Thay vì bật xi-nhan, tài xế chỉ cần nhìn vào gương chiếu hậu khi đồng ý với gợi ý chuyển làn của hệ thống hỗ trợ lái (Ảnh minh họa: BMW).
BMW mô tả đây là hệ thống đầu tiên gợi ý việc chuyển làn cho tài xế. Sau khi nhận được lời nhắc, tất cả những gì tài xế cần làm là nhìn vào gương chiếu hậu ở bên ngoài xe để kích hoạt tính năng chuyển làn tự động, không cần tài xế bật xi-nhan.
Tính năng chuyển làn chủ động mới sử dụng công nghệ kích hoạt bằng mắt sẽ được giới thiệu trên mẫu 5-Series mới và được bổ sung vào mẫu iX vào tháng 3. Sau đó, nó sẽ có trên các mẫu X5, X6 (trừ các bản M Competition) và X7 vào tháng 4.
BMW có kế hoạch cải thiện việc tích hợp trợ lý giọng nói Siri của Apple vào các xe đang dùng hệ điều hành BMW OS 9. Theo đó, tài xế có thể ra lệnh cho Siri chỉ bằng cách gọi nó, thay vì phải nhấn nút để "đánh thức" hệ thống điều khiển bằng giọng nói của bên thứ ba này nữa.
Ngoài ra, ứng dụng dẫn đường của BMW giờ đây đã được cải tiến, cung cấp nhiều thông tin cập nhật hơn về các trạm sạc. Nhà sản xuất ô tô Đức sẽ xếp hạng các trụ sạc để tài xế dễ lựa chọn.
Cuối cùng, ứng dụng My BMW cũng sẽ được nâng cấp vào đầu năm nay, bổ sung tính năng Comfort Access với chìa khóa kỹ thuật số BMW Digital Key Plus để có thể đóng/mở cửa xe mà không cần chạm cửa xe hay khóa bấm.
Công ty đã thiết kế lại chế độ xem bản đồ, cho phép tài xế lựa chọn và nhập các điểm đến thuận tiện hơn.
Ứng dụng này cũng sẽ ghi nhận thói quen lái xe của tài xế để từ đó gợi ý mẫu xe điện nào của BMW phù hợp nhất với họ, điều mà hãng cho rằng sẽ giúp gia tăng sự quan tâm tới xe điện từ những người đang sử dụng xe động cơ đốt trong.
Theo Dân trí
Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Dưới đây là doanh số cụ thể của 5 mẫu xe bán tải trong tháng 4/2022:
1. Ford Ranger: 1.433 xe
Kết thúc tháng 4, "nhà vua" Ford Ranger bán được 1.433 xe, tăng 505 xe so với tháng 3 (bán 928 xe). Cộng dồn doanh số từ đầu năm, Ranger bán 3.348 xe, giảm 2.016 xe so với cùng kỳ năm ngoái (bán 5.364 xe).
Ford Ranger đã được chuyển về lắp ráp tại Việt Nam từ tháng 6/2021 gồm các phiên bản: XL, XLS, LTD và Wildtrak giá 616-925 triệu đồng. Riêng bản XLS (cả MT và AT, giá lần lượt 630 triệu và 650 triệu đồng) vẫn duy trì nhập khẩu từ Thái Lan để bán song song với các phiên bản lắp ráp.
2. Mitsubishi Triton: 155 xe
Trong tháng 4, mẫu bán tải của Mitsubishi bán được 155 xe, giảmgiảm 236 xe so với tháng 2 (bán 391 xe). Cộng dồn 4 tháng, Mitsubishi Triton bán được 1.551 xe, giảm 793 xe so với cùng kỳ năm ngoái (bán 758 xe).
Mitsubishi Triton 2021 đang được nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan với 2 tuỳ chọn động cơ diesel 2.4L và 2.5L, kết hợp với hộp số MT hoặc AT và cho ra 7 phiên bản, giá bán dao động từ 555 đến 865 triệu đồng.
3. Mazda BT-50: 29 xe
Vị trí số 3 trên bảng xếp hạng đã thay đổi trong tháng 4 khi Mazda BT-50 bán được 29 xe, giảm 61 xe so với tháng 3 (bán 90 xe), thay thế vị trí của Isuzu D-Max. Cộng dồn từ đầu năm, Mazda BT-50 bán được 300 xe, giảm 165 xe so với cùng kỳ năm ngoái (bán 465 xe).
Cuối tháng 8/2021, thế hệ mới All New Mazda BT-50 đã chính thức ra mắt và tiếp tục có 4 tuỳ chọn phiên bản là 1.9 Premium (4x4); 1.9 Luxury (4x2); 1.9 AT (4x2) và 1.9 MT (4x2), với giá bán từ 659 triệu.
4. Isuzu D-Max: 25 xe
Kết quả bán hàng tháng 4 của Isuzu D-Max là 25 xe, giảm 107 xe so với tháng 3 (bán 132 xe). Lũy kế từ đầu năm, Isuzu D-Max bán được 372 xe, trong khi cùng kỳ năm ngoái kết quả là con số 0 do nhà phân phối dừng bán.
Isuzu D-Max thế hệ mới được giới thiệu tới người tiêu dùng Việt Nam với 3 phiên bản thay vì 4 bản như trước từ tháng 4. Giá dao động từ 630-850 triệu đồng. So với thế hệ cũ, Isuzu D-Max bị chê bởi giá bán đắt, tăng cả trăm triệu so với trước đây nên sẽ khó cạnh tranh so với các đối thủ mạnh khác.
5. Toyota Hilux: 0 xe
So với tháng 3 trước đó, Toyota Hilux có kết quả bán hàng trong tháng 4 đáng buồn khi có doanh số bằng 0. Cộng dồn 3 tháng, Toyota Hilux bán ra thị trường tổng cộng 10 xe, thua xa con số bán 803 xe của cùng kỳ năm ngoái.
Nguyên nhân của việc bán hàng ở mức cực thấp như trên được nhiều đại lý cho biết họ không có xe để trả hàng khách. Hiện tại do ảnh hưởng từ nguồn cung toàn cầu, Toyota Hilux lắp ráp tại Thái Lan bị thiếu hàng trầm trọng.
Toyota Việt Nam đã giới thiệu mẫu bán tải Hilux 2020 ra thị trường từ tháng 8/2020 và duy trì đến nay với 4 phiên bản. Ở phiên bản mới, Hilux đắt nhất ở mức 913-921 triệu và rẻ nhất 628-636 triệu. Mức tăng cao nhất thuộc về bản 2.8 4x4 AT Adventure, thay thế bản 2.8G 4x4 AT, tăng 35-43 triệu.
Đình Quý
Bạn đánh giá gì về 5 mẫu xe bán tải nói trên? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận. Trân trọng mời bạn đọc gửi tin, bài, ảnh, video cộng tác về Ban Ô tô xe máy - Báo VietNamNet theo địa chỉ email: [email protected]. Xin cảm ơn!
" alt=""/>Doanh số xe bán tải tháng 4/2022: Toyota Hilux, Isuzu DTheo bức thư, Honda đã chia sẻ dữ liệu từ 97.000 chiếc xe với Verisk (công ty môi giới dữ liệu) trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến 2024. Các chủ xe đã tham gia vào chương trình Phản hồi lái xe (Driver Feedback) của Honda thông qua ứng dụng di động, và dữ liệu của họ đã được tiết lộ cho công ty phân tích.
Công ty này trả cho Honda số tiền 25.920 USD, tương đương chỉ 26 cent (tương đương khoảng 6.000 VNĐ) mỗi xe.
Hyundai đã bán một lượng dữ liệu lớn hơn nhiều cho Verisk trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến 2024 của những người dùng đã kích hoạt kết nối internet trên xe của họ, tự động đăng ký những chiếc xe này vào chương trình Điểm lái xe của hãng xe Hàn mà không cho họ biết. Lượng dữ liệu được bán trên mức 1,7 triệu xe với giá khoảng 1 triệu USD, tương đương 61 cent (tương đương khoảng 15.000 VNĐ) mỗi xe.
Vào tháng 4, Verisk đã ngừng sviệc đánh giá lái xe dựa trên dữ liệu từ các xe kết nối internet. General Motors cũng đã bán dữ liệu từ những người tiêu dùng tham gia chương trình Lái xe thông minh của họ cho Verisk. Tuy nhiên, công ty này không tiết lộ cho các Thượng nghị sĩ số lượng xe liên quan hoặc số tiền đã thanh toán.
Bức thư cũng cáo buộc một số hãng xe đưa ra các quảng cáo không đúng sự thật về kết quả tiềm năng từ các chương trình tương ứng của họ, nhấn mạnh các ưu đãi thay vì mức phí có thể phát sinh khi tham gia.
Hai Thượng nghị sĩ Wyden và Markey yêu cầu Chủ tịch FTC - Lina Kahn - điều tra cách các hãng xe tiết lộ và chia sẻ dữ liệu người tiêu dùng. Hiện tại, trang tin Motor1 đã liên hệ với Hyundai để xác nhận các số liệu trong bức thư.
Các nhà sản xuất ô tô dường như rất thích thú trong việc thu thập dữ liệu lái xe của người dùng để biết nhiều hơn về thói quen lái xe. Bất kỳ thiết bị nào có chip máy tính, kết nối internet và một hoặc hai cảm biến đều có thể thu thập, sau đó truyền dữ liệu mà một công ty sau đó có thể chia sẻ và bán cho các bên thứ ba khác nhau.
Chương trình Phản hồi lái xe (Driver Feedback) của Honda là một dịch vụ dành cho khách hàng của Honda, được thiết kế để thu thập và phân tích dữ liệu lái xe của người dùng nhằm cung cấp thông tin về thói quen lái xe và cải thiện kỹ năng lái xe của họ. Khách hàng có điểm số lái xe tốt có thể nhận được các ưu đãi hoặc giảm giá từ các công ty bảo hiểm tham gia chương trình.
Chương trình Điểm lái xe (Driving Score) của Hyundai cũng áp dụng cách tương tự nhưng chỉ khác tên gọi.
Cả Hyundai và Honda đã có phát ngôn chính thức sau những thông tin các Thượng nghị sĩ viết trong bức thư. Chia sẻ với trang Motor1, hai hãng xe cho rằng họ chỉ cung cấp dữ liệu lái xe của người dùng cho công ty bảo hiểm với mục đích khích lệ hành vi lái xe an toàn. Những khách hàng không tham gia chương trình vẫn được bảo mật dữ liệu cá nhân.
Theo Motor1
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt=""/>Hyundai và Honda vướng nghi vấn bán dữ liệu của khách hàng với giá rẻ mạt