Một con khỉ mê mẩn chiếc xe mô tô phân khối lớn đang dựng bên đường đã lao vào tấn công chủ xe khi nó bị kích động.

Một con khỉ mê mẩn chiếc xe mô tô phân khối lớn đang dựng bên đường đã lao vào tấn công chủ xe khi nó bị kích động.
Các chuyên gia cho biết, Javelin có sự kết hợp đáng sợ giữa sức mạnh và độ chính xác. Đó là một vũ khí điều khiển chính xác, có khả năng tự tìm đến mục tiêu đã định mà không cần bất cứ sự can thiệp nào từ bên ngoài, cho phép các binh sĩ tìm chỗ ẩn nấp nhanh chóng sau khi bắn. Tên lửa có thể tấn công các mục tiêu cách đó hơn 3km và nhắm trúng tháp pháo ở nóc xe tăng, phần dễ bị tổn thương nhất của các xe tăng Nga.
Theo tạp chí Economist, Washington và các đồng minh phương Tây đã cung cấp tổng cộng hơn 60.000 vũ khí chống tăng cho Kiev. Ngoài tên lửa Javelin, chúng còn bao gồm các hệ thống Panzerfaust từ Đức và vũ khí chống tăng thế hệ tiếp theo (NLAWS) từ Anh và Thụy Điển. Cùng với các loại khí tài khác, chúng đã giúp ích rất nhiều cho khả năng kháng cự và phản kích của quân đội Ukraine.
Hơn 3.000 xe tăng và các phương tiện bọc thép khác của Nga ở Ukraine đã bị phá hủy, hư hỏng hoặc bị vứt bỏ hay bị bắt giữ, theo chuyên trang theo dõi tình báo mã nguồn mở Oryx. Tuy nhiên, khi các lực lượng Nga thu hẹp chiến dịch tấn công quân sự để tập trung vào vùng Donbass, Kiev vẫn cần nhiều vũ khí hơn.
Chuyên gia Mark Cancian thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) ước tính, hơn 10.000 xe bọc thép của Nga vẫn đang hoạt động và thêm hàng nghìn phương tiện khác đang trong kho dự trữ của Moscow, sẵn sàng được điều động tham chiến ở nước láng giềng.
Tổng thống Joe Biden đã yêu cầu Quốc hội phê chuẩn thêm khoản viện trợ quân sự khổng lồ, lên tới 20 tỷ USD dành cho Ukraine. Song, sự hỗ trợ dưới dạng tên lửa Javelins và các hệ thống chống tăng khác có thể sớm cạn kiệt. Giới quan sát cho biết, điều này có thể phản ánh sự thiếu năng lực nhiều hơn là sự thiếu thiện chí.
Căn cứ vào các tài liệu ngân sách của quân đội Mỹ, nước này đã mua khoảng 34.500 tên lửa Javelin kể từ khi loại vũ khí này được triển khai vào năm 1996. Việc mua sắm tăng đáng kể trong những năm đầu 2000 khi Mỹ bị cuốn vào 2 cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq. Tuy nhiên, kể từ đó, tốc độ mua sắm đã giảm.
Nhà chức trách Mỹ không tiết lộ chi tiết về số lượng Javelin còn trong kho. Song, ông Cancian cho rằng, Mỹ đã sử dụng từ 12.500 - 17.500 tên lửa chống tăng hạng nhẹ này để huấn luyện và thử nghiệm. Điều đó đồng nghĩa trong kho dự trữ của quân đội Mỹ còn khoảng 17.000 - 22.000 quả, chưa kể số đã được dùng trong chiến đấu. Trừ bớt ít nhất 7.000 tên lửa phía Mỹ đã bán hoặc tặng cho Ukraine kể từ năm 2018, Washington hiện có thể còn chưa tới 10.000 quả trong kho. Nói cách khác, chính quyền Biden có thể đã cho đi 1/3 kho dự trữ Javelin của họ.
Không chỉ Ukraine cần Javelin. Các đồng minh của Mỹ ở châu Âu cũng đang tích cực mua sắm để tái vũ trang. Trong khi, chỉ riêng việc bổ sung dự trữ của Mỹ đã mất nhiều thời gian.
Hãng công nghệ quân sự Lockheed Martin, nhà sản xuất Javelin chỉ có khả năng chế tạo 2.100 tên lửa mỗi năm và thường phải mất tới 32 tháng sau khi nhận một đơn đặt hàng mới bàn giao sản phẩm. Về lý thuyết, công ty có thể xuất xưởng tới 6.480 quả Javelin một năm nhờ làm việc tăng ca, nhưng thực tế là các nhà sản xuất vũ khí đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm công nhân và phụ tùng thay thế, đặc biệt là các chất bán dẫn.
Ngoài ra, Mỹ hiện cũng còn số lượng ít Stinger, một tên lửa phòng không vác vai di động với nhiều bộ phận kiểu cũ, khó tìm. Nhiều chuyên gia quốc phòng nhận định, tình trạng thiếu hụt như vậy là một cảnh báo về đầu tư không đầy đủ của Mỹ vào đạn dược. Vào năm 2018, một hội đồng chuyên gia an ninh quốc gia được chính phủ ủy quyền nhấn mạnh sự cần thiết phải mở rộng kho dự trữ đạn dược của xứ sở cờ hoa.
Cuộc chiến ở Ukraine có thể kích hoạt đầu tư như vậy. Hôm 3/5, Tổng thống Biden đã đến thăm cơ sở chuyên sản xuất Javelin của Lockheed Martin ở bang Alabama. Lãnh đạo Nhà Trắng đã sử dụng chuyến đi này để một lần nữa kêu gọi Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ quân sự trị giá 20 tỷ USD cho Kiev, với một phần trong số đó sẽ hướng tới việc tăng sản xuất tên lửa chống tăng.
Năm 2022, giá của Javelin vào khoảng 350.000 USD/quả. Nếu các đơn đặt hàng tăng lên, Lockheed Martin và đối tác Raytheon trong liên doanh Javelin có thể sẽ tăng cường xuất xưởng loại tên lửa này cho người Ukraine.
Tuấn Anh
Chồng của Huyền Baby luôn bên cạnh ủng hộ, động viên khi biết vợ tham gia Chị đẹp đạp gió. Đầu tháng 10/2023, Huyền Baby khoe được chồng tặng quà sau nhiều ngày tập luyện, chuẩn bị cho chương trình. Doanh nhân Quang Huy khiến cộng đồng mạng bất ngờ vì dựng hình vợ khắp tuyến đường trung tâm Quận 1 (TP.HCM) để cổ vũ. Ngoài ra, người đẹp còn được mẹ chồng ủng hộ trong cả lĩnh vực kinh doanh lẫn giải trí.
Huyền Baby chấn thương ở chân:
Sau 10 năm “ở ẩn”, Huyền Baby chính thức quay lại giới giải trí, trở thành một trong 30 chị đẹp tham gia Chị đẹp đạp gió rẽ sóng. Đây cũng là lần đầu tiên cô xuất hiện ở chương trình truyền hình thực tế. Huyền Baby chia sẻ các chị đẹp đã giúp đỡ cô hoàn thiện khả năng thanh nhạc đến kỹ năng vũ đạo trên sân khấu.
Ở phần trình diễn cá nhân, Huyền Baby thể hiện sáng tác của Pháo - ca khúc 2 phút hơn. Cô khoe khả năng vũ đạo quyến rũ kết hợp tài đánh đàn tranh. Tiết mục này nhận về 82 điểm từ ban cố vấn. Cô còn gặp sự cố chấn thương nhẹ ở đầu gối do va chạm với màn hình led trên sân khấu.
Vòng công diễn 1, Huyền Baby cùng Trang Pháp, Quỳnh Nga, Giang Hồng Ngọc trình diễn ca khúc Đi đu đưa đi.Cô gây ấn tượng với tạo hình sắc sảo, quyến rũ, có thể vừa hát vừa nhảy. Dù bị đổi bài phút chót nhưng các chị đẹp vẫn kết hợp ăn ý, nhuần nhuyễn.
Vòng công diễn 2, Huyền Baby cùng với các thành viên hát Lớn rồi còn khóc nhè. Người đẹp đầu tư chỉn chu từ ngoại hình, giọng hát đến vũ đạo.
![]() | ![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Tham gia Chị đẹp đạp gió rẽ sóng, Huyền Baby cho hay không quá áp lực vì biết trong 30 chị đẹp, nhiều người không phải ca sĩ. Họ hoạt động ở các ngành nghề khác nhau thuộc lĩnh vực giải trí nhưng vẫn hào hứng với chương trình.
![]() | ![]() | ![]() |
Trước đó, Huyền Baby được biết đến là một trong những hot girl đời đầu tại Hà Nội. Cô từng là thành viên của nhóm nhạc B.Silycùng Emily, Hạnh Sino. Sau 1 năm hoạt động, nhóm nhạc tan rã vì cả 3 đều có những hướng đi khác. Nữ ca sĩ cũng chọn lui về vun đắp cuộc sống hôn nhân và tập trung kinh doanh riêng sau khi góp mặt trong bộ phim Chạy án.
Sau khi kết hôn, bà mẹ hai con thường xuyên đăng ảnh tại các địa điểm nổi tiếng, dành thời gian du lịch nước ngoài và sở hữu nhiều đồ hiệu. Cô tiết lộ từng sử dụng các biện pháp làm đẹp không phẫu thuật để có vẻ ngoài như mong muốn.
Diệu Thu