Rất nhiều show truyền hình nổi tiếng, kênh HBO và nhiều kênh truyền hình như CNN, Cartoon Network cũng như xưởng phim Warner Bros, New Line Cinema đều là một phần của Time Warner. Từ nay, tất cả sẽ cùng “về chung một nhà” với gã khổng lồ viễn thông AT&T sau thương vụ có giá 85,4 tỷ USD. Đây là một trong những thương vụ mua lại lớn nhất lịch sử.
AT&T xác nhận sẽ mua lại Time Warner với một nửa bằng tiền mặt và một nửa bằng cổ phiếu với giá trị tương ứng 107,5 USD/cổ. Hai công ty xác nhận dự kiến vụ giao dịch sẽ kéo dài trong vòng 3 ngày và hoàn tất vào năm 2017.
Vào ngày thứ 6 vừa rồi (21/10), cổ phiếu của hãng Time Warner đóng cửa ở mức 89,48 USD trong khi cổ phiếu của AT&T đóng cửa ở mức 37,49 USD.
Thương vụ đánh dấu bước tiếp theo trong kế hoạch đầy tham vọng của AT&T nhằm kiểm soát mọi khía cạnh cuộc sống của người dùng. Với thương vụ Time Warner, AT&T có thể phục vụ bạn các dịch vụ không dây, internet gia đình thông qua mảng kinh doanh truyền thống của hãng, cung cấp dịch vụ TV vệ tinh thông qua DirecTV và sản xuất rất nhiều phim cũng như show truyền hình bạn xem.
Còn đối với Time Warner, thương vụ này là câu trả lời cho những áp lực mà các công ty truyền thông của hãng phải hứng chịu trước đó. Cách đây 2 năm, hãng 21st Century Fox từng tìm cách mua lại Time Warner thế nhưng thương vụ đã không thành công như mong đợi.
Sự kết hợp của một công ty cung cấp dịch vụ viễn thông với một công ty truyền thông khiến chúng ta dễ dàng liên tưởng đến việc hãng Comcast mua lại đại đa số cổ phần để nắm quyền kiểm soát hãng truyền thông NBC Universal năm 2011.
" alt=""/>AT&T xác nhận mua lại công ty đứng sau Warner Bros và CNN với giá 85,4 tỷ USDThông tin từ Bộ Giao thông vận tải cho hay, ngày 19/10, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các cơ quan, đơn vị liên quan về tình hình thực hiện Đề án “Giải pháp giao thông thông minh trên nền bản đồ số”.
Công ty TNHH MTV Hanel cho biết, Đề án “Giải pháp giao thông thông minh trên nền bản đồ số” đã được Bộ Giao thông vận tải chỉ định giao Hanel thực hiện ở cả 5 lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ là đường bộ, hàng hải, đường thủy nội địa, hàng không và đường sắt.
Quá trình thực hiện Đề án được chia thành 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 thực hiện trong lĩnh vực đường bộ; giai đoạn 2 thực hiện với các lĩnh vực còn lại. Bộ Giao thông vận tải giao Trung tâm CNTT thay mặt Bộ thẩm tra, thẩm định Đề án tổng thể.
Ông Phạm Duy Ninh - Giám đốc Trung tâm CNTT - Bộ Giao thông vận tải cho biết, Bộ Giao thông vận tải là cơ quan quản lý duy nhất một bản đồ giao thông kỹ thuật số thống nhất trên toàn quốc. Các cơ quan, đơn vị có thể triển khai xây dựng các ứng dụng trên nền bản đồ số này theo các lĩnh vực chuyên ngành. Bộ sẽ xây dựng quy chế cập nhật và chia sẻ thông tin, dữ liệu liên quan. Trung tâm CNTT được Bộ Giao thông vận tải giao trực tiếp quản lý bản đồ số của Bộ và là đầu mối cung cấp bản đồ cho Tổng cục và các Cục theo quy định.
Theo bà Bùi Thị Hải Yến - Phó Tổng giám đốc Công ty Hanel, giải pháp tổng thể quản lý giao thông thông minh trên nền bản đồ số kết nối các ứng dụng, cơ sở dữ liệu từ cả 5 lĩnh vực trên nhằm giúp Bộ Giao thông vận tải có một hệ thống quản lý tổng thể và sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn như: tối ưu hóa hiệu quả quản lý nhà nước bằng ứng dụng CNTT; giải quyết được các vấn đề nhức nhối nhất hiện nay cho các doanh nghiệp và đơn vị vận tải; cung cấp cho người dân các thông tin chỉ dẫn giao thông, điểm đen, điểm ùn tắc, cảnh báo tốc độ và tạo môi trường giao thông an toàn; nâng cao ý thức tham gia giao thông, tạo niềm tin và sự an toàn cho người dân.
Phó Tổng giám đốc Hanel Bùi Thị Hải Yến cũng cho biết thời điểm hiện tại, Công ty Hanel đã xây dựng xong các ứng dụng quản lý vận tải đường bộ theo yêu cầu của Bộ Giao thông vận tải gồm hệ thống giám sát hành trình, hệ thống biển báo tốc độ, hệ thống tích hợp ứng dụng quản lý tuyến cố định, hệ thống giám sát hành trình hai chiều, hệ thống sàn giao dịch vận tải và hệ thống điều hành taxi.
![]() |
![]() |