Trung Quốc phải đối mặt với tình trạng già hóa dân số trong những năm qua (Ảnh: Reuters).
Trung Quốc đã quyết định tăng tuổi nghỉ hưu lên tối đa 5 năm trong bối cảnh đất nước đang phải vật lộn với các thách thức về kinh tế và áp lực ngày càng tăng từ tình trạng dân số già hóa.
Cụ thể, tuổi nghỉ hưu của nam giới sẽ tăng từ 60 lên 63 tuổi và của nhân viên văn phòng nữ từ 55 lên 58 tuổi theo quyết định của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, cơ quan lập pháp cao nhất của đất nước. Quy định mới sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2025.
Trong khi đó, sự gia tăng lớn nhất ảnh hưởng đến lao động chân tay nữ, những người trước đây có thể nghỉ hưu ở tuổi 50 nhưng giờ đây sẽ phải đợi đến khi họ 55 tuổi.
Tuổi nghỉ hưu cũ của Trung Quốc thấp hơn nhiều so với hầu hết các nền kinh tế phát triển. Ở Nhật Bản, mọi người có thể bắt đầu nhận lương hưu ở tuổi 65, trong khi ở Hàn Quốc, tuổi nghỉ hưu là 63.
Trung Quốc đã cân nhắc việc tăng tuổi nghỉ hưu trong nhiều năm và hiện tại các chính quyền địa phương phải đối mặt với nguy cơ thâm hụt ngân sách lương hưu. Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã cảnh báo rằng theo xu hướng hiện tại, hệ thống lương hưu sẽ có thể cạn kiệt vào năm 2035.
Việc để mọi người làm thêm vài năm sẽ giảm bớt áp lực cho hệ thống lương hưu bằng cách trì hoãn việc chi trả trong khi những người lao động lớn tuổi sẽ đóng tiền vào hệ thống lâu hơn.
Động thái này cũng có thể giúp ích cho nền kinh tế bằng cách chống lại tác động của tình trạng lực lượng lao động đang giảm sút.
Theo số liệu điều tra dân số mới nhất của Trung Quốc, số người trong độ tuổi lao động - những người từ 16 đến 59 tuổi - đã giảm 40 triệu chỉ sau hơn một thập niên, xuống còn 879 triệu vào năm 2020.
Tỷ lệ sinh thấp cũng có nghĩa là dân số chung đang giảm. Theo dự đoán của Liên hợp quốc, dân số Trung Quốc dự kiến sẽ giảm xuống còn 1,3 tỷ vào năm 2050 và có thể giảm xuống dưới 800 triệu vào năm 2100.
Vào tháng 7, các quan chức cấp cao tại một cuộc họp chính sách kinh tế quan trọng đã đề xuất nâng dần tuổi nghỉ hưu và phát triển "nền kinh tế bạc" để tạo ra nhiều việc làm hơn cho người cao tuổi.
Mo Rong, giám đốc Học viện Lao động và An sinh xã hội Trung Quốc cho rằng quyết định này là "lựa chọn tất yếu" sẽ giúp đất nước "thích nghi với chuẩn mực dân số mới".
Tuy nhiên, nó cũng dẫn tới những tranh luận trên mạng xã hội. Một số ý kiến cho rằng Trung Quốc vẫn đang có tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên cao, nên điều đó có nghĩa là người trẻ không tìm được việc còn người già thì không thể nghỉ hưu.
Những năm qua, chính phủ Trung Quốc và các chính quyền địa phương đã áp dụng một loạt chính sách nhằm đối phó tình trạng già hóa dân số. Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định, những chính sách này khó có thể tạo ra hiệu quả ngay lập tức.
Những năm qua, chính phủ Trung Quốc và các chính quyền địa phương đã áp dụng một loạt chính sách nhằm đối phó tình trạng già hóa dân số. Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định, những chính sách này khó có thể tạo ra hiệu quả ngay lập tức.
Do vậy, Trung Quốc phải thích ứng với "tình trạng bình thường mới". Hơn nữa, Trung Quốc cũng không thể sao chép các giải pháp từ các quốc gia khác vì sự phát triển khu vực không đồng đều và những thách thức mà nước này phải đối mặt trong bối cảnh cải cách cơ cấu dân số.
" alt=""/>Trung Quốc tăng tuổi nghỉ hưu tối đa 5 năm đối phó già hóa dân sốChỉ số tăng nhưng thanh khoản mất hút trên thị trường sáng nay (Ảnh: Hải Long).
HNX có 11,1 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 170,12 tỷ đồng và trên thị trường UPCoM là 16,39 triệu cổ phiếu tương ứng 191,37 tỷ đồng. Trong khi đó, HNX-Index nhích nhẹ 0,01% và UPCoM-Index tăng 0,17 điểm tương ứng 0,19%.
Có tới 833 mã cổ phiếu không phát sinh giao dịch nào sáng nay. Độ rộng thị trường nghiêng nhẹ về phía các mã tăng giá với 321 mã tăng và 282 mã giảm.
Chỉ có 2 mã cổ phiếu được giao dịch trên 10 triệu cổ phiếu trong phiên sáng là VHM và HNG. VHM khớp lệnh hơn 12 triệu đơn vị trong khi HNG khớp lệnh 10,3 triệu đơn vị.
Chỉ số VN-Index được hỗ trợ đáng kể bởi các mã ngân hàng lớn. TPB tăng 0,9%; BID tăng 0,8%; STP tăng 0,8% và VCB tăng 0,6%... Một số mã bất động sản cũng đang duy trì được diễn biến tăng khá tốt là THD tăng 3,4%; D2D tăng 2,9%; FIR tăng 2,6%; VRE tăng 1,4%; VHM cũng nhích nhẹ.
Chiều ngược lại, nhiều cổ phiếu có khởi đầu tăng nhưng hiện đã quay đầu điều chỉnh. QCG có thời điểm giảm sàn trước khi đánh mất 4,8%; TCH và KBC cùng giảm 1,3%; NVL, DXG, BCM đều giảm giá.
Nhóm dịch vụ tài chính cũng tương tự với sự điều chỉnh diễn ra tại HCM, TVB, TCI, SSI, APG, BSI. Các mã khác tăng nhưng mức tăng đã chậm lại là ORS, VND, AGR, VIX, DSE.
Sự mất hút của thanh khoản thị trường trong phiên sáng nay cho thấy thái độ thận trọng của giới đầu tư.
Theo chuyên gia phân tích tại VDSC, diễn biến hồi phục có thể sẽ tiếp diễn trong phiên giao dịch hôm nay nhưng dự kiến sẽ có trạng thái tranh chấp mạnh khi tăng điểm, đặc biệt là vùng cản 1.225-1.230 điểm và tạm thời cần đề phòng rủi ro lùi bước từ vùng cản này.
Do vậy, nhà đầu tư được khuyến nghị có thể cân nhắc nhịp hồi phục để chốt lời hoặc cơ cấu danh mục theo hướng giảm thiểu rủi ro, đồng thời quan sát nỗ lực của dòng tiền trong thời gian tới. Hiện tại, độ ổn định của thị trường chưa cải thiện nhiều và rủi ro còn tiềm ẩn nên nhà đầu tư cũng cần cân nhắc quản trị danh mục hợp lý, tránh rơi vào trạng thái quá mua.
" alt=""/>Tiền mất hút trên thị trường chứng khoánỞ tuổi 75 nhưng ông Nguyễn Thanh Sơn vẫn miệt mài với vườn tược (Ảnh: Minh Hậu).
"Sau khi mua đất, vợ chồng tôi bắt tay vào phát cỏ, cây bụi, cải tạo đất để trồng cây. Lúc đó tôi cũng chặt tre, nứa, gỗ dựng chòi ngay trên vườn để làm nơi ở cho cả nhà", ông Nguyễn Thanh Sơn kể lại.
Năm 1995, sau khi cải tạo khu vườn rộng 1ha, gia đình ông Sơn mua hạt giống sầu riêng về ươm và trồng. Để có nguồn thu trong giai đoạn chờ sầu riêng ra quả, ông Sơn tiến hành đào ao thả cá, chăn nuôi thêm gà và các loại gia súc khác.
Sau 5 năm, những gốc sầu riêng trên vườn cho thu hoạch và cuộc sống của gia đình ông Nguyễn Thanh Sơn chuyển qua giai đoạn mới. Năm 2001, sau khi thu hoạch sầu riêng bán cho thương lái, gia đình có khoản tiền khá lớn nên đã xây được căn nhà cấp 4 khang trang.
Mùa vụ năm 2024, khu vườn 2,7ha của gia đình ông Nguyễn Thanh Sơn cho thu hoạch gần 40 tấn sầu riêng (Ảnh: Minh Hậu).
Những năm sau đó, mô hình kinh tế sầu riêng kết hợp chăn nuôi giúp gia đình ông Sơn gia tăng nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống.
Ông Nguyễn Thanh Sơn nói: "Số tiền thu được từ mô hình sản xuất nông nghiệp thì tôi sử dụng vào tái đầu tư và mở rộng vườn. Đến nay, gia đình tôi có tổng cộng 2,7ha vườn trồng sầu riêng".
Cũng theo ông Sơn, mùa vụ năm 2024, vườn sầu riêng của gia đình cho thu về gần 40 tấn trái và toàn bộ nông sản được đối tác bao tiêu với giá 70.000 đồng/kg.
Được biết, vào năm 2017, để việc sản xuất sầu riêng đúng quy chuẩn, hiệu quả và có điều kiện vươn ra thị trường, ông Sơn đứng ra thành lập Hợp tác xã nông nghiệp Đạ M'ri với 17 thành viên và đảm nhận vị trí giám đốc.
Đến nay, Hợp tác xã nông nghiệp Đạ M'ri có 70 thành viên chính thức, 55 thành viên liên kết với tổng diện tích sản xuất sầu riêng gần 400ha.
Ông Nguyễn Thanh Sơn cùng các hộ dân đã thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp Đạ M'ri để sản xuất sầu riêng chất lượng cao, phục vụ xuất khẩu (Ảnh: Minh Hậu).
Mùa vụ năm 2024, sầu riêng của Hợp tác xã nông nghiệp Đạ M'ri được đảm bảo về chất lượng, đáp ứng yêu cầu về mã số vùng trồng nên đạt được hợp đồng xuất khẩu qua Trung Quốc. Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, mùa vụ sầu riêng vừa qua, hợp tác xã đạt sản lượng gần 6.000 tấn.
"Hiện nay, các thành viên hợp tác xã đều có nguồn thu nhập trung bình 250-300 triệu đồng/ha/năm. Một số hộ có tổng thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm", ông Nguyễn Thanh Sơn chia sẻ.
Ông Nguyễn Công Hà, Trưởng Phòng kinh tế hạ tầng huyện Đạ Huoai, Lâm Đồng nhận xét: "Ông Nguyễn Thanh Sơn là người nhiệt tình, luôn vận động bà con làm ăn và Hợp tác xã Nông nghiệp Đạ M'ri là đơn vị làm ăn tốt của địa phương.
Huyện Đạ Huoai đang xây dựng thương hiệu "sầu riêng Đạ Huoai" và ông Sơn phối hợp với lực lượng chức năng rất nhiệt tình trong việc này".
" alt=""/>Trồng "cây tỷ đô", cụ ông 75 tuổi có thu nhập khiến người trẻ nể phục