“Điều này sẽ khuyến khích sử dụng điện hiệu quả, tiết kiệm vào khung giờ thấp điểm, đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng trong tiếp cận thông tin về giá điện và quy trình điều chỉnh giá điện”, ông Bình phân tích.
Ngoài ra, việc điều chỉnh giá điện nên được công khai, minh bạch và có sự tham gia giám sát của cơ quan quản lý nhà nước.
Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) đề nghị làm rõ và bổ sung quy định cụ thể về đảm bảo cơ cấu giá điện hai thành phần và có lộ trình rõ ràng về xóa bù chéo giữa các nhóm khách hàng. Việc này để đảm bảo bình đẳng, giá điện theo thị trường, khuyến khích tiết kiệm điện cho sản xuất.
Ông Hòa cũng đồng tình việc thực hiện giá điện hai thành phần (công suất và giá điện năng) để rõ ràng, minh bạch và chấm dứt bù chéo giữa các nhóm khách hàng.
“Không thể để khách hàng này thu giá cao để bù cho nhóm khác thu thấp hơn. Như vậy sẽ không khuyến khích sử dụng tiết kiệm, thiếu công bằng. Giá điện theo thị trường sẽ tránh việc Tập đoàn Điện lực Việt Nam báo lỗ hằng năm, do phải bù chênh lệch giá. Mua cao thì phải bán cao, không thể mua cao lại bán thấp”, ông Hòa nhấn mạnh.
Chưa biết đến bao giờ ra khỏi “cái bóng khổng lồ” của EVN
Đại biểu Trần Hữu Hậu (đoàn Tây Ninh) nêu hàng loạt vấn đề đang gây bức xúc, tranh cãi liên quan đến ngành điện như: Giá điện, mua bán điện, phát điện và hòa điện lên lưới của các nhà máy ngoài EVN; bù chéo…
Theo ông Hậu, tình trạng này có nhiều nguyên do nhưng có một nguyên do căn bản là “chúng ta chưa có thị trường điện cạnh tranh”.
Đại biểu tỉnh Tây Ninh dẫn Luật Điện lực hiện hành quy định, thị trường điện cạnh tranh có 3 cấp độ: Cấp độ 1 là thị trường phát điện cạnh tranh; cấp độ 2 là thị trường mua, bán buôn điện cạnh tranh; cấp độ 3 là thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.
Cả 3 cấp độ này, theo ông Hậu, chỉ là bề nổi của thị trường điện cạnh tranh. Còn muốn có thị trường điện cạnh tranh thực sự phải thay đổi triệt theo hướng tách bạch thực sự 3 khâu then chốt của ngành điện. Đó là phát điện, truyền tải điện và điều độ hệ thống điện quốc gia.
Cùng với đó, tách bạch rõ ràng giữa kinh doanh với quản lý Nhà nước, giữa kinh doanh với thực hiện chính sách an sinh xã hội.
Ông Hậu bày tỏ sốt ruột sau 20 năm kể từ khi có Luật Điện lực, “trái tim” của hệ thống điện quốc gia là trung tâm điều độ điện quốc gia mới chính thức tách ra khỏi EVN chuyển về Bộ Công Thương từ 8/2024.
Hiện trung tâm này còn đang lo ổn định tổ chức, nhân sự và chưa biết đến bao giờ sẽ thực sự ra khỏi “cái bóng khổng lồ” của EVN.
Trong khi đó, mạch máu của hệ thống điện quốc giá, tức là hệ thống truyền tải điện thì vẫn trực thuộc Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia (EVN).
Đại biểu băn khoăn với những sửa đổi trong dự thảo luật lần này vẫn chưa có những quy định pháp lý đủ mạnh để sự thay đổi mang tính quyết định, giúp cho thị trường điện cạnh tranh vận hành thực sự cạnh tranh, công khai, minh bạch và công bằng.
Không có chính sách, không có đầu tư, tức không có điện
Giải trình sau đó, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, đến nay Việt Nam đã hoàn thành thị trường phát điện cạnh tranh, khi hơn 52% nguồn điện thuộc các tập đoàn ngoài EVN, như Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (TKV) và các nhà đầu tư tư nhân. EVN cũng chỉ chiếm trên 37% tỷ trọng nguồn điện.
Còn chính sách mua bán điện trực tiếp (DPPA) giữa các hộ dùng điện lớn vừa được ban hành.
Khẳng định đây là cơ sở để vận hành thị trường bán buôn, ông Diên cho biết, Bộ Công Thương đang nghiên cứu sửa cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, giá điện hai thành phần… những yếu tố cho thị trường bán lẻ điện.
Ông Diên cũng hứa sẽ tiếp thu tối đa ý kiến các đại biểu Quốc hội để hoàn thiện dự luật, trình thông qua vào cuối kỳ họp này.
“Bởi không có chính sách, không có đầu tư, tức không có điện. Vì thế, chậm một ngày luật này được thông qua, chúng ta sẽ chậm nhiều năm trong thu hút đầu tư, đủ điện cho phát triển", Bộ trưởng Công Thương lý giải.
" alt=""/>Bộ trưởng Công Thương: Chậm một ngày sẽ chậm nhiều năm trong thu hút đầu tưHiện tại, Hàn Quốc bắt đầu chuyển sang mùa đông, vì vậy dù có nắng nhưng thời tiết vẫn khá lạnh. Điều này nằm trong sự tính toán của BHL nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất cho kế hoạch tập huấn. Theo đó, buổi sáng nền nhiệt ở mức thấp, tuyển Việt Nam chủ yếu rèn thể lực trên sân cỏ nhân tạo trong nhà thi đấu có mái che. Buổi chiều, thầy trò HLV Kim Sang Sik tăng cường kỹ chiến thuật trên tập cỏ tự nhiên, nằm cách khách sạn khoảng 15 phút di chuyển xe bus.
Tại Hàn Quốc, tuyển Việt Nam có 3 trận đấu tập với “quân xanh” được sắp xếp theo độ khó tăng dần nhằm phục vụ chuyên môn của BHL, gồm CLB Ulsan Citizen (K-League 3), Daegu FC và Jeonbuk Hyundai Motors FC (K-League 1).
HLV Kim Sang Sik kỳ vọng 3 trận đấu này giúp tuyển Việt Nam có những bài test chất lượng nhằm hoàn thiện đội hình, lối chơi trước khi bước vào AFF Cup 2024.
Theo thông tin ban đầu, vào tối 24/9, gia đình thầy A Lê có một con trâu bị chết. Phong tục tập quán của bà con địa phương xem đây là điều không tốt nên nhiều người đến hỏi thăm, chia sẻ.
Sáng 25/9, sau khi lên lớp 2 tiết đầu ở trường, do có bà con ở xa đến chơi nên thầy A Lê về nhà và uống rượu với họ. Sau đó, thầy A Lê lên đứng lớp dạy 2 tiết cuối tại khối lớp 4. Việc thầy sử dụng rượu bia trong giờ hành chính đã bị người dân phản ánh với cơ quan quản lý.
Qua xác minh, xác định giáo viên A Lê chưa chấp hành nghiêm nội quy, quy chế làm việc, kỷ luật, kỷ cương hành chính, thời gian làm việc, lãnh đạo nhà trường đã ra quyết định kỷ luật bằng hình thức khiển trách.
Trưởng phòng GD-ĐT huyện Tu Mơ Rông Lê Văn Hoàng cho biết, việc uống rượu rồi lên lớp là trái với quy định, gây ảnh hưởng đến công tác chuyên môn giảng dạy của nhà trường và uy tín của giáo viên.
Phòng đang tham mưu để có chỉ đạo tất cả các đơn vị trường học tiếp tục thường xuyên nắm bắt tình hình của giáo viên liên quan đến vấn đề chấp hành nội quy, quy chế.
" alt=""/>Uống rượu rồi lên lớp dạy học, thầy giáo bị kỷ luật