“Điều đáng báo động là tốc độ giao thông xung quanh trường học thường xuyên vượt quá giới hạn tốc độ được quốc tế khuyến nghị đối với khu vực trường học”, đại diện Bộ GTVT cho biết.
Với mục tiêu đến năm 2030 “100% khu vực cổng trường học nằm trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, các đường trục chính đô thị được tổ chức giao thông bảo đảm an toàn và chống ùn tắc giao thông”, Bộ GTVT phối hợp với ĐH Giao thông Vận tải, Quỹ phòng chống thương vong châu Á (AIP) đã xây dựng cuốn tài liệu “Sổ tay an toàn giao thông khu vực trường học”.
Sau hai năm nghiên cứu và áp dụng thí điểm, sổ tay “An toàn giao thông khu vực trường học đã hoàn thiện”. Tháng 8 vừa qua, cuốn sổ tay đã được Bộ GTVT gửi các địa phương làm tài liệu tham khảo khi triển khai các công trình, dự án, giải pháp đảm bảo an toàn giao thôngđường bộ đi qua khu vực trường học trên toàn quốc.
Tại hội thảo diễn ra hôm nay (6/10), các đại biểu đã được giới thiệu về nội dung cuốn Sổ tay An toàn giao thông khu vực trường học và cách thức áp dụng cuốn sổ tay trong thực tế.
Ngoài ra, các đại biểu cũng được giới thiệu về Ứng dụng Kết nối thanh thiếu niên (YEA) do Chương trình Đánh giá Đường bộ Quốc tế (iRAP) cùng với Quỹ AIP phát triển với sự hỗ trợ của tổ chức Fondation Botnar và Anditi.
Hiện ứng dụng này thuộc hợp phần của dự án “Tuổi trẻ và những cung đường biết nói - Ai&Me” được phát triển với mục đích: Trao quyền cho thanh thiếu niên để có những con đường đến trường an toàn hơn.
Ứng dụng YEA là một công cụ hỗ trợ giới trẻ trực tiếp chia sẻ ý kiến và báo cáo những nơi an toàn hay có nguy cơ gây rủi ro cho người tham gia giao thông đường bộ. Ý kiến đánh giá của các em được chia sẻ từ ứng dụng sẽ được thu thập và khuyến nghị đến các cơ quan chức năng để đưa ra các chiến lược và giải pháp nhằm đảm bảo an toàn giao thông đường bộ.
Các điểm có nguy cơ hay gọi là điểm đen giao thông mà các em chia sẻ thông qua ứng dụng sẽ là cơ sở cho việc thực hiện đánh giá cơ sở hạ tầng chi tiết hơn bằng công cụ xếp hạng sao trường học.
Đại diện IRAP - Bà Shanna Luccshesi - Điều phối viên dự án trình bày dữ liệu do chính học sinh báo cáo dưới dạng khuyến nghị hữu ích để Chính phủ cải thiện các khu vực trường học trên toàn quốc.
Hữu Duyên và nhóm PV, BTV" alt=""/>Ứng dụng YEA, công cụ hỗ trợ giới trẻ báo cáo những điểm đen giao thôngLúc tỉnh dậy, bà mới phát hiện chiếc vòng đã bị trôi xuống họng. Bệnh nhân cố móc họng để nôn ra chiếc vòng nhưng không được, lập tức được gia đình đưa vào bệnh viện cấp cứu. Bác sĩ đánh giá đây là sự cố hy hữu.
Tại đây, ê-kíp trực khoa Nội tiêu hóa đã nội soi cấp cứu và gắp được chiếc vòng từ dạ dày của bệnh nhân. Sau gắp dị vật, sức khỏe bệnh nhân ổn định và được ra viện.
Các bác sĩ khuyến cáo khi nuốt phải dị vật, người bệnh không nên tự móc họng, gây tổn thương thêm cho niêm mạc đường tiêu hóa; Cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, nội soi lấy dị vật, tránh những biến chứng khó lường.
Thứ hai, sàng lọc virus HPV. Đây là virus gây u nhú ở người, ký sinh trong tế bào cổ tử cung, làm biến đổi hình thể của tế bào tạo ra các bất thường. Virus này có nhiều type. Trong đó, các type có nguy cơ ung thư cao lầ 16, 18, 31, 45 (60-70% người mang type virus này có thể bị ung thư). Các type khác nguy cơ thấp hơn hoặc chỉ gây u nhú. Khi bạn làm xét nghiệm HPV, nếu dương tính bạn sẽ biết nguy cơ ung thư cổ tử cung ở mức độ nào.
Việc sàng lọc ung thư cổ tử cung được khuyến cáo 3 năm sau lần quan hệ tình dục đầu tiên. Theo nhiều khyến cáo, phụ nữ trên 25 tuổi nên làm xét nghiệm virus HPV. Tuy nhiên, người quan hệ tình dục sớm nên thực hiện tầm soát sớm. Bởi chúng tôi từng mổ cho một nữ bệnh nhân mới 23 tuổi, quan hệ tình dục từ năm 15-16 tuổi.
Nếu dương tính HPV, bạn nên xét nghiệm lại mỗi năm một lần. Nếu có kết quả âm tính, bạn cần xét nghiệm ba năm một lần. Phụ nữ mãn kinh nếu có kết quả khám trước đó đều âm tính sẽ dừng sàng lọc ung thư ở tuổi 65.
Ung thư vú
Việc sàng lọc ung thư vú rất đơn giản và không tốn kém. Nếu 20 tuổi, bạn nên tự khám vú ở nhà. Khi nhận thấy các bất thường ở vú như u, cục, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra lại.
Phụ nữ trên 30 tuổi cần được sàng lọc bằng khám lâm sàng và siêu âm. Từ 40 tuổi, phụ nữ cần khám lâm sàng, siêu âm và chụp nhũ ảnh. Trường hợp có mẹ, chị em gái, dì bị ung thư vú sẽ được khuyến cáo làm xét nghiệm gene. Người mang gene bệnh sẽ được sàng lọc sớm và kỹ lưỡng hơn.
Ung thư buồng trứng
Đây là ung thư không dự phòng được, bệnh xuất phát ở bất cứ lứa tuổi nào, phổ biến nhất là giai đoạn mãn kinh. Tuy nhiên, bệnh nhân bị ung thư buồng trứng ngày càng trẻ hóa. Chúng tôi từng mổ cho bé gái vừa dậy thì đã mắc bệnh này.
Để sàng lọc ung thư buồng trứng, bạn nên đi siêu âm hàng năm. Nếu có u nang, bác sĩ sẽ đánh giá và định vị nguy cơ ung thư. Bạn có thể làm các xét nghiệm gợi ý tìm ung thư như CA125, HE4… Tuy nhiên, nhiều căn bệnh khác cũng khiến chỉ số CA125 tăng cao.