Đại gia chân đất 14 vẫn là câu chuyện xoay quanh nhân vật ông Tích (NSND Trung Hiếu) và ông Sự (NSƯT Quang Tèo). Tuy nhiên, năm nay đạo diễn Bình Trọng khai thác câu chuyện có chiều sâu hơn về tình người thời điểm dịch bệnh.
Cụ thể, ông Sự nhờ ông Tích chạy các dự án xây dựng hạ tầng, điện đường, trường trạm cho mình được nhận thầu. Từ đó, ông Tích biết được những mánh khóe trong lĩnh vực xây dựng nên được tiếp xúc nhiều với giới thượng lưu. Với bản tính khoác lác, lại không có tiền, ông Tích bị các nhà thầu giàu có coi khinh.
Bị kỳ thị là người nghèo hèn nên ông Tích lên kế hoạch trả thù. Cụ thể, ông Tích vẽ ra những dự án thiên đường ăn chơi phục vụ các tỷ phú trên thế giới. Khi biết tin ông Tích đang làm dự án “thiên đường” này, ông Sự và các chủ thầu xây dựng đã tìm đến ông Tích để được trải nghiệm dịch vụ mà không có sự hoài nghi...
Nhiều tình huống “dở khóc, dở cười” với lối diễn xuất dí dỏm của các nghệ sĩ gạo cội trong làng hài phía Bắc cùng bối cảnh đẹp, đạo diễn Bình Trọng hy vọng đây sẽ là sản phẩm giải trí chất lượng mang đến cho khán giả tiếng cười sảng khoái nhân dịp năm mới 2024.
Chia sẻ về việc mời NSƯT Hoàng Hải, đạo diễn Bình Trọng cho biết: “Tôi lên ý tưởng sẽ mời nghệ sĩ Hoàng Hải từ khi bắt đầu viết kịch bản. Hoàng Hải vốn là diễn viên truyền hình và hay đóng những vai chính kịch, phản diện, chưa từng thấy anh đóng hài. Bởi vậy, trongĐại gia chân đất, tôi muốn người xem nhìn thấy diễn viên “lạ” mà “quen”.
Khán giả sẽ được thưởng thức màn tung hứng của các nghệ sĩ gạo cội nổi tiếng khi họ đóng hài, với những “mảng miếng” duyên dáng theo cách riêng. Tôi chưa thể bật mí anh Hoàng Hải đóng vai nào nhưng chắc chắn rất ấn tượng”.
Năm qua diễn viên Hoàng Hải ghi dấu ấn mạnh mẽ trên phim truyền hình với vai Lưu nát trongCuộc đời vẫn đẹp saovà đồn phó Quang trong Cuộc chiến không giới tuyến giúp anh giành 1 đề cử VTV Awards 2023 cho Diễn viên nam ấn tượng.
Trailer 'Đại gia chân đất':
Liên quan đến vụ việc, bà Đỗ Thị Kim Dũng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, trường tổ chức không phải là để thu lợi, mà là nhu cầu thực tế của phụ huynh học sinh nhiều năm nay.
Trước đây, giáo viên tự làm, chất lượng hình ảnh không đảm bảo. Nhiều giáo viên cho rằng tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến uy tín nhà trường. Vì vậy, bên công đoàn nhà trường có ý kiến để họ quản lý, nâng cấp chất lượng hình ảnh cho học sinh. Sau đó, nhà trường mới ra thông báo trên.
“Nhà trường chỉ mới gửi thông báo đến giáo viên chứ chưa tiến hành thu tiền chụp hình của phụ huynh, chưa tiến hành hoạt động chụp hình cuối khoá. Chúng tôi thấy cái này là sai quy định. Sau đó, nhà trường đã thu hồi thông báo, dừng việc chụp hình”, bà Dũng cho hay.
Lý giải về việc trích tiền cho giáo viên, bà Lưu Thị Lê Yến, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, cũng cho biết thêm số tiền được bên dịch vụ gửi lại cho giáo viên để cảm ơn công sức giáo viên.
"Cụ thể, các cô chủ nhiệm phải quản lý học sinh, đưa học sinh xuống, giúp cho bên dịch vụ thu tiền, đưa hình ảnh cho học sinh. Vì vậy phía dịch vụ họ trích tiền cảm ơn công sức của các cô”, bà Yến nói.
Diễm Phúc
Bộ Công an vừa phát đi thông báo cho biết, từ tháng 10/2020 trở lại đây, qua công tác bảo vệ an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, lực lượng công an phát hiện 1 phần mềm gián điệp, được các đối tượng sử dụng nhằm lừa đảo, trộm cắp, chiếm đoạt tài sản của người dùng điện thoại hệ điều hành Android.
Theo đó, phần mềm gián điệp này được các đối tượng ngụy tạo, giả danh ứng dụng điện thoại (App) mang tên “Bộ Công an”. Đây là thủ đoạn sử dụng phần mềm gián điệp để lừa đảo, trộm cắp tài sản, chiếm đoạt tài sản đặc biệt nguy hiểm. Nếu người dùng cài đặt ứng dụng này trên điện thoại sẽ bị chiếm quyền điều khiển toàn bộ điện thoại.
Thủ đoạn mà các đối tượng sử dụng là: Các đối tượng sử dụng công nghệ VOIP tạo lập các số điện thoại ảo, giả mạo số điện thoại công khai của cơ quan thực thi pháp luật (chỉ khác ở đầu số như +0096, +884), để gọi điện cho bị hại, thông báo họ đang bị điều tra vì có liên quan đến một vụ án, chuyên án, nếu không hợp tác sẽ bị bắt giữ, khởi tố. Đồng thời yêu cầu bị hại kê khai tài sản, số tiền mặt hiện có và số tiền gửi trong các tài khoản ngân hàng.
Chúng làm giả các lệnh bắt, khởi tố, giấy triệu tập của cơ quan công an để đe dọa, sau đó yêu cầu nạn nhân thay đổi điện thoại đang dùng sang sử dụng điện thoại hệ điều hành Android.Sau đó, lấy lý do “nhằm bảo mật thông tin tài khoản, bảo vệ các nạn nhân bởi các đối tượng lừa đảo”, các đối tượng yêu cầu nạn nhân tải và cài đặt ứng dụng mạo danh phần mềm do Bộ Công an cung cấp có hình ảnh hiển thị là công an hiệu và mang tên “Bộ Công an”. Sau khi nạn nhân cài đặt App mang tên “Bộ Công an” nói trên, theo hướng dẫn của các đối tượng, nạn nhân sẽ phải điền thêm các trường thông tin hiển thị trên App giả mạo này như: tên đăng nhập, mật khẩu, tài khoản ngân hàng, họ tên, số chứng minh nhân dân (căn cước công dân)...
Các thông tin này sẽ được chuyển về máy chủ do các đối tượng quản lý.Các tin nhắn, cuộc gọi đến máy điện thoại của nạn nhân sẽ được phần mềm gián điệp kiểm soát, ngầm chuyển về máy chủ do đối tượng quản lý, không hiển thị trên điện thoại của nạn nhân. Nguy hiểm hơn, các đối tượng còn có thể điều khiển điện thoại di động của người dùng từ xa như: soạn, gửi tin nhắn SMS; mở khóa thiết bị di động; bật tắt mạng internet, truy cập wifi; đọc, ghi danh bạ; đọc, ghi lịch sử cuộc gọi, thực hiện cuộc gọi mà chủ điện thoại không hề hay biết.
Điển hình đã có vụ việc, các đối tượng âm thầm theo dõi nội dung tin nhắn, tự thực hiện khôi phục mật khẩu tài khoản, tự đăng ký các dịch vụ Internet Banking, Smart Banking, thay đổi hạn mức giao dịch của tài khoản, sau đó truy cập vào tài khoản, chuyển tiền của bị hại ra nước ngoài. Các tin nhắn chứa mã OTP, các cuộc điện thoại xác nhận của nhân viên ngân hàng đều bị phần mềm gián điệp chuyển trực tiếp cho các đối tượng. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc cấc đối tượng rút tiền của chủ thẻ mà nạn nhân không nhận ra.
Bộ Công an khẳng định, hiện nay chưa xây dựng và triển khai hệ thống App trên ứng dụng điện thoại thông minh. Trang thông tin chính thức của Bộ Công an là Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an chỉ sử dụng 02 tên miền chính thức là: mps.gov.vn và bocongan.gov.vn, mọi tên miền khác nhân danh Bộ Công an đều là giả mạo.
Bộ Công an đề nghị người dân nâng cao cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo mới của tội phạm mạng; tuyệt đối không truy cập các trang tin không chính thống; không cài đặt các phần mềm, ứng dụng từ các nguồn không chính thống. Không cung cấp thông tin nhân thân, tài khoản ngân hàng, tài khoản thư điện tử, mạng xã hội của mình cho bất kỳ ai qua điện thoại, mạng xã hội và các kênh trực tuyến khác nếu chưa xác minh chính xác thông tin người nhận.
Nếu người dùng điện thoại hệ điều hành Android đã cài đặt App giả mạo “Bộ Công an” nêu trên, cần nhanh chóng kiểm tra, thông báo ngay cho ngân hàng qua tổng đài hỗ trợ 24/7 và trình báo cơ quan công an nơi gần nhất để được hỗ trợ, xử lý.
(Theo kinhtedothi.vn)
Ứng dụng MyAladdinz huy động vốn và kinh doanh trái phép theo phương thức đa cấp. Bộ Công an khuyến cáo người dân cảnh giác, tránh bị lừa tiền.
" alt=""/>Bộ Công an cảnh báo về phần mềm gián điệp đặc biệt nguy hiểm trên điện thoại