Lốp xe là một chi tiết nhạy cảm và có thể gây nên những tai nạn thảm khốc nếu không biết chăm sóc đúng cách.
ắngnónglưuýnàytránhtainạnthảmkhốcdonổlốbáo bóng da 24hắngnónglưuýnàytránhtainạnthảmkhốcdonổlốbáo bóng da 24hXem bài khác trên Vef.vnLốp xe là một chi tiết nhạy cảm và có thể gây nên những tai nạn thảm khốc nếu không biết chăm sóc đúng cách.
ắngnónglưuýnàytránhtainạnthảmkhốcdonổlốbáo bóng da 24hắngnónglưuýnàytránhtainạnthảmkhốcdonổlốbáo bóng da 24hXem bài khác trên Vef.vnHồng Hạnh quê ở Quảng Ninh, theo học Trường Nghệ thuật Quân đội, sau đó về công tác tại Đoàn Ca múa Quân đội, nay là Nhà hát CMNQĐ. Khởi đầu là một ca sĩ, do phấn đấu, rèn luyện tốt cả về tài năng và đạo đức, chị được đề bạt qua các vị trí: Đội trưởng, Phó đoàn trưởng, Phó giám đốc Nhà hát và từ năm 2018 là Giám đốc Nhà hát CMNQĐ.
Trên sân khấu, với chất giọng nữ trung đậm đà màu sắc dân gian, điêu luyện về kỹ thuật và tinh tế trong xử lý tác phẩm, giọng hát của chị được khán giả, đặc biệt là cán bộ, chiến sĩ yêu thích.
Khi còn là ca sĩ trẻ, đến khi là NSƯT đứng trên các sân khấu lớn, hay Giám đốc Nhà hát, Hồng Hạnh luôn quan tâm trau chuốt từng ca từ, điệu múa, không ngừng nghiên cứu, tư duy để mỗi tác phẩm phải chạm đến trái tim khán giả.
Chị gắn bó với nhiều bài hát ngợi ca người mẹ Việt Nam, mang lại những rung cảm lớn cho trái tim người nghe. Trong số những giải thưởng mà Hồng Hạnh gặt hái được qua các Liên hoan nghệ thuật thì những bài hát về người mẹ chiếm phần không nhỏ.
Năm 1995, ca khúc Cho con xin câu hát(Minh Quang) do chị trình bày đoạt Huy chương Vàng Hội diễn chuyên nghiệp toàn quốc. Năm 2001, Hồng Hạnh hát Mẹ tôi 1của nhạc sĩ An Thuyên, giành Huy chương Vàng tại Cuộc thi Mùa xuân và người chiến sĩdo Bộ Quốc phòng tổ chức.
Đến năm 2009, tác phẩm Mẹ tôi 2 của An Thuyên do chị thể hiện được trao Huy chương Bạc tại Hội diễn Ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc. Ngoài ra, những bài hát khác như Mẹ tôicủa Đoàn Bổng, Mẹ của Nguyễn Tiến, Huyền thoại mẹcủa Trịnh Công Sơn, Lời ru cỏ noncủa Hữu Ước, Mẹcủa Phan Long... được chị trình diễn rất thành công trên sân khấu.
Chị cũng ghi dấu ấn với nhiều bài hát về Bác Hồ như: Vầng trăng Ba Đình, Bác Hồ một tình yêu bao la, Miền Trung nhớ Bác, Lời Bác dặn trước lúc đi xa, Thăm Bến Nhà Rồng...
Tuy nhiên, nhiều người lại yêu thích tiếng hát Hồng Hạnh qua hai ca khúc Mưa rơi(thơ: Tố Hữu, nhạc: Trần Hoàn) và Tâm tình với con(thơ: Xuân Thiều, nhạc: Trần Hữu Bích) bởi giọng ca chân chất, giàu xúc cảm, như lột tả hết được cái hồn của mỗi câu thơ nét nhạc, cùng lối diễn giản dị, sâu lắng.
Tiếng hát Hồng Hạnh là tiếng hát của một người lính. Sân khấu biểu diễn của chị ngoài Nhà hát CMNQĐ và các sàn diễn nghệ thuật lớn, còn là trên thao trường, bãi tập, nơi núi rừng, làng bản xa xôi, những đồn biên phòng cheo leo trên sườn núi… để phục vụ bộ đội.
Tiếng hát của chị cũng vượt không gian, đến với nhiều quốc gia châu Á, châu Âu… Năm 2013, Nhà hát CMNQĐ đi làm nhiệm vụ quốc tế, trình diễn tại Hàn Quốc chương trình nghệ thuật mang tên Nhịp cầu hữu nghị được công chúng nước bạn nhiệt liệt hoan nghênh.
Ca khúc 'Mẹ' của Nguyễn Tiến qua giọng ca NSƯT Hồng Hạnh
Thiên Di (bài viết có sử dụng tư liệu của nhà văn - Trương Nguyên Việt)
" alt=""/>Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội được phong tặng NSND![]() |
Sách “Làm sao học ít hiểu nhiều?” của bác sĩ tâm thần người Nhật, Zion Kabasawa. |
Xuyên suốt quyển sách là những chỉ dẫn thực tiễn, giúp người học đạt được hiệu quả học tập mong muốn. Cũng như triết lý cốt lõi trong sách “học ít hiểu nhiều”, nguyên tắc đầu tiên của việc học chính là định hướng phương pháp học.
“Trước khi lên ý định học một điều gì, phương pháp học đã quyết định đến 90% kết quả. Những người nắm rõ phương pháp học thường có khả năng lĩnh hội kiến thức trong thời gian nhất, là đòn bẩy tạo sức bật giúp bạn khởi động lại từ con số 0”, Zion Kabasawa nói.
![]() |
Xây dựng thói quen đọc sách, biến việc học thành niềm vui. |
Sách mang lại nhiều lợi ích nhưng đọc sách mà không quên, nhớ được lâu nội dung là một vấn đề lớn. Người đọc thường quên, hoặc chỉ nhớ mang máng nội dung đã đọc được, việc đọc sẽ không mang lại lợi ích hiệu quả.
Cuốn sách “Đọc nhiều nhớ được bao nhiêu”là tập hợp những bí quyết của bác sĩ Nhật Zion Kabasawa về cách tận dụng thời gian một cách khoa học mỗi ngày để đọc hết một quyển sách. Bên cạnh đó, sách còn giúp phát huy khả năng tập trung và chọn loại sách phù hợp để phát triển bản thân, giúp các trường hợp người đọc nhiều mà không nhớ được nội dung,.
Huỳnh Quyên
'Bắt đầu từ đâu để hết một mình?' của Vũ Nguyệt Ánh có thể coi là một cuốn sách kỹ năng phù hợp với các bạn trẻ Việt.
" alt=""/>Hai cuốn sách giúp nhớ lâu, nắm kiến thức hiệu quả từ đọc sáchNgoài ra, để đến được trung tâm thành phố, tôi phải đi qua trạm thu phí (toll) ở các trục đường cửa ngõ thành phố, nơi có lưu lượng giao thông cao. Do đó, chi phí đi làm bằng ôtô riêng ở trung tâm Sydney có thể lên đến 100 AUD/ ngày, tương đương 30% mức lương cơ bản của lao động tại Australia.
Do đó, tôi cũng như phần lớn người dân ở Sydney, chọn phương tiện công cộng để đi làm.
Về Việt Nam, tôi lại thấy bức tranh khác. Phần lớn người dân sử dụng phương tiện cá nhân để đi lại. Nguyên nhân có thể là do phương tiện công cộng không đủ tin cậy về thời gian và tiện nghi, do chi phí sử dụng xe cá nhân thấp, hoặc cả hai lý do này.
Theo một báo cáo về tình hình giao thông ở khu vực châu Á của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) năm 2019, Hà Nội và TP HCM nằm vào nhóm 10 thành phố có mức độ tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng nhất, trong số 278 thành phố được khảo sát.
Mật độ dân số tại các quận nội thành của Hà Nội đang ở mức cao hơn hoặc tương đương các thành phố đông dân nhất thế giới, ví dụ quận Đống Đa (40.331 người/km2), Hai Bà Trưng (31.308 người/km2), Hoàn Kiếm (29.471 người/km2), Thanh Xuân (29.295 người/km2), Ba Đình (26.249 người/km2) và Cầu Giấy (20.931 người/km2), so với mật độ trung bình tại Tokyo (6.168 người/km2) và Seoul (16.000 người/km2).
Với mật độ dân số này, người dân ở các thành phố lớn trên thế giới chủ yếu sử dụng hệ thống giao thông công cộng công suất lớn, như tàu điện, cho di chuyển hàng ngày. Tuy nhiên, ở các đô thị lớn của Việt Nam, tốc độ tăng phương tiện cá nhân lại tỷ lệ thuận với tăng dân số. Tại Hà Nội, riêng năm 2021, có 239.000 phương tiện, trong đó 61.000 ôtô, 171.000 môtô, 6.000 xe máy điện được đăng ký mới; nâng tổng số phương tiện đang quản lý lên 7.500.000. Tính trung bình, gần 100% người dân tại Hà Nội sở hữu phương tiện cá nhân.
Quá trình đô thị hóa và tăng dân số đang diễn ra mạnh mẽ, nếu tạm lấy ngưỡng mật độ dân số của Tokyo (do có tương đồng về quy mô dân số giữa Việt Nam và Nhật Bản), thì dân số Hà Nội có thể tăng lên 21-25 triệu người và TP HCM sẽ tăng lên 13-20 triệu người trong nhiều thập kỷ tới, chưa tính người dân ở các tỉnh lân cận vào nội đô làm việc hàng ngày.
Do đó, tình hình tắc nghẽn giao thông tại Hà Nội và TP HCM được dự báo trầm trọng trong nhiều năm tới nếu không có những giải pháp đột phá, cùng sự ủng hộ và chia sẻ quyền lợi của người tham gia giao thông.
Nếu xem người tham gia giao thông là khách hàng thì tập khách hàng này có nhiều đặc điểm khác nhau như: nhiều người sẵn sàng trả phí để di chuyển nhanh hơn; đồng thời cũng có nhiều người thích sử dụng phương tiện cá nhân vì sự tiện lợi mặc dù tốn thêm thời gian; một số khác lại mong muốn dùng xe buýt để góp phần bảo vệ môi trường và an toàn. Bất cứ giải pháp nào cũng không thể đồng thời thoả mãn được tất cả người tham gia giao thông.
Giải pháp tối ưu là giải pháp giảm thiểu nhất thiệt hại về kinh tế và xã hội do tắc nghẽn giao thông, đồng thời đảm bảo có lựa chọn đi lại thay thế cho các đối tượng bị ảnh hưởng.
Tôi xin gợi mở một số giải pháp mà không đi sâu vào cách thức thực hiện như sau:
Một là, đánh giá khả năng chịu đựng của hệ thống giao thông hiện tại. Nguyên nhân trực tiếp của tắc nghẽn giao thông là do cơ sở hạ tầng bị quá tải so với số lượng phương tiện. Người dân đứng trước hai lựa chọn: tất cả đều sở hữu phương tiện cá nhân và cùng chịu cảnh tắc nghẽn, hoặc có giải pháp khác tốt hơn về mặt kinh tế và xã hội.
Cơ quan chức năng có thể xác định số lượng phương tiện tối đa mà hệ thống giao thông hiện tại có thể chịu đựng được. Số lượng tối đa này được gọi là quota, thay đổi hàng năm tùy theo sự phát triển của hệ thống giao thông. Khi nhu cầu thực tế lớn hơn quota, nhà nước có thể tổ chức đấu giá quyền sử dụng phương tiện cá nhân trong nội thành, đặc biệt là các khu vực có mật độ dân số cao nhất; hoặc xác định mức phí sử dụng đường đủ cao để tác động đến hành vi, đảm bảo một số lượng tối đa nhất định phương tiện có thể tham gia giao thông.
Giả sử khi hệ thống giao thông công cộng đáp ứng được nhu cầu đi lại, thì mức phí dùng phương tiện cá nhân có thể lên đến 150.000 nghìn đồng/ngày (=30% của thu nhập 120 triệu/năm theo giá hiện tại), nếu mức tham khảo tỷ lệ mức phí đi lại bằng xe cá nhân của Sydney trên mức lương cơ bản.
Các phương tiện cá nhân từ địa phương khác đi vào thành phố sẽ được thu phí theo ngày, theo giờ hoặc theo khoảng cách.
Giải pháp này cũng tính đến ưu tiên các đối tượng yếu thế trong xã hội như người tàn tật và các phương tiện sử dụng cho dịch vụ thiết yếu, chuyên chở hàng hoá và hành khách.
Hai là, tăng cường công suất của hệ thống giao thông công cộng. Giải pháp thu phí ở trên có thể xem là hiệu quả về mặt kinh tế, tuy nhiên sẽ ảnh hưởng đến những người thu nhập thấp. Do đó, nguồn thu từ người sẵn sàng chi trả ở trên sẽ được dùng để nâng cấp chất lượng, tiện nghi và tăng độ phủ của giao thông công cộng, trước mắt là hệ thống xe buýt tại các trục đường có nhu cầu cao. Về lâu dài, với dân số lớn và mật độ cao, tình hình sẽ chỉ được cải thiện đáng kể khi hệ thống đường sắt đô thị đã được Chính phủ phê duyệt từng bước được hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Ba là, nghiên cứu quy hoạch đô thị và phân bố dân cư. Câu chuyện đang gây tranh cãi là có nên xây chung cư trong nội thành hay giãn dân ra ngoại thành. Trong khi xu hướng chung là phần lớn công việc văn phòng tập trung ở nội thành, việc giãn dân ra ngoại thành quá mức có thể tăng số lượng người và phương tiện tham gia giao thông tại các trục đường chính.
Ở các thành phố lớn như Tokyo, Seoul, Sydney và Melbourne, có một tỷ lệ nhất định các toà nhà trong nội thành, là các chung cư, để cung cấp lựa chọn về chỗ ở cho nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, việc xây dựng chung cư trong nội thành phải kiên quyết đi kèm với xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện và không gian công cộng.
Bốn là, xây dựng được bộ chỉ số để theo dõi các vấn đề nổi cộm của đô thị. Các đô thị lớn như Hà Nội và TP HCM luôn có nhiều vấn đề và không thể giải quyết tất cả một sớm một chiều. Do đó, các bộ chỉ số có thể giúp cơ quan chức năng theo dõi sự thay đổi hàng năm và trong dài hạn, cũng như nắm bắt nhanh chóng và ưu tiên nguồn lực cho các vấn đề như: chất lượng không khí, tình hình tắc nghẽn giao thông, sự tăng trưởng dân số và phương tiện giao thông cá nhân, số lượng người dùng phương tiện công cộng, tỷ lệ không gian dành cho giao thông...
Việt Nam đã lỡ nhịp trong việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông tại Hà Nội và TP HCM để đáp ứng sự phát triển kinh tế và quá trình đô thị hóa nhanh chóng của đất nước. Tuy muộn còn hơn không, các giải pháp đột phá, sáng tạo và có thứ tự ưu tiên sẽ là tiền đề để Hà Nội và TP HCM cải thiện tình hình giao thông như hình mẫu các thành phố hiện đại trong khu vực như Tokyo, Osaka và Seoul.
Hoàng Văn Phương
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt=""/>Thu phí xe cá nhân