Tung lò mò được người Việt quanh vùng Châu Đốc đọc chệch từ tiếng Chăm là "tung lamaow" nghĩa là ruột bò. Người Chăm Islam Châu Đốc kiêng cữ thịt heo nên thịt bò là món ăn chủ yếu và phổ biến trong các dịp lễ theo nghi thức tôn giáo.

Tung lò mò được người Việt quanh vùng Châu Đốc đọc chệch từ tiếng Chăm là "tung lamaow" nghĩa là ruột bò. Người Chăm Islam Châu Đốc kiêng cữ thịt heo nên thịt bò là món ăn chủ yếu và phổ biến trong các dịp lễ theo nghi thức tôn giáo.
Các đối tượng gồm: Lò Văn Q.; Lò Tiến Đ. và Lò Văn C. cùng 16 tuổi và trú tại xã Huổi Một, huyện Sông Mã (Sơn La).
Cụ thể, vào cuối tháng 10/2024, nhóm người nêu trên cùng với một số đối tượng khác rủ nhau tự chế tạo dao, kiếm để “biểu diễn” ngoài đường.
Nguy hiểm hơn, do trước đây Lò Văn Q. có mâu thuẫn với một nhóm thanh niên khác tại thị trấn Sông Mã nên Q. đã điều khiển xe máy đi qua quán cà phê rồi hô hào, chửi bới, lạng lách, đánh võng và khiêu khích với nhóm kia.
Quá trình đi trên đường, xe máy do Lò Văn C. điều khiển, chở theo Lò Văn Q. đã đâm vào xe của anh Trần Văn Đại (22 tuổi, trú tại xã Nà Nghịu, huyện Sông Mã) đang đi ngược chiều khiến anh ngã ra đường, phương tiện bị hư hỏng.
Vụ án đang được xử lý theo quy định.
" alt=""/>Bắt tạm giam 3 trai bản mang kiếm tự chế 'biểu diễn' trên phốRob Kenney (55 tuổi) có 2 con là Kristine (27 tuổi) và Kyle (25 tuổi). Ông được mệnh danh là "Internet's Dad" sau khi bắt đầu một kênh YouTube có tên "Dad, How do I?" tháng 4 vừa qua. Các video hướng dẫn của ông được lan truyền mạnh mẽ.
Người đàn ông này đã lập kênh để giúp những người trẻ không có bố giải đáp các câu hỏi đơn giản trong cuộc sống. Những video này giúp mọi người trở nên tự lập hơn nhờ các nội dung: Dạy cách thay lốp, cách thắt cà vạt hay sửa bồn cầu.
Rob biết việc không có bố trong quá trình trưởng thành khó khăn như thế nào vì ông cũng từng ở hoàn cảnh tương tự.
“Cha tôi đã bỏ đi khi tôi còn là một thiếu niên. Sau này, tôi quyết định sẽ không bao giờ làm điều đó với gia đình mình”, ông giải thích. “Bây giờ tôi đang tạo video về những điều tôi ước mình biết cách làm khi còn trẻ”.
Rob đã tự học các kỹ năng này, đôi khi từ người anh trai của ông. Ông cho biết đã nghĩ ra ý tưởng cho kênh vài năm trước nhưng phải đến khi cuộc khủng hoảng vì Covid -19 diễn ra, ông mới quyết định biến ước mơ của mình thành hiện thực.
“Bị cách ly nên tôi đã hết lý do để trì hoãn”, Rob nói đùa. Ông nói chuyện với các con của mình hầu như mỗi ngày và chúng vô cùng ủng hộ.
Con gái đã giúp quảng cáo bằng cách chia sẻ kênh. Rob nói: “Thấy kênh được đón nhận, hữu ích, con bé đã chia sẻ với một vài nhóm khác. Sau đó, các video được lan truyền trên Reddit, Tiktok...”.
Rob và gia đình ông. |
“Tôi biết một số người sẽ thấy nó hữu ích”, ông nói. "Nhưng tôi không biết nó sẽ thu hút được nhiều người đến vậy”. Kênh của ông hiện có hơn 3 triệu người đăng ký trên Youtube và con số này vẫn đang tăng lên.
Kể từ khi thành lập kênh, Kenney cho biết, ông đã nhận được tin nhắn từ khắp nơi, gửi lời cảm ơn đến các video, trong đó có nhiều tin nhắn từ những người đã mất cha hoặc không còn liên lạc với cha của họ.
Kenney nói rằng, ông sẽ cân nhắc việc làm "Dad, How do I?" như là một công việc chính thức.
“Tùy thuộc vào cơ hội của công việc này, tôi có thể chuyển sang làm toàn thời gian hoặc bán thời gian”, ông giải thích.
“Tôi cũng muốn thêm một vài lời khuyên cho những người trưởng thành vì có rất nhiều thứ bạn cần biết để trở thành một người cha (hoặc cha mẹ nói chung) hơn là việc sửa chữa mọi thứ quanh nhà”, người đàn ông này nói thêm.
Đăng Dương(Theo People)
Tiếng chim hót buổi sáng sớm, tiếng gà gáy ban trưa, tiếng xào xạc của lá cây trong vườn… là những âm thanh thường xuyên xuất hiện trong video của Đồng Văn Hùng - vlogger sáng lập kênh Ẩm thực mẹ làm.
" alt=""/>Người đàn ông lập kênh YouTube cho những đứa trẻ không chaCô gái 37 tuổi đầy quyết tâm này là một vận động viên Paralympic, một kỷ lục gia thế giới, một vận động viên thể hình từng đoạt giải và là bà mẹ một con - mặc dù Gui đã bị mất một chân trong tai nạn đường bộ khi mới 7 tuổi.
Hiện tại, cô lại tiếp tục thử thách bản thân bằng nhiệm vụ tiếp theo - thành lập một trung tâm khuyết tật với hy vọng sẽ truyền cảm hứng cho hàng triệu người Trung Quốc giống như cô.
Với sự giúp đỡ từ hiệp hội người khuyết tật địa phương ở Yancheng, Gui và 4 người bạn đã thành lập Ngôi nhà dành cho người khuyết tật Wu’ai với mục đích giúp giảm thiểu tình trạng thất nghiệp cao của 85 triệu người khuyết tật ở Trung Quốc.
Các cơ sở trung tâm khuyết tật này được xây dựng dựa trên kinh nghiệm của chính Gui về sự phân biệt đối xử trong thế giới lao động, bị từ chối liên tục bởi các nhà tuyển dụng cho rằng cô không phù hợp. “Tôi đã nộp đơn vào gần 20 công ty và tất cả họ đều nói như vậy”.
Sinh ra ở Nam Ninh, thủ phủ phía nam của tỉnh Quảng Tây, Gui được mẹ nuôi dưỡng vì cha cô mất trước khi cô được sinh ra. Ở tuổi lên 7, cuộc đời Gui rơi vào một bước ngoặt bi thảm, khi một chiếc xe tải lao vào cô trên đường đi học về. Khi tỉnh dậy, cô thấy một bên chân đã bị cắt cụt.
“Tôi thấy chân phải của mình bị cụt. Tôi sợ đến mức không thể ngừng khóc”, Gui nói. “Vào thời điểm đó, tôi không biết điều này sẽ có tác động lớn như thế nào đến cuộc sống sau này của mình”.
Cô không còn nhớ gì về vụ tai nạn, nhưng sẽ không bao giờ quên những lời chế nhạo tàn nhẫn mà mình phải chịu đựng ở trường về chiếc chân bị mất.
Là một cựu vận động viên Paralympic, Gui Yuna có câu chuyện truyền cảm hứng được lan truyền ở Trung Quốc. |
Bạn bè thường hành hạ cô bằng cách đạp chiếc nạng hoặc giật mạnh ghế khi cô ngồi xuống. Họ cũng ném mực và đặt sâu vào hộp bút chì của cô.
Gui nói: “Họ gọi tôi là một con què hay một con mèo ba chân. Lần đầu tiên, tôi đã khóc. Nhưng sau đó tôi nghĩ rằng: bạn có thể bắt nạt tôi theo cách bạn muốn, nhưng tôi sẽ ổn vì tôi có một trái tim dũng cảm”. Không muốn mẹ lo lắng thêm, Gui âm thầm nuôi dưỡng nỗi đau và sự tổn thương.
Năm 2001, cuộc đời Gui lại bất ngờ rẽ sang hướng khác, nhưng lần này tốt hơn khi trường học của Gui khuyến khích cô tham gia đội Paralympic.
Với niềm yêu thích thể thao bẩm sinh, cô đã đại diện cho Trung Quốc tại Paralympic mùa hè năm 2004 ở Athens, đứng thứ 7 ở nội dung nhảy xa. Năm 2007, Gui lập kỷ lục thế giới dành cho người khuyết tật khi nhảy qua xà cao 1,5m; tham gia rước đuốc cho Thế vận hội Mùa hè Bắc Kinh và Paralympic năm 2008.
Nhưng khi nghỉ thi đấu vào năm 2017, Gui phải đối mặt với sự phân biệt đối xử nhiều hơn và không thể xin được việc làm, mặc dù đã nộp đơn cho hàng chục công ty.
“Tôi đã ứng tuyển vào các vị trí trong ngành dịch vụ khách hàng và trợ lý. Tôi có bằng đại học chuyên ngành công tác xã hội và kỹ năng về tự động hóa văn phòng. Tôi không hiểu tại sao họ không nhận tôi”, Gui nói. "Đó là một trong những khoảnh khắc thất vọng nhất trong cuộc đời tôi”.
Cuối cùng, cô cũng có việc làm khi một doanh nghiệp sản xuất đồ nội thất ở thành phố Diêm Thành, tỉnh Giang Tô, mời cô làm việc trong bộ phận dịch vụ khách hàng. Ít lâu sau, cô chuyển sang vai trò bán hàng đầy thử thách.
Sử dụng chính động lực để đạt được thành công khi còn là một vận động viên, Gui đã nhanh chóng đạt được kết quả kinh doanh đặc biệt và được thăng chức trở thành đối tác trong công ty - vị trí mà cô vẫn giữ cho đến ngày nay.
“Khách đặt hàng có lẽ một phần vì cảm thông cho tôi nhưng nhiều người khác nói rằng họ tin tưởng tôi và sản phẩm của tôi,” Gui nói.
![]() |
Gui Yuna dạy những người khuyết tật làm công việc thủ công tại Ngôi nhà của Người khuyết tật Wu’ai. |
Giờ đây, cô hy vọng trung tâm của mình sẽ truyền cảm hứng cho hàng triệu người khuyết tật Trung Quốc khác trở thành những người tự tin, được đóng góp cho xã hội, đồng thời phá tan định kiến của xã hội cho rằng người khuyết tật không có giá trị.
Mặc dù trình độ học vấn kém và thiếu kỹ năng làm việc được cho là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao của 85 triệu người khuyết tật, Gui cho biết, trọng tâm của cô sẽ là các lớp dạy nghề miễn phí cho phép người khuyết tật tự kiếm sống.
Một số kỹ năng thực tế có thể ứng dụng ngay như chỉnh sửa video và học cách thu hút khán giả trực tuyến nhằm thu hút nhà tài trợ, sẽ nằm trong số các kỹ năng được cung cấp.
Cô nói: “Tôi hy vọng chúng tôi có thể giúp những người khuyết tật tìm việc làm dễ dàng hơn để nhận ra giá trị của họ trong cuộc sống. Như một câu ngạn ngữ cổ của Trung Quốc nói rằng ‘hãy dạy mọi người cách câu cá hơn là chỉ đưa cho họ cá’”.
“Chúng tôi không muốn người khác thương xót, chúng tôi muốn có cơ hội bình đẳng trong khi tìm kiếm việc làm”.
Quyết tâm sắt đá và thái độ tích cực của Gui gần đây đã thu hút nhiều sự chú ý khi cô lên sân khấu với bộ bikini và giày cao gót trong giải đấu thể hình đầu tiên, được tổ chức tại thành phố Hoài An, thuộc tỉnh Giang Tô.
Gui muốn truyền cảm hứng cho những người khuyết tật làm những gì họ muốn. |
Những hình ảnh này gây xôn xao trên mạng và trở thành nguồn cảm hứng cho hàng triệu người Trung Quốc khuyết tật như cô chỉ sau một đêm.
Gui không nghĩ rằng phần thưởng của cuộc thi thể hình đã mang lại danh tiếng cho cô; nhưng nó đã cho cô thấy sự công nhận và khích lệ từ công chúng.
“Có thể tôi giành được giải Nhất không phải vì sự chuyên nghiệp hay do cơ bắp của tôi, mà vì sự tự tin, bản lĩnh để đứng trên sân khấu và thể hiện bản thân trước mọi người,” Gui nói.
Trong khi nhiều người trên mạng chúc mừng Gui vì màn ra mắt thể hình của cô, thì một số người lại không khuyến khích điều này: “Chỉ có một chân, bạn đang khoe cái gì vậy?”.
Gui có con trai 12 tuổi hiện sống với chồng cũ. Đó là minh chứng cho việc người khuyết tật có thể làm được nhiều việc mà mọi người nghĩ là không thể - chẳng hạn như sinh con. “Trong tâm trí tôi, không có từ ‘không nên’. Tôi muốn thách thức những quan điểm cũ của mọi người”.
“Nghe tin tôi sinh được con trai, nhiều người hỏi tôi rằng phụ nữ một chân sinh con như thế nào?" Gui chia sẻ. “Tôi muốn nói với những người khuyết tật rằng, hãy làm những gì bạn muốn làm. Họ có thể lái xe, chúng ta cũng có thể lái xe; họ có thể có con, chúng ta cũng có thể có con”.
Trong cuộc sống hàng ngày, Gui thích tập các bài thể dục và chia sẻ chúng lên ứng dụng TikTok, nơi cô có 220.000 người theo dõi.
Gui vẫn là một người hâm mộ thể thao, chơi bóng rổ, cầu lông, bóng bàn, nhưng cưỡi ngựa là môn cô yêu thích nhất. “Tôi không sử dụng nạng khi cưỡi ngựa,” cô nói. “Khi ngồi trên ngựa, tôi coi nó như đôi chân của mình. Khi ngựa chạy, tôi có cảm giác như đang bay vậy”.
Những tấm huy chương mà Gui giành được. |
![]() |
Gui Yuna từng giành được kỷ lục thế giới về môn nhảy cao. |
Gui Yuna lấy mẫu sản phẩm đưa cho khách hàng. |
Gui Yuna bị mất chân trong một tai nạn đường bộ năm 7 tuổi. |
Xem thêm video: Nghị lực thép của cô gái khuyết tật
Mất một chân vì tai nạn ngày nhỏ, cô gái có cái tên rất buồn quyết không oán trách số phận. Thay vào đó, em sống tích cực và vui vẻ mỗi ngày.
" alt=""/>Cô gái một chân truyền cảm hứng cho hàng triệu người khuyết tật ở Trung Quốc