Quốc đậu các trường ĐH nổi tiếng thế giới
Cha mẹ giàu có Trung Quốc đã chịu chi hàng chục nghìn, thậm chí hàng triệu đô la Mỹ để đưa con cái đi du học ở những ngôi trường danh giá trên thế giới.
" alt=""/>34 tuổi, mẹ Việt ở Mỹ quyết tâm đi học
Dự thảo thông tư ghi nội dung trên văn bằng tốt nghiệp đại học có thay đổi đáng chú ý là: Trên văn bằng sẽ không ghi phương thức đào tạo nữa, mà sẽ ghi ở phụ lục. Mặc dù ý tưởng này đã được nêu ra trong quá trình soạn thảo Luật Giáo dục Đại học sửa đổi và đại diện Bộ GD-ĐT đã giải thích '"phù hợp với thông lệ quốc tế", nhưng đây là điều mà dư luận vẫn thấy chưa "xuôi" bởi thực tế ở Việt Nam vẫn còn khoảng cách giữa chính quy và các loại hình đào tạo khác.Đã thống nhất chung chương trình, chuẩn đầu ra nhưng vẫn băn khoăn
Thực tế là từ trước khi có dự thảo này, từ năm 2008, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM (ĐHQG TP.HCM) đã thống nhất sử dụng cùng mã môn học, cùng chuẩn đầu ra cho các chương trình vừa làm vừa học và chương trình chính quy. Cả 2 hệ cùng 1 đề cương môn học, giảng viên phải tuân thủ đúng đề cương.
"Cũng có thể một số thầy cô cho rằng sinh viên hệ vừa làm vừa học yếu nên dạy chương trình riêng, nhưng như vậy là vi phạm quy định của trường.Chúng tôi yêu cầu giảng viên dạy đúng đề cương, nội dung môn học, cùng ra đề thi, thực hiện đánh giá ngay tại trụ sở chính. Kể cả lúc ra đề thi cũng phải ghi rõ rằng câu hỏi này thì đánh giá chuẩn đầu ra nào. Do vậy, thầy giáo không bỏ được bất kỳ nội dung nào trong môn học"- ông Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng đào tạo của trường cho biết.
Cũng theo ông Thắng, chương trình đào tạo được xây dựng trên chương trình đào tạo chính quy.
Còn sinh viên hệ vừa làm vừa học sẽ học cuối tuần, ngoài giờ; thậm chí cũng có thể lên lớp cùng sinh viên chính quy.
"Nếu có sự khác biệt thì ở hình thức đào tạo từ xa đó. Thầy giáo có thể thực hiện livestream hoặc quay lại video rồi gửi cho người học dùng để phát nhiều lần. Nhưng trường quy đinh thi cử cũng tập trung từ cách ra đề và chấm bài y như hệ khác"- ông Thắng nói.
Ông Thắng khẳng định, nếu các trường cùng làm như vậy và thực hiện nghiêm túc việc kiểm định chất lượng thì việc không cần ghi hình thức đào tạo gì trên bằng là hợp lý.
Trường ĐH Nha Trang cũng đã tiến tới lộ trình hợp nhất như vậy. Hệ vừa làm vừa học đã được chuyển từ niên chế sang tín chỉ. Sinh viên hệ này có thể cùng lớp với chính quy từ thứ 2 tới thứ 6. Môn học nào giống thì đăng ký cùng lúc. Đối với lớp liên thông văn bằng 2, ngoài thời gian cuối tuần thì có thể theo học các ngày bình thường.
"Chúng tôi muốn rằng nếu được tăng khả năng lên lớp bằng nhiều hình thức thì chất lượng giữa các hệ sẽ đỡ có khoảng cách. Thực sự, hệ liên thông văn bằng 2 và hệ vừa làm vừa học vẫn có khoảng cách trình độ nhất định"- ông Tô Văn Phương, Trưởng phòng Đào tạo của nhà trường thừa nhận.
Theo ông, chủ trương dù đào tạo bằng hình thức nào, nhưng cùng một ngành nghề, chương trìnhthì chuẩn đầu ra như nhau là đúng, nhưng nếu không phân loại bằng cũng "đáng lăn tăn".
Không thể bằng nhau khi tại chức học nhanh kết thúc gọn
Ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM khẳng định "nói chuẩn đầu ra giống nhau" là cách nói xoa dịu hơn là thực tế.
Theo ông, nếu đã không coi trọng bằng cấp thì phải xây văn hóa chất lượng mà việc triển khai ở Việt Nam hiện nay là rất khó.
 |
(Ảnh: Lê Huyền) |
Ông Dũng khẳng định, do khác biệt đầu vào và quá trình đào tạo nên đầu ra của các hình thức đào tạo là chưa thể như nhau.
"Phương thức đào tạo vừa làm vừa học hiện nay chủ yếu là cuốn chiếu. Thầy giáo sẽ dạy rất nhanh kết thúc môn trong 1 hoặc vài tuần. Chưa kể là hệ vừa làm vừa học, người học đi làm cả tuần, chỉ học buổi tối và Thứ 7, chủ Nhật thì không còn năng lượng học nên không thể đảm bảo chất lượng. Thêm nữa có tình trạng thuê người học hộ, gian lận thi cử…"- ông Dũng nói. Thậm chí, nếu đánh giá các hệ các hệ đào tạo cùng một chuẩn đầu ra, thì người học hệ vừa làm vừa học và các hệ khác sẽ rớt kha khá.
Ông Nguyễn Văn Đương, Phó trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM nói về lâu dài có thể thực hiện không phân loại trên văn bằng, nhưng hiện tại là chưa phù hợp. Lý do là chất lượng đào tạo các loại hình, chất lượng các trường đại học chưa ngang ngay.
"Có thể ở một khía cạnh nào đó cũng cần hội nhập quốc tế, nhưng phải tùy theo quốc gia. Ở các nước, thương hiệu của trường đã được định hình".
Ông Đương cho rằng, hiện nay trường nào cũng đặt mục tiêu "muốn tồn tại thì phải có chất lượng", thế nhưng xây văn hóa chất lượng là chưa đủ. Cơ quan tuyển dụng phải đủ khả năng để tuyển người đúng loại hình công việc. Ngay cả người thầy cũng phải thay đổi văn hóa đánh giá. "Cứ thương cảm người học đang đi làm và nghĩ đi học được là một cố gắng, đánh giá nhẹ tay thì chất lượng đã khác rồi"- ông nói.
Ông Tô Văn Phương chỉ ra một số điểm còn tồn tại hiện này ở hệ vừa học vừa làm là : "Đối tượng học đa dạng, kiểu học ngoại ngữ cũng sang học kinh tế, học khối C đi học kế toán. Do vậy, dù cùng chương trình nhưng có người tiếp thu tốt, có người tiếp thu không tốt. Còn ở khâu tổ chức, các trường làm theo kiểu cơ sở liên kết. Một cán bộ tới cơ sở dạy 3-4 ngày hoặc 1 tuần cho hết môn nên người học không có thời gian nghiền ngẫm để tiêu hóa kiến thức".
Xây dựng văn hóa chất lượng, có quyết tâm "bỏ nồi cơm"?
Ông Đỗ Văn Dũng cho rằng nhiều trường ủng hộ việc không phân loại hình thức đào tạo trên bằng bởi "nồi cơm" sẽ được bảo toàn. Do vậy, cần nhìn sâu xa hơn là chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chứ không phải số lượng.
Còn ông Tô Văn Phương băn khoăn, xây dựng văn hóa chất lượng nhưng các trường có quyết tâm làm được không.
"Điều này sẽ ảnh hưởng rất tới nguồn tuyển sinh hàng năm. Trường này quyết tâm nhưng trường khác không làm thì lại lợi thế là hút được sinh viên. Các cơ sở liên kết đang "hết mình" cho người học thuận lợi, còn động cơ của người học vì mảnh bằng cũng khá nhiều"- ông Phương nói.
Trao đổi với báo chí, ông Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế quốc dân cho rằng bỏ xếp loại trên văn bằng tốt nghiệp thể hiện đúng tinh thần đổi mới của Luật GDĐH sửa đổi 2018 về khía cạnh giảm bớt trùng lặp và cải cách hành chính. Bộ GD-ĐT khẩn trương ban hành các thông tư quan trọng khác liên quan, như về đào tạo đại học, bao gồm đào tạo đại học hệ chính quy, vừa làm vừa học và đào tạo từ xa, thay thế cho một số thông tư hiện hành.
Theo ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Trường ĐH FPT việc không ghi hình thức đào tạo lên bằng tốt nghiệp đã đặt dấu chấm hết lên chuỗi quy định pháp lý về vấn đề này. Điều này không bất ngờ bởi từ năm 2017, Bộ GD-ĐT đã quy định: tiêu chí đối tượng tuyển sinh, nội dung chương trình, giáo trình của hai hệ này là như nhau, thậm chí việc kiểm tra cùng một ngân hàng câu hỏi và tiêu chí xét tốt nghiệp giống nhau. Đến việc Luật Giáo dục Đại học quy định các bằng "có giá trị pháp lý như nhau".
"Thách thức lớn nhất là các trường đại học đào tạo cả chính quy lẫn tại chức phải nhanh chóng đồng nhất chất lượng hai hệ đào tạo này cụ thể là kéo tại chức lên ngang bằng chính quy"- ông Tùng nói
Theo ông Tùng, nếu xem bằng chính quy là loại A, bằng tại chức là loại B và khi sản phẩm, dịch vụ các lĩnh vực kinh tế xã hội khác nhiều năm chỉ còn một loại chất lượng thì việc xoá A, B trong giáo dục là cần thiết. Đây cũng là dẹp đi cái phao "phi chất lượng, cái "nồi cơm" bẽ bàng một thời ở các trường.
Lê Huyền

Văn bằng đại học các nước được ghi như thế nào?
- Ở nhiều nước trên thế giới, văn bằng do các trường quyết định. Hình thức đào tạo gần như không được thể hiện nhưng có ghi xếp loại.
" alt=""/>Không phân loại trên văn bằng đại học: Nâng tại chức lên hay kéo chính quy xuống?