Lucianne Walkowicz, nhà vật lý thiên văn tại Cung thiên văn Adler ở Chicago, Mỹ tuyên bố với hãng thông tấn NBC rằng, việc liên lạc với sinh vật ngoài hành tinh có thể là thảm họa đối với loài người.
"Có khả năng là nếu chúng ta chủ động truyền đi thông điệp, với ý định thu hút sự chú ý của một nền văn minh khác ngoài vũ trụ, nền văn minh chúng ta liên lạc không nhất thiết sẽ lưu tâm đến những lợi ích tốt nhất của loài người trên Trái đất ... Nó có thể tiêu diệt sự sống trên Trái đất hoặc có thể thúc đẩy khả năng sống tốt hơn trên hành tinh này. Chúng ta hiện không biết rõ", bà Walkowicz nói.
Thiên tài vật lý Stephen Hawking, chúng ta đang chơi một trò chơi nguy hiểm khi cố gắng liên lạc với nền văn minh ngoài Trái đất. Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, ông Hawking nhận định, nếu người ngoài hành tinh khám phá ra Trái đất, họ nhiều khả năng muốn xâm chiếm và biến hành tinh của chúng ta thành thuộc địa.
Tuy nhiên, Jill Tarter, người đồng sáng lập và là cựu giám đốc Viện Seti, một tổ chức chuyên tìm kiếm các sinh vật thông minh ngoài Trái đất, lại không nghĩ như vậy. Bà Tarter lập luận rằng, nếu người ngoài hành tinh tìm được cách di chuyển khắp vũ trụ, họ cũng sẽ đủ thông thái để theo đuổi hòa bình và sự thân thiện.
Các nghi thức ngoại giao cơ bản cho lần tiếp xúc đầu tiên đã được ban hành từ những năm 1980, nhưng đây chỉ đơn thuần là các hướng dẫn thay vì một kế hoạch hành động cho một cuộc giao tiếp thực sự người ngoài hành tinh. Theo Seth Shostak, người đứng đầu các nỗ lực tìm kiếm tín hiệu vô tuyến từ các nền văn minh ngoài Trái đất, chúng ta hiện còn nhiều thứ phải làm để triển khai một kế hoạch hành động như vậy. Ông Shostak ví phản ứng hiện thời của chúng ta trước các sinh vật ngoài Trái đất "sẽ giống như người cổ đại Neanderthal trong trường hợp bất chợt gặp Không quân Mỹ".
Ông Shostak hiện là một nhà thiên văn học cấp cao tại Viện Seti. Hồi những năm 1990, ông là chủ tịch một ủy ban soạn thảo một "nghi thức ngoại giao sau khám phá" dành cho các nhà nghiên cứu tìm kiếm nền văn minh ngoài Trái đất.
"Nếu bạn thu nhận được một tín hiệu, hãy kiểm tra nó ... nói với mọi người ... và không truyền phát bất kỳ tín hiệu trả lời nào mà không tham vấn quốc tế", trích hướng dẫn.
Tuy nhiên, tất cả những hướng dẫn này vẫn không thay đổi kể từ đó. Chúng cũng không có tính bắt buộc. Ông Shostak nói, Liên hợp quốc cũng chẳng mấy quan tâm đến việc cập nhật chúng.
Tuấn Anh(Theo Daily Mail)
" alt=""/>Liên lạc với người ngoài hành tinh có thể hủy diệt sự sống Trái đấtCông nghệ mới này sẽ được giới thiệu vào tháng Hai tới tại Hội nghị bảo mật mạng lưới 2018 ở California và hiện vẫn chưa được công bố. Tuy nhiên, nó có thể trở thành một phần của quá trình xác thực – như mã PIN và mật khẩu – mà người dùng sử dụng tại các máy ATM và các giao dịch online. Với những người bị đánh cắp nhận dạng cá nhân, nó có thể giúp ngăn tội phạm mạng dùng thông tin đó để mua sắm.
Camera số được làm giống nhau. Tuy nhiên, những thiếu sót trong sản xuất tạo ra những khác biệt nhỏ trong cảm biến của mỗi máy ảnh. Những khác biệt này có thể tạo ra sự khác biệt trong một số triệu pixel cảm biến, khiến các màu có thể hơi sáng hơn hoặc tối hơn mức bình thường.
Điều này không rõ ràng với mắt thường, và sự khác biệt này tạo ra những bóp méo trong bức ảnh, hay gọi là các dạng nhiễu. Khi sử dụng các bộ lọc đặc biệt, các mức độ nhiễu hoàn toàn khác nhau với mỗi chiếc camera.
Những phân tích trên thường được dùng trong các ứng dụng khoa học pháp lý, chẳng hạn như giúp xử lý các vụ kiện vi phạm bản quyền liên quan đến ảnh. Tuy nhiên, nó vẫn chưa được áp dụng với lĩnh vực an ninh mạng – dù smartphone đã có ở khắp mọi nơi – bởi vì để chiết xuất được như thế, cần phải phân tích 50 bức ảnh do một chiếc camera chụp, và các chuyên gia nghĩ rằng người dùng sẽ không sẵn sàng cung cấp nhiều ảnh như thế. Ngoài ra, tội phạm mạng chuyên nghiệp cũng có thể làm giả mẫu bằng cách phân tích hình ảnh được chụp bằng chiếc smartphone mà nạn nhân đăng lên các trang web không đảm bảo.
Nghiên cứu mới đã giải quyết được những thách thức này. So với máy ảnh kỹ thuật số thông thường, cảm biến hình ảnh của điện thoại thông minh nhỏ hơn nhiều. Giảm sự khuếch đại không đồng đều của điểm ảnh và tạo ra một PRNU mạnh hơn. Do đó, họ có thể khớp một bức ảnh với một chiếc điện thoại thông minh bằng cách sử dụng một bức ảnh thay vì 50 bức ảnh.
"Tôi nghĩ hầu hết mọi người cho rằng sẽ cần đến 50 bức ảnh để xác định camera của chiếc điện thoại thông minh. Nhưng nghiên cứu của chúng tôi cho thấy không phải như thế", Ren, một kỹ sư điện tử của IEEE (Viện kỹ sư điện và điện tử), đồng thời là nhà khoa học nổi tiếng của ACM (Hiệp hội các máy tính), cho biết.
Để ngăn chặn việc giả mạo, Ren đã thiết kế một giao thức như miêu tả dưới đây, nhằm dò ra và ngăn chặn hai kiểu tấn công.
Kui Ren, tác giả chính của nghiên cứu
Thứ nhất, khách hàng đăng ký với một doanh nghiệp - chẳng hạn như ngân hàng hoặc nhà bán lẻ - và cung cấp cho doanh nghiệp đó một bức ảnh làm tài liệu tham khảo.
Khi khách hàng bắt đầu giao dịch, nhà bán lẻ sẽ yêu cầu khách hàng (có thể thông qua một ứng dụng) chụp hai mã QR (một loại mã vạch có thông tin về giao dịch) có trên máy ATM, máy tính tiền hoặc màn hình khác.
Dùng ứng dụng, khách hàng gửi ảnh lại cho nhà bán lẻ, quét ảnh để đo PRNU của điện thoại. Nhà bán lẻ có thể phát hiện ra hành vi giả mạo vì PRNU của máy ảnh của kẻ tấn công sẽ làm thay đổi thành phần PRNU của bức ảnh.
Những tội phạm mạng chuyên nghiệp có thể sẽ loại bỏ PRNU khỏi thiết bị của họ. Nhưng giao thức của Ren có thể nhận ra điều này bởi vì mã QR bao gồm một tín hiệu cảm biến nhúng sẽ bị suy yếu do quá trình loại bỏ.
Giao dịch sẽ được chấp thuận hoặc bị từ chối dựa trên các thử nghiệm này.
Giao thức này đã đánh bại ba trong số các chiến thuật phổ biến nhất mà bọn tội phạm mạng thường dùng. Đó là các cuộc tấn công giả mạo dấu vân tay, tấn công trung gian, tấn công phát lại (replay attack). Mức độ chính xác lên đến 99,5% trong các thử nghiệm liên quan đến 16.000 hình ảnh và 30 điện thoại iPhone 6 và 10 điện thoại Galaxy Note 5.
Theo trang Buffalo.edu, Ren dự định sẽ thí nghiệm với những smartphone hai máy ảnh, điều này có thể khiến cho các cuộc tấn công giả mạo khó khăn hơn.
" alt=""/>Có thể thay bảo mật vân tay, mã pin bằng camera smartphone?Tổng cộng, Google đã công bố hơn 40 danh sách tốp 10 từ khóa tìm kiếm trên toàn cầu và ở từng quốc gia, vùng lãng thổ khắp thế giới. Các danh sách này bao gồm nhiều hạng mục khác nhau, từ con người, tin tức tới phim ảnh, sự kiện thể thao, ...
Tính trên toàn cầu, từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất trên Google trong năm nay là bão Irma. Đây là cơn bão mạnh nhất từng được ghi nhận ở Đại Tây Dương, đã biến nhiều khu vực ở bang Florida của Mỹ thành đống đổ nát hoang tàn mà nhiều người ví như cảnh ngày tận thế.
Hai mẫu điện thoại flagship 2017 của Apple là iPhone 8 và iPhone X lần lượt là những từ khóa được tìm kiếm nhiều thứ 2 và thứ 3 trên toàn thế giới năm nay.
Trong tốp 5 từ khóa được cư dân mạng tìm kiếm nhiều nhất còn có tên Matt Lauer, cựu phát thanh viên của chương trình Today Show, người bị kênh truyền hình NBC sa thải hồi tháng 11 vừa qua vì các cáo buộc có hành vi tình dục không đứng đắn tại nơi làm việc cũng như Meghan Markle, nữ diễn viên Mỹ đang thu hút nhiều sự chú ý của dư luận sau khi trở thành hôn thê của Hoàng tử nước Anh Harry.
Matt Lauer và Meghan Markle cũng là hai từ khóa được thế giới tìm kiếm nhiều nhất trong năm 2017 ở hạng mục Con người, theo Google Trends.
Ở hạng mục tin tức, bão Irma là từ khóa dẫn đầu tìm kiếm, tiếp theo là Bitcoin, đồng tiền ảo đang gây náo loạn giới đầu tư toàn cầu vì tốc độ tăng giá chóng mặt cùng những rủi ro tiềm ẩn đi kèm.
Ở hạng mục Công nghệ tiêu dùng, iPhone 8 đã đánh bại "siêu phẩm" iPhone X để trở thành từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên Google năm nay. Mẫu điện thoại flagship Galaxy S8 của Samsung cũng lọt vào tốp 10 ở hạng mục này.
Dưới đây là một số danh sách đầy đủ của tốp 10 từ khóa được cộng đồng mạng tìm kiếm nhiều nhất trên toàn cầu trong năm 2017, xếp theo thứ tự giảm dần:
Tốp 10 tìm kiếm ở hạng mục chung:
Bão Irma
iPhone 8
iPhone X
Matt Lauer
Meghan Markle
13 lí do tại sao
Tom Petty
Fidget Spinner
Chester Bennington
Đội tuyển bóng cricket quốc gia Ấn Độ
Tốp 10 tìm kiếm ở hạng mục Con người:
Matt Lauer
Meghan Markle
Nadia Toffa
Harvey Weinstein
Kevin Spacey
Gal Gadot
Melania Trump
Floyd Mayweather
Michael Flynn
Philippe Coutinho
Tốp 10 tìm kiếm ở hạng mục Công nghệ tiêu dùng:
iPhone 8
iPhone X
Nintendo Switch
Samsung Galaxy S8
Xbox One X
Nokia 3310
Razer Phone
Oppo F5
OnePlus 5
Nokia 6
Tuấn Anh(Search engine land, Google Trends)
YouTube vừa công bố 10 video gây sốt nhất chuyên trang này trong năm 2017, thu hút tới tổng cộng hơn 633 triệu lượt người xem.
" alt=""/>Thế giới tìm kiếm gì nhiều nhất trên Google năm 2017?