Kỳ vọng mở ra chương mới cho quản trị quốc gia
Trao đổi với phóng viên Dân trívề vấn đề tinh gọn tổ chức bộ máy, đại biểu Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, việc sáp nhập các bộ, ngành có chức năng tương đồng là một giải pháp quan trọng nhằm tối ưu hóa hiệu quả quản lý Nhà nước, tiết kiệm nguồn lực và hiện đại hóa bộ máy hành chính.
PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội (Ảnh: Phạm Thắng).
Theo ông Sơn, Nghị quyết 18 của Trung ương đã đặt nền tảng cho sự thay đổi này khi nhấn mạnh đến việc nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn về quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, đồng thời đề ra giải pháp kiện toàn tổ chức và thu gọn đầu mối. Điều này cho thấy tầm nhìn dài hạn và quyết tâm cải cách để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.
"Thời điểm hiện tại có thể xem là cơ hội chín muồi để hiện thực hóa mục tiêu này. Sự quyết tâm chính trị từ cấp lãnh đạo cao nhất cùng đồng thuận xã hội sẽ là động lực quan trọng giúp Việt Nam tạo ra một bộ máy hành chính hiện đại, tinh gọn và hiệu quả hơn, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới", ông Sơn nói.
Ông Sơn cho rằng, việc Tổng Bí thư Tô Lâm gọi sắp xếp tinh gọn bộ máy là "cuộc cách mạng" không chỉ thể hiện tầm quan trọng mà còn nhấn mạnh sự quyết liệt cần có để thực hiện nhiệm vụ này. Đây thực sự là một thay đổi mang tính đột phá, không chỉ nhằm cải thiện hiệu quả quản lý Nhà nước mà còn đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước trong giai đoạn mới.
Tinh gọn bộ máy không đơn thuần là việc cắt giảm cơ học số lượng cơ quan hay nhân sự mà là tái cấu trúc toàn diện, làm rõ chức năng, nhiệm vụ, loại bỏ những chồng chéo, bất cập đã tồn tại nhiều năm, theo ông Sơn.
Điều này ông Sơn cho biết sẽ giúp giảm bớt gánh nặng ngân sách, tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng hơn giữa các cơ quan, đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp. Đây là yếu tố sống còn để đáp ứng kỳ vọng của xã hội trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng và chịu áp lực cạnh tranh ngày càng lớn.
"Tôi tin rằng, với tầm nhìn chiến lược và sự lãnh đạo sáng suốt, Việt Nam hoàn toàn có thể biến cuộc cách mạng này thành hiện thực, mở ra một chương mới cho quản trị quốc gia", ông Sơn bày tỏ.
Người đứng đầu cần tiên phong, gương mẫu
Liên quan đến vấn đề này, theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Phó Trưởng đoàn chuyên trách đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương, trước tiên cần nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan rằng bộ máy Nhà nước của chúng ta còn đang quá cồng kềnh, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ.
"Đây là thời điểm rất phù hợp để chúng ta thực hiện cuộc cách mạng này", bà Nga khẳng định.
TS Nguyễn Thị Việt Nga, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Phó Trưởng đoàn chuyên trách đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương (Ảnh: Phạm Thắng).
Theo bà Nga, đã là cách mạng thì bao giờ cũng có sự hy sinh. Trong sự hy sinh đó, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, đặc biệt trách nhiệm của người đứng đầu rất quan trọng. Đây chính là tình huống cụ thể để người đứng đầu phát huy và thể hiện vai trò tiên phong, gương mẫu của mình.
Người đứng đầu mà nêu gương, vì lợi ích chung thì sẽ có được niềm tin, sự lan tỏa, đồng thuận rất lớn, từ đó sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc sắp xếp tinh gọn bộ máy từ Trung ương xuống địa phương, bà Nga nhận định.
Ngược lại, bà Nga cho rằng, nếu người đứng đầu không nêu gương, còn chần chừ, e ngại thì việc triển khai thực hiện sẽ gặp khó khăn. Vì vậy, sự gương mẫu của người đứng đầu rất quan trọng khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy.
"Yêu cầu đặt ra khi sáp nhập là vừa phải tinh gọn vừa phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả cho bộ máy. Muốn vậy, buộc chúng ta phải rà soát một cách kỹ lưỡng, khoa học, còn nếu sáp nhập cơ học thì có thể gọn nhưng lại không tinh. Mà đã không tinh thì sẽ không hiệu quả", nữ đại biểu khẳng định.
Cần giải quyết hợp lý cho cán bộ bị tinh giản
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng, việc thực hiện tinh giản chắc chắn sẽ làm được, nhưng cần lưu ý đến việc thực hiện chính sách với những nhân lực dôi dư.
Theo ông Hòa, sắp tới các vị trí bị tinh giản không chỉ là nhân viên, mà còn có các vị trí như phó phòng, trưởng phòng, vụ trưởng, thậm chí cả Thứ trưởng, Bộ trưởng... nên số lượng nhân lực dôi dư chắc chắn không hề nhỏ, có thể lên tới hàng nghìn người.
Ông Hòa cho rằng, cần có chế độ chính sách phù hợp, rõ ràng, cụ thể để những người có thể bị tinh giản sắp tới có thể hài lòng, vui vẻ chuyển sang làm việc khác.
"Cơ bản và cốt lõi là vấn đề con người. Giải quyết được vấn đề con người mới giải quyết được vấn đề nhận thức, tư tưởng", vị đại biểu nói.
" alt=""/>Thời điểm chín muồi để thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máyTôi không ngờ có ngày tôi và Liên gặp lại nhau (Ảnh minh họa: TD).
Hôn nhân bước sang năm thứ hai, bỗng một ngày, vợ tôi đưa cho tôi đơn ly hôn đã ký sẵn. Liên nói không thể chịu đựng thêm nữa. Tôi rất sốc vì lâu nay không thấy vợ có phản ứng gì khó chịu. Cô ấy nói cô ấy đã cố nhịn, biết tôi bận rộn nên không muốn làm phiền hay hờn dỗi. Tuy nhiên là chồng, tôi đã quá vô tâm, không bao giờ biết sẻ chia, dỗ dành cô ấy.
Nghe những lời Liên nói, tôi biết mình sai nhưng quả thực cũng không thể làm khác. Do đó, tôi đồng ý ký vào đơn ly hôn để giải thoát cho cô ấy. Sau khi chia tay, cô ấy nghỉ việc, vào miền Nam lập nghiệp và chúng tôi không còn liên lạc.
Hơn 4 năm sau, tôi tình cờ gặp lại vợ cũ ở một bệnh viện tại miền Nam trong chuyến công tác dài ngày của mình. Tôi vào đây để trao đổi và hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn trong khoảng 3 tháng. Liên giờ vừa làm trợ lý bác sĩ ở bệnh viện, vừa học lên bác sĩ.
Nói thật gặp lại Liên, tôi rất vui. Những tưởng trước kia ly hôn cũng chẳng sao, nhưng nó ảnh hưởng đến tôi nhiều hơn tôi tưởng. Nhiều ngày tháng sau đó, tôi luôn cảm thấy có lỗi và nhớ vợ cũ. Thấy Liên vẫn xinh đẹp, tinh tế và chu đáo như xưa, bất giác tôi cảm thấy yêu cô ấy còn nhiều hơn trước.
Tôi cố tình nhận làm cùng, hướng dẫn chuyên môn cho Liên. Tôi học cách quan tâm đến cô ấy hơn, thường xuyên mua đồ ăn, thậm chí trà sữa... những thứ tôi chưa từng làm trước đây cho cô ấy.
Rất may, Liên không né tránh hay khó chịu mà luôn tiếp nhận sự quan tâm đó của tôi. Cô ấy luôn ngồi say sưa hàng giờ nghe tôi nói về các bệnh án, ca bệnh điển hình... Cô ấy còn mua quà, nấu đồ ăn cho tôi để cảm ơn. Qua ánh mắt và thái độ, cử chỉ của Liên, tôi biết cô ấy vẫn còn tình cảm với tôi.
Trong một lần cơ quan liên hoan, tôi có hơi quá chén và Liên phải đưa tôi về. Chuyện gì đến cùng đến, vì có tình cảm với nhau nên chúng tôi đã đi quá giới hạn. Sau hôm đó, chúng tôi quyết định "yêu lại từ đầu". Những ngày tháng này thật sự hạnh phúc, chúng tôi hiểu nhau, cùng nhau phấn đấu trong công việc và quan tâm lẫn nhau khác hẳn trước kia.
Tôi cố ở lại đến khoảng 5 tháng thì phải trở về cơ quan. Trước khi về, tôi ngỏ ý muốn tái hôn với Liên và cô ấy vui vẻ đồng ý. Liên cũng chấp nhận việc sẽ làm việc ở bệnh viện cũ cùng tôi. Mọi chuyện như thế tưởng như là hoàn hảo, nhưng trong thời gian bàn việc này, Liên đột nhiên tỏ ra giận dỗi.
Tôi gặng hỏi mãi, Liên mới nói chuyện cầu hôn cô ấy có thể bỏ qua, nhưng những thứ khác thì không được. Chúng tôi cần tổ chức đi chụp ảnh cưới, mua nhẫn cưới và tổ chức lại đám cưới. Cô ấy có thể đi xem, đặt chỗ, làm mọi việc hộ tôi nếu tôi bận, nhưng phải đủ các hạng mục này.
Nghe Liên nói đến đâu, tôi bất ngờ đến đó. Tôi không đồng ý vì chúng tôi từng kết hôn, nay tái hôn với đúng người cũ có gì mà phải rình rang. Ảnh cưới, nhẫn cưới tôi vẫn giữ, mua lại làm gì cho phí. Tôi không tiếc tiền nhưng chúng tôi đều quá bận, nhất là những việc này chỉ mang tính hình thức khoe mẽ, rất không cần thiết. Chúng tôi yêu nhau và về lại với nhau là đủ, không phải sao?
Thấy tôi phân tích như vậy, Liên đùng đùng đòi chia tay. Cô ấy bảo trước kia đã chịu nhiều thiệt thòi, giờ sẽ không lặp lại sai lầm đó. Hồi trước, do Liên yêu tôi nhiều hơn, theo đuổi tôi bằng được nên cô ấy phải chịu. Hiện tại, mối quan hệ là ngang bằng, tôi cần biết đáp ứng những yêu cầu của cô ấy. Nếu không thì không có chuyện cưới xin hay tái hôn gì hết, mỗi đi đăng ký kết hôn thôi chưa đủ.
Giữa chúng tôi, không ai chịu nhường ai, tạm thời đang "chiến tranh lạnh". Tự nhiên suy nghĩ lại, tôi thấy mới có vấn đề cưới xin đã như thế này, sống chung liệu còn tranh cãi, xích mích đến thế nào nữa? Có vẻ chúng tôi không hợp nhau thật, Liên cũng không phải cô gái nhẹ nhàng, hiền lành như tôi tưởng.
Tôi hiện không muốn tái hôn với vợ cũ nữa. Liệu trong lần này, tôi lại đang tiếp tục sai hay Liên mới là người đòi hỏi quá đáng?
Theo Dân trí