
 |
Người cha ung thư giai đoạn cuối dự đám cưới của con gái. |
Người đàn ông đã tham gia buổi tiệc trà, nghi thức cưới xin trong đó cô dâu, chú rể dâng trà cho cha mẹ hai bên, được tổ chức tại nhà an dưỡng vào ngày 30/10 và ra đi thanh thản vào đêm hôm đó, Shin Min Daily Newsđưa tin. Ban đầu cặp đôi dự định kết hôn vào ngày 11/11.
Sng Hui Sing (29 tuổi) nói rằng cha cô được chẩn đoán mắc bệnh ung thư đại trực tràng cách đây 3 năm.
Cha cô còn có vấn đề về tim nên thay vì mạo hiểm phẫu thuật, gia đình quyết định tiến hành hóa trị và xạ trị cho bệnh nhân. Tình trạng của cha Sng lúc đầu ổn định, nhưng đã trở nên xấu đi khoảng một tháng trước. Lúc này, gia đình được thông báo rằng ông chỉ còn sống được hơn 3 tháng.
Ông được chuyển từ Bệnh viện Đại học Quốc gia đến nhà an dưỡng Assisi. Sng và mẹ rất đau lòng khi nghe tiên lượng xấu đi.
"Sau đó chúng tôi bắt đầu thảo luận về việc liệu cha tôi có còn mong muốn nào chưa thực hiện được hay không", Sng nói.
Mẹ của Sng nói với cô rằng mong muốn lớn nhất của cha cô là nhìn thấy con gái kết hôn, "nhưng nếu các con chưa sẵn sàng thì không cần phải gượng ép".
Sau khi bàn bạc với hôn phu và gia đình anh, Sng quyết định tổ chức lễ cưới càng sớm càng tốt.
 |
Đám cưới đặc biệt trong nhà an dưỡng tại Singapore. |
Ambulance Wish Singapore, tổ chức tình nguyện tham gia tổ chức hôn lễ cho Sng, đã chia sẻ câu chuyện lên mạng xã hội. "Bố của Sng phải nằm liệt giường sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư và mong muốn của ông ấy là được tham dự buổi tiệc trà trong đám cưới của con gái. Biết được điều này, đội tình nguyện viên đã nhanh chóng sắp xếp với nhà an dưỡng để chuẩn bị buổi tiệc trà, sắp xếp người trang điểm và chuẩn bị những thứ cần thiết cho buổi lễ".
Sng chia sẻ rằng các tình nguyện viên đã chuẩn bị mọi thứ trong vòng 3 ngày. Hơn cả biết ơn, cô cảm thấy rất ngạc nhiên trước kết quả đó.
"Nó thậm chí còn tốt hơn tôi mong đợi. Trong vòng 3 ngày ngắn ngủi, họ đã có thể giúp sắp xếp phòng, thợ trang điểm, bó hoa, chuẩn bị bộ ấm trà và đồ trang trí cùng những thứ khác".
Với sự cho phép đặc biệt từ nhà an dưỡng, khoảng 7 thành viên trong gia đình đã có mặt trong buổi lễ. Mọi người đều xúc động khi chứng kiến chú rể dâng trà cho bố vợ đang nằm trên giường bệnh.
Sng, con cả trong gia đình có 6 anh chị em, mô tả cách cha cô cố gắng cầm cốc trà bằng cả hai tay. "Lúc đó cha tôi đã không thể ăn uống bình thường, nhưng vẫn uống hết cốc trà đó", cô chia sẻ.
Gia đình tin rằng cha của Sng đã ra đi thanh thản sau khi hoàn thành tâm nguyện cuối cùng.
Sng cho biết cặp đôi sẽ đăng ký kết hôn vào ngày 18/12 và tổ chức một lễ kỷ niệm đơn giản tại nhà. Còn tiệc cưới của hai người sẽ được hoãn sang năm sau.
Theo Zing

Con gái vừa lấy chồng, bố đã viết tâm thư thú nhận một điều
Hôm nay, con về nhà chồng rồi, nhà mình bỗng trở nên quạnh vắng. Mẹ vẫn ngồi trong phòng từ chiều, cơm không buồn ăn, lần giở từng trang album ảnh từ ngày con còn thơ bé." alt=""/>Cha mắc ung thư có nguyện vọng cuối cùng là chứng kiến con gái lấy chồng

 |
Ca sĩ Việt Quang mất ở tuổi 44. Ảnh: FBNV. |
Theo chị gái Việt Quang, sau khi nam ca sĩ mất, nhiều đồng nghiệp, khán giả từ xa gọi điện đến chia sẻ động viên với gia đình.
"Gia đình cảm kích trước tình cảm của mọi người. Quang ra đi nhưng vẫn được nhiều người thương quý, đó là phước phần của em", chị tâm sự.
Trước khi mất, Việt Quang thu âm một vài bài hát và ấp ủ ra mắt một ca khúc mới. Tuy nhiên, tâm nguyện của nam ca sĩ dang dở khi anh đột ngột mất vào rạng sáng 12/8.
Đến sáng 13/8, Nguyên Vũ cho biết bài hát cuối cùng mà Việt Quang muốn gửi tặng khán giả là Họa tâm. Thực hiện tâm nguyện của đồng nghiệp, Nguyên Vũ và ê-kíp đã tiến hành thực hiện MV.
"Họa tâmlà bài hát cuối cùng mà Việt Quang đã thu âm nhưng chưa kịp quay MV để ra mắt khán giả thì em ấy bệnh nặng rồi mất đi. Tôi làm MV này để tưởng nhớ một gương mặt, một giọng ca hay đã từng được mọi người yêu mến. Đây cũng là món quà chia tay mà Việt Quang mong được gửi đến khán giả của mình, để an lòng và ra đi mãi mãi", Nguyên Vũ nói.
Trong MV, những hình ảnh của Việt Quang khi đi diễn ở các sân khấu, vui bên bạn bè... được tái hiện lại khiến người nghe xúc động. Bài hát kết lại với những ca từ nhẹ nhàng, thổn thức: "Nếu mai không trở về/ Mặc mùa đông, ngày dần lặng lẽ/ Trôi đi, âm thầm".
Việt Quang trút hơi thở cuối cùng vào rạng sáng 12/8 tại nhà riêng. Ba tháng qua, nam ca sĩ chiến đấu với bệnh viêm phổi nặng.
Những ngày cuối đời, chị gái Việt Quang cho biết anh thường xuyên bị đau đầu, ói nhiều, không uống thuốc, ăn uống khó khăn. Tuy vậy, anh vẫn giữ tinh thần lạc quan, không than thở với người thân, bạn bè.
Sự ra đi của nam ca sĩ khiến đồng nghiệp, khán giả thương tiếc. Việt Quang là ca sĩ có chất giọng nam cao, ngoại hình điển trai và là chủ nhân của nhiều bài hit như Về đây, Tình phiêu lãng, Tình ơi, Cafe buồn, Thời sinh viên. Những ca khúc của anh gắn liền với tuổi thanh xuân của những khán giả thuộc thế hệ 8X, 9X.
(Theo Zing)

Ca sĩ Việt Quang qua đời
Ca sĩ Việt Quang đã trút hơi thở cuối cùng vào rạng sáng 12/8 tại nhà riêng sau thời gian chống chọi với bệnh viêm phổi.
" alt=""/>Tâm nguyện cuối đời của ca sĩ Việt Quang
Ngày 9/11, nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn – Giám đốc Trung tâm bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam (VCPMC) đã làm việc với các nhạc sĩ để làm rõ các vấn đề liên quan đến đơn kiến nghị của nhạc sĩ: Giáng Son, Nguyễn Vĩnh Tiến, Ngọc Khuê, nhóm M6 về việc các sản phẩm âm nhạc của họ bị BH Media xác nhận chủ sở hữu bản quyền trên chính kênh YouTube của tác giả. Tại buổi làm việc này, ông Cẩn cũng trả lời những câu hỏi mà báo chí đã gửi tới Trung tâm với mong muốn làm rõ vụ việc lùm xùm bản quyền vừa qua.
 |
Buổi làm việc của VCPMC với các nhạc sĩ liên quan. |
Tại buổi làm việc, ông Đinh Trung Cẩn thông tin, ngày 28/10/2021, VCPMC tiếp nhận kiến nghị của nhạc sĩ Ngọc Khuê về việc nhiều tác phẩm của nhạc sĩ tự sáng tác và đầu tư sản xuất (Hà Nội mùa thu vắng em) hoặc do Hội Nhạc sĩ đầu tư sản xuất (Hạt nắng hạt mưa) và thuê Dihavina thu âm nhưng bị BH Media xác nhận chủ sở hữu bản quyền khi đưa lên chính kênh YouTube của mình.
Ngày 28/10/2021, VCPMC tiếp nhận kiến nghị của tác giả Nguyễn Vĩnh Tiến trình bày. Theo hợp đồng giữa tác giả và Hồ Gươm Audio về việc sản xuất 2 album Giọt sương bay lên(9 tác phẩm) và Ngồi trên vách nắng(12 tác phẩm) thì quyền tác giả và quyền sản xuất thuộc về tác giả. Theo đó, Hồ Gươm Audio sẽ ứng trước tiền cho tác giả để sản xuất bản ghi, sau khi bán được 4.000 CD cho mỗi album thì sẽ phân chia theo lợi nhuận: Tác giả 25% - Hồ Gươm Audio 75% và Hồ Gươm sẽ trừ phần ứng trước cho tác giả sản xuất vào phần doanh thu mà tác giả được nhận theo thoả thuận tỷ lệ.
Nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến muốn đăng tải video Liveshow Tiền duyênnhưng vì có hai tác phẩm Giấc mơ dai dẳng, Giọt sương bay lên do chính nhạc sĩ sáng tác và sản xuất nhưng bị BH Media xác nhận chủ sở hữu bản quyền nên không thể đăng tải được...
Ngày 3/11/2021, VCPMC đã nhận được đơn kiến nghị của tác giả Ngô Tự Lập (nhóm trưởng nhóm M6) đại diện cho các thành viên trong nhóm báo cáo về tình trạng bị BH Media phản ánh các tác phẩm của chính nhóm mình sáng tác và sản xuất.
Nhóm M6 gồm các thành viên: Giáng Son, Ngô Tự Lập, Nguyễn Vĩnh Tiến, Nguyễn Lê Tâm, Nguyễn Thắng, Trần Đức Minh đã cùng nhau sáng tác và đầu tư sản xuất 3 CD: Hà Nội M6 phố phường, Những đường bay, Đêm nhiệt đớivà thuê Hồ Gươm Audio phát hành. Nhưng khi các thành viên đưa các video đó lên kênh YouTube của mình thì bị BH Media thay mặt Hồ Gươm Audio nhận là chủ sở hữu bản quyền.
Ông Đinh Trung Cẩn lần lượt trả lời các vấn đề mà các nhạc sĩ kiến nghị: "Về trường hợp của nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến, quyền tác giả 100% là nhạc sĩ, quyền liên quan phụ thuộc vào hợp đồng giữa Hồ Gươm Audio và tác giả. Tác giả cần cung cấp cho VCPMC để có căn cứ tiến hành các biện pháp pháp lý cần thiết nhằm bảo vệ lợi ích của tác giả.
Về kiến nghị của nhạc sĩ Ngọc Khuê, quyền tác giả: 100% là của tác giả, quyền liên quan: 100% là của tác giả với bản ghi Hà Nội mùa thu vắng emdo ca sĩ Thu Thủy trình bày. Video sử dụng tác phẩm do tác giả sáng tác và do Hội Nhạc sĩ đầu tư chi phí sản xuất thì tác giả có 100% quyền tác giả và Hội Nhạc sĩ Việt Nam có 100% quyền liên quan đối với bản ghi âm, ghi hình.
Về kiến nghị của nhóm M6, quyền tác giả 100% thuộc về nhóm M6, quyền liên quan 100% thuộc về nhóm M6.
 |
Giáng Son |
Về kiến nghị của nhạc sĩ Giáng Son đối với tác phẩm Giấc mơ trưa, quyền tác giả 100% là của nhạc sĩ Giáng Son, quyền liên quan của bản ghi Giấc mơ trưa- Khánh Linh 100% là của nhạc sĩ Giáng Son. Bản ghi mà BH Media dùng để xác nhận bản quyền là bản ghi Giấc mơ trưa- Dương Thùy Anh. Dương Thùy Anh sử dụng tác phẩm Giấc mơ trưacủa tác giả Giáng Son nhưng chưa xin phép tác giả là xâm phạm quyền tác giả, sử dụng bản phối thuộc sở hữu của nhạc sĩ Giáng Son, cover thêm nhạc cụ là đàn nhị nhưng chưa xin phép tác giả là xâm phạm quyền liên quan".
Khánh Linh hát 'Giấc mơ trưa' của Giáng Son tại liveconcert Nghệ sĩ tháng
Ông Cẩn cũng cho biết thêm, nội dung hoàn toàn mới là số lượng 76 CD tương ứng 865 tác phẩm do Hội Nhạc sĩ đầu tư sản xuất cũng đang bị BH Media sử dụng để xác nhận chủ sở hữu bản quyền trên YouTube. Trong khi đó, quyền tác giả 100% thuộc về các tác giả thành viên Hội nhạc sĩ, quyền liên quan 100% thuộc về Hội Nhạc sĩ Việt Nam (đơn vị chủ đầu tư thuê ca sĩ, nhạc sĩ hòa âm phối khí, ký Hợp đồng với Nhà xuất bản âm nhạc là Dihavina để thu âm, in xuất bản đĩa CD).
Ông Cẩn khẳng định: “VCPMC sẽ tiến hành xử lý hành vi xâm phạm này theo đúng quy định của pháp luật và quy trình xử lý vi phạm của VCPMC. Nếu cần thiết sẽ khởi kiện để đòi lại quyền lợi cho các nhạc sĩ và Hội Nhạc sĩ Việt Nam”.
 |
Hoạ sĩ Văn Thao. |
Tại cuộc họp, hoạ sĩ Văn Thao - con trai cố nhạc sĩ Văn Cao cũng chia sẻ về lùm xùm bản quyền ca khúc Tiến quân cathời gian vừa qua. Hoạ sĩ Văn Thao chia sẻ: "Thực hiện theo nguyện vọng của cha tôi - cố nhạc sĩ Văn Cao hiến tặng ca khúc Tiến quân cacho nhân dân, nhà nước Việt Nam. Như vậy, bản quyền của tác phẩm thuộc về quốc gia chứ không còn thuộc về gia đình nữa. Nhưng khi nghe từ báo chí truyền hình về việc tác phẩm bị đánh gậy bản quyền, tôi thấy hết sức vô lý và hài hước.
Bài hát này, từ ngay khi sáng tác xong cho đến lần đầu tiên công khai toàn dân hát tại Quảng trường Nhà hát Lớn ngày 19/8/1945 và đến sau này thì nhạc sĩ Văn Cao vẫn luôn cho rằng, ca khúc này đã thuộc về Nhân dân rồi. Từ khi ca khúc này ra đời, bản thân nhạc sĩ Văn Cao và gia đình chúng tôi chưa nhận bất cứ một đồng nào tiền bản quyền của tác phẩm này. Khi cha tôi mất đi, ông bảo: "Các con đừng bao giờ lấy tiền bản quyền ca khúc 'Tiến quân ca' và sau này, đến lúc nào đó, thay mặt bố, bàn giao ca khúc này cho Nhà nước và Nhân dân". Chúng tôi đã làm đúng nguyện vọng của nhạc sĩ Văn Cao. Tiến quân cahoàn toàn là tài sản của Nhà nước, của Nhân dân. Tôi tin là các cơ quan chức năng sẽ làm rõ vấn đề này".
Theo dự kiến hôm nay, 10/11, BH Media và VCPMC sẽ có buổi làm việc về các vấn đề liên quan. Phía VCPMC cho biết kết quả làm việc sẽ được thông báo bằng văn bản tới các nhạc sĩ.
Tình Lê

Bộ Văn hóa đang xem xét vụ bản quyền 'Tiến quân ca'
Đơn vị BH Media được Hồ Gươm Audio ủy quyền quản lý và khai thác một bản ghi "Tiến quân ca" trên nền tảng số. Thông tin này gây tranh cãi trong dư luận.
" alt=""/>865 tác phẩm của Hội nhạc sĩ đang bị BH Media xác nhận bản quyền