- Trong khi ông Đinh La Thăng bị đưa ra xét xử lần 2,ápluậtsốTướngPhanVănVĩnhbịtriệutậpĐinhLaThănghầutòthi đấu giải ngoại hạng anh Trung tướng Phan Văn Vĩnh bị Công an tỉnh Phú Thọ triệu tập lên làm việc.
- Trong khi ông Đinh La Thăng bị đưa ra xét xử lần 2,ápluậtsốTướngPhanVănVĩnhbịtriệutậpĐinhLaThănghầutòthi đấu giải ngoại hạng anh Trung tướng Phan Văn Vĩnh bị Công an tỉnh Phú Thọ triệu tập lên làm việc.
Ở tuổi 54, bà Thúy vẫn đang là giáo viên mầm non nên đi làm từ sáng tới chiều. Bà rất thích xem TikTok và tính tình còn trẻ trung. Bà nhen nhóm ý định làm TikTok nên đã rủ con dâu làm cùng. Lúc đó, chị Tuyết có trả lời “để cưới xong con làm cùng mẹ”.
Nói là làm, bà Thúy sắm ngay các trang thiết bị cơ bản như đèn chiếu, micro, máy quay và đăng ký một khóa học làm TikTok online. Học xong, bà mang hết “đồ nghề” sang phòng con dâu bảo con nghiên cứu mặc dù không kỳ vọng nhiều về việc con sẽ làm cùng mình.
Nhưng một hôm, khi bà đang nấu cơm, con dâu “mang máy ra quay tùm lum” và “bị ghiền”. Từ đó, hai mẹ con cùng nhau làm TikTok.
Hai mẹ con mỗi người tự xây dựng một kênh riêng nhưng chị Tuyết kiêm đạo diễn và lên ý tưởng kịch bản cho cả hai kênh.
Điều hài hước nhất mà bà Thúy nhận thấy khi làm TikTok cùng con dâu là “con bảo gì mình phải làm nấy”. Có những cảnh quay con bảo mẹ rửa bát, lau nhà, nấu cơm… Diễn xong là mẹ cũng làm xong việc luôn.
Bố chồng cũng được chị Tuyết huy động từ quê lên để quay TikTok. “Con dâu toàn cho mẹ chồng vai nhặt ve chai, ba chồng đi bán dừa, bán dưa hấu… Cô con gái còn trêu ‘ông bà cưới dâu về để dâu quậy tanh bành’”.
Cứ đi làm về là bà Thúy lại cùng con dâu quay TikTok. Buổi tối, cả nhà cùng nhau ngồi dựng phim. Bà cho rằng đó là cách kết nối thế hệ tốt nhất với gia đình bà. “Bởi vì thời đại bây giờ, cảnh con cái, ba mẹ - mỗi người ngồi ôm một chiếc điện thoại ở phòng riêng, thiếu sự kết nối thế hệ là rất thường gặp”.
Trong quá trình làm TikTok, đôi khi hai mẹ con có những mâu thuẫn quan điểm nhưng thông thường, bà Thúy là người phải “theo” con dâu mặc dù trong lòng cũng có chút buồn.
Nàng dâu chia sẻ, khi chưa lấy chồng, chị hay nghe mọi người khuyên “làm gì thì làm, đừng bao giờ sống chung với mẹ chồng”.
Nhưng sau khi “trải nghiệm”, chị thấy việc chung sống với mẹ chồng không phải quá kinh khủng như người ta vẫn nói. Ngược lại, cuộc sống của chị rất vui vẻ, thoải mái.
Chỉ có duy nhất một việc chị thấy hơi áp lực là mẹ chồng hay đề nghị chị thúc giục chồng ăn uống, tập thể dục điều độ. Nhưng khi chị khuyên thì anh không nghe.
Giải thích về việc này, bà Thúy chia sẻ, sở dĩ bà làm thế là vì rút kinh nghiệm từ bản thân mình. “Ba mẹ giục con chưa chắc con đã nghe nhưng vợ góp ý với chồng thì lại được. Vợ chồng lúc nào cũng là người sát cạnh và lắng nghe nhau. Nhưng không ngờ mình nói thế lại khiến con dâu thấy áp lực. Nay con nói ra, mẹ mới biết là con bực mình”.
Chia sẻ trong chương trình Mẹ chồng nàng dâutập 397, mẹ chồng gốc Bắc cho biết, xưa kia bà làm dâu, dù mẹ chồng hiền lành nhưng cũng chịu nhiều khắt khe của thời đại. “Mẹ già nên hay đau nhức, 4 rưỡi sáng mẹ đã dậy quét nhà, mình không ngủ được. Mình hiểu điều đó nên bây giờ nếu dậy sớm, mình phải khẽ khàng để cho con dâu ngủ, muốn ngủ đến khi nào cũng được”.
Về chi tiêu trong gia đình, bà Thúy quan niệm tiền của ba mẹ cũng là của các con. Bà chưa bao giờ phân biệt. Sau khi các con làm đám cưới hồi tháng 5 năm nay, bà cũng định mua nhà riêng cho các con ở. Tuy nhiên, miếng đất ở Đồng Nai hiện chưa bán được nên kế hoạch bị trì hoãn.
Trước đó, bản thân bà cũng xác định không sống chung với con dâu. Nhưng từ khi chung sống, hai mẹ con lại hòa hợp đến không ngờ.
Bà tự nhận mình là mẹ chồng “teen”. Bà thường xuyên xem và học hỏi những tấm gương mẹ chồng hiện đại để phấn đấu trở thành một mẹ chồng hiểu chuyện và tâm lý.
Khi được hỏi, bà chỉ có một chút góp ý nhỏ với các con là tiền làm ra nên chi tiêu tiết kiệm hơn để lo cho con cái và bản thân trong tương lai.
Sau khi bình tĩnh lại, Tang quyết định đệ đơn ly hôn. Tuy nhiên tòa án bác đơn của anh cuối tuần trước, với lý do"nên cho nhau một khoảng thời gian để sửa chữa mối quan hệ, điều này tốt hơn cho sự ổn định xã hội và hòa hợp gia đình".
Quyết định này phù hợp với quy định "hạ nhiệt ly hôn" - được chính phủ Trung Quốc đưa ra để ngăn chặn "ly hôn bốc đồng". Quy định yêu cầu các cặp vợ chồng phải đợi 30 ngày sau khi nộp đơn để "suy nghĩ lại".
Chia sẻ với báo giới, anh Tang cho biết vô cùng bàng hoàng khi "nuôi con tu hú" 3 năm qua. Chị Fu lại nói rằng chính chồng đã bảo mình "mượn tinh trùng" vì họ không thể thụ thai."Tôi đã thử và nhanh chóng thành công... Tôi không biết liệu con gái có phải là của anh ấy hay không", Fu nói.
Fu đồng ý chia tay, nhưng với điều kiện có quyền sở hữu duy nhất đối với căn hộ của họ, do cả cô và Tang đứng tên nhưng mua bằng tiền của cha mẹ cô. Anh Tang không đồng ý nên nhờ tòa xử lý.
Vụ việc đã gây ra một cuộc thảo luận sôi nổi trên mạng. Nhiều người đặt câu hỏi làm thế nào mà một mối quan hệ như vậy có thể cứu vãn.
Wu Jiezhen, một luật sư ly hôn tại Quảng Châu, cho biết quy định mới có thể ngăn một số ít cặp vợ chồng chia tay bốc đồng, nhưng cũng có thể khiến một số người xem xét lại các thỏa thuận mà họ đã đạt được trước đó.
"Trên thực tế, trong giai đoạn nguội lạnh này, mọi người không thay đổi suy nghĩ về cuộc chia tay mà thay đổi suy nghĩ về cách nên phân chia tài sản và nuôi dạy con cái", Wu nói. Do đó, nhiều vụ ly hôn vốn hoàn tất trong quá khứ có thể ra tòa trong tương lai và gây ra nhiều tranh chấp, mất thời gian, tiền của hơn.
Điều cần cân nhắc trước khi ly hôn
Con cái thiếu vắng sự chăm sóc của bố hoặc mẹ
Khi vợ chồng ly hôn, cuộc sống của hai người sẽ bớt nặng nề nếu không có con cái. Còn lại, đa phần các cặp vợ chồng khi chia tay đều phải nghĩ tới chuyện con cái sẽ ra sao khi bố mẹ ly hôn.
Nếu có một đứa con chung, con sẽ thường sống với mẹ, lúc này sự ảnh hưởng từ người cha sẽ giảm bớt nếu cha không thường xuyên tới thăm hoặc thể hiện sự quan tâm. Nếu có từ hai con trở lên, tòa có thể phân chia mỗi người nuôi dưỡng một bé.
Tuy nhiên, dù dưới hình thức nào thì những đứa trẻ có cha mẹ ly hôn thường phải đối diện với những khủng hoảng về tinh thần, điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của trẻ với bạn bè và với chính bản thân khi thấy gia đình không hạnh phúc.
Chia đôi tài sản
Theo luật ly hôn thì khi ly hôn, tài sản được hình thành trong hôn nhân sẽ được chia làm hai (trừ các trường hợp chứng minh được là tài sản riêng, vợ hoặc chồng không có đóng góp trong việc hình thành tài sản đó).
Điều này cũng chỉ ra rằng bạn sẽ mất đi một nửa tài sản, chỉ còn lại một nửa để ổn định cuộc sống mới, đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất thêm thời gian làm việc để có thể tái thiết lại tài sản đã mất sau khi ly hôn.
Mất thời gian dài để ổn định tâm lý
Khủng hoảng trước và sau ly hôn đều xảy ra với bất cứ cặp vợ chồng nào. Trước khi ra quyết định ly hôn, bạn làm mọi cách để nhận được phán quyết của tòa, nhưng sau khi ly hôn dù là đàn ông hay phụ nữ đều rơi vào một chu kỳ khủng hoảng tâm lý sau ly hôn.
Những xáo trộn khi phải bắt đầu lại cuộc sống độc thân, với những trách nhiệm cho bản thân, con cái, các vấn đề liên quan đến nơi ăn chốn ở và đối diện với những câu hỏi từ người thân, bạn bè về tình trạng của mình khiến nhiều người rơi vào trạng thái nhẹ thì căng thẳng, nặng thì trầm cảm.
Ly hôn không phải là giải thoát để tìm kiếm tự do tuyệt đích như nhiều người vẫn nghĩ.
Mất niềm tin vào hôn nhân
Song hành với trạng thái khủng hoảng tâm lý sau ly hôn, đàn ông hoặc phụ nữ sau ly hôn thường có tâm lý sợ kết hôn, coi thường hôn nhân và thậm chí chỉ cần nhắc đến hai từ này đã cảm thấy sợ hãi.
Đây là trạng thái thường thấy của những cặp đôi từng có một cuộc hôn nhân không hạnh phúc.
Gánh nặng kinh tế khi nuôi con
Sự thật là khi tòa phân xử chuyện người không chăm sóc sẽ phải chu cấp hàng tháng để phụ người còn lại nuôi con, thế nhưng không phải người cha (thậm chí là người mẹ) nào cũng có trách nhiệm thực hiện điều đó.
Đa phần, người chịu trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc con cái sẽ phải chịu gánh nặng này. Ngoài những câu hỏi của con về tình trạng của cha mẹ, phải quan sát diễn biến tâm lý để đồng hành với con khi cha mẹ ly hôn thì người nuôi dưỡng còn phải kiếm tiền để lo cho cuộc sống hàng ngày.
Điều đó quả thực không dễ dàng gì, khi mà hai vợ chồng còn chung lưng đấu cật thì khả năng tài chính vẫn còn được san sẻ, nhưng khi chỉ còn lại bạn và những đứa con, điều này sẽ khiến bạn chông chênh và gặp nhiều căng thẳng về tâm lý.
Ly hôn là chuyện cực chẳng đã, cuộc sống luôn tiềm ẩn những nguy cơ không thể lường trước, nhất là hôn nhân hiện đại với nhiều vấn đề bất cập, tồn đọng.
Để giảm thiểu những thiệt hại về kinh tế và tâm lý nếu chẳng may phải ly hôn, các cặp vợ chồng nên có những khoản tiết kiệm dự trù của cá nhân, bởi nguyên nhân lớn nhất mà mọi người thường gặp căng thẳng sau khi ly hôn, chính là áp lực kinh tế.
Theo Sức khỏe và Đời sống
"Vì giá cước đường hàng không đi châu Mỹ rất đắt nên tôi tinh gọn đạo cụ mang đi biểu diễn, chỉ hơn 100kg.
Trước đây, tôi dùng tấm tôn làm bể biểu diễn. Dù tôn nhẹ nhưng một mình bê cũng rất nặng. Sau tôi nghĩ đến lưới sắt có những cái ô nhỏ nhưng chịu được lực. Tôi cắt ra rồi thuê thợ hàn lắp ráp thành bể chứa được khoảng 3m3 nước. Lần này, sân khấu được sơn thếp vàng, thếp bạc, có chữ Thọ và 2 con rồng mỗi bên, mái ngói đỏ cắt dán kỳ công. Khán giả rất thích, ra vào chụp ảnh liên tục", nghệ sĩ Phan Thanh Liêm chia sẻ.
Dù từng biểu diễn rối nước ở nhiều nước, nghệ sĩ Phan Thanh Liêm vẫn không khỏi bùi ngùi, xúc động khi diễn tại Brazil.
"Người Việt ở đây rất ít nên khi xem rối nước, họ nhớ quê hương da diết. Khán giả rất thích, có một phụ nữ Việt lấy chồng Brazil đưa cả gia đình tới. Bố mẹ chồng của cô ấy ngày nào cũng xem đi xem lại, từ sáng tới chiều mới về.
Có những cô gái Việt mặc áo dài lặn lội từ xa tới vì nhớ nhà, nhớ quê. Họ chia sẻ, vì nhớ nhà nên biết có nghệ sĩ Việt Nam sang biểu diễn, đã không quản ngại đường xa để gặp đồng bào và xem tích trò rối nước truyền thống", nghệ sĩ kể.
Nghệ sĩ Phan Thanh Liêm chia sẻ, khi biểu diễn ở Brazil, anh thường giao lưu với khán giả, giới thiệu vẻ đẹp và bản sắc văn hóa độc đáo của Việt Nam, đồng thời mời họ đến thăm đất nước mình.
Một mình vác sân khấu rối nước đi khắp thế giới
Nghệ sĩ Phan Thanh Liêm là đời thứ 7 trong gia đình có truyền thống biểu diễn múa rối nước. Cha anh, nghệ nhân Phan Văn Ngải, là tác giả nhà thủy đình lưu động và “cha đẻ” của hình tượng chú Tễu trưng bày tại Bảo tàng Louvre (Pháp).
Trong thời gian tham gia đoàn múa rối nước gia đình, anh nhận ra sân khấu lớn quá cồng kềnh, khó di chuyển, không phù hợp với nhóm biểu diễn nhỏ. Vì thế, anh sáng tạo sân khấu múa rối nước thu nhỏ, ra mắt năm 2000.
Có thể nói, Phan Thanh Liêm là nghệ sĩ Việt Nam mang rối nước đi nước ngoài nhiều nhất. Suốt gần một phần tư thế kỷ qua, gần như năm nào anh cũng mang múa rối nước đi biểu diễn ở các nước như: Ba Lan, Thái Lan, Đức, Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Italia, Anh, Canada, Malaysia, Trung Quốc, Mỹ…
Kỷ niệm đáng nhớ nhất của nghệ sĩ Phan Thanh Liêm là năm 2022, khi đi diễn tại Hàn Quốc.
"Sân khấu được lắp đặt tại công viên Seoul, vừa diễn được một ngày thì trời mưa lớn. Về khách sạn trú thì người của ban tổ chức báo sân khấu trôi, tôi vội vàng ra điểm diễn, nước dâng rất nhanh, không cứu vãn được gì. Mất con rối là mất diễn viên, tôi phải bỏ trò, lòng buồn không tả nổi", nghệ sĩ nhớ lại.
Năm 2018 tại Ý, sát giờ diễn, bể nước bị rò do nilon rách. Anh phải nhờ một họa sĩ địa phương giúp mua nilon, sau đó tự tháo lắp, bơm nước... từ đầu.
"Chuyện như thế này ở Việt Nam tuy vất vả nhưng mình còn biết tiếng, nhờ mọi người hiểu ngay. Tôi không biết tiếng Anh, lúc có phiên dịch, có lúc không. Vì thế, nếu không đam mê sẽ không thể chịu được vất vả", nghệ sĩ bày tỏ.
Đi nhiều nước, Phan Thanh Liêm thấy người Nhật và Hàn rất văn minh khi xếp hàng. Anh kể, lần diễn ở Nhật nắng chang chang, có cây lớn che nhưng từ người lớn đến trẻ con cứ ngồi yên ở sân xem chứ không chạy vào trốn nắng. Họ xếp hàng kể cả khi mưa tầm tã để được xem biểu diễn vì rất thích rối nước.
Nghệ sĩ mong muốn tiếp tục lưu diễn quốc tế để quảng bá sâu rộng hơn nét văn hóa truyền thống độc đáo của Việt Nam.
Nghệ sĩ Phan Thanh Liêm biểu diễn rối nước ở Brazil:
Ảnh, video: NVCC