Điểm nổi bật nhất của chiếc máy chính là camera có khả năng lấy nét bằng tia laser. Thông thường, các smartphone lấy nét dựa trên độ tương phản, nghĩa là trong một khung hình nếu đối tượng nào có màu sắc hay ánh sáng nổi bật nhất thì dễ lấy nét vào đó nhất; ngược lại, chủ thể bị tối hay toàn bộ khung cảnh ở trong môi trường sáng yếu thì máy ảnh sẽ khó lấy nét hơn. Việc lấy nét bằng tia laser dựa trên nguyên tắc máy ảnh sẽ phóng một tia laser đến chủ thể cần lấy nét, tia laser sẽ phản hồi lại để camera đo nét. Cách lấy nét bằng laser hiệu quả hơn việc lấy nét dựa trên độ tương phản vì nó không phụ thuộc nhiều vào điều kiện ánh sáng chung quanh.
![]() |
Thử nghiệm cho thấy Asus Zenfone 2 Laser lấy nét nhanh, liên tục trong môi trường ánh sáng trong phòng, và tất nhiên ở môi trường ngoài trời thì máy lấy nét tốt hơn do ánh sáng nhiều và tự nhiên hơn. Khả năng lấy nét liên tục của máy khá nhanh, tương đương vài mẫu máy cao cấp; máy cũng cho chất lượng ảnh khi chụp lia máy tốt hơn vài mẫu ở cùng phân khúc, nhưng không tốt bằng máy ảnh trên các smartphone cao cấp hơn, ảnh hơi nhòe so với ảnh chụp từ smartphone cao cấp trong cùng điều kiện chụp.
![]() |
Những nỗ lực đó đại diện cho chiến dịch “vận động hành lang mềm”, tức là thay vì trả tiền để vận động hành lang để tranh thủ sự ủng hộ, công ty lại muốn thay đổi hình ảnh trong mắt đám đông. Trong trường hợp của Google, các chuyên gia cho rằng đây là nỗ lực chưa từng có tiền lệ bởi bất kỳ một doanh nghiệp công nghệ Mỹ nào để thay đổi định kiến của người châu Âu. Google lấp đầy khoảng trống gây quỹ mà chính phủ và các đối thủ châu Âu không sẵn sàng hay không đủ năng lực chi trả.
Đặc biệt, vài năm trở lại đây, "gã khổng lồ tìm kiếm" đẩy mạnh chiến lược hơn nữa khi “đốt” tới khoảng 450 triệu USD từ năm 2015 đến 2017, dựa trên hồ sơ công khai của Google và ước tính của các chuyên gia, nhằm tạo dựng uy tín với người châu Âu và quan trọng hơn là các nhà hoạch định chính sách, đối tượng có đủ quyền hành ấn định các khoản phạt hàng tỷ USD.
" alt=""/>Google “đốt” nửa tỷ đô tái tạo hình ảnh tại châu Âu![]() |
Cây tùng bách 9.550 tuổi ở Thuỵ Điển là cây già nhất hành tinh. |
Hiện cây sống ở độ cao 910m so với mực nước biển, thuộc tỉnh Dalarna, Thụy Điển. Dù nhìn bề ngoài cây chỉ cao khoảng 4m và không có vẻ cổ thụ như những cây có độ tuổi hàng ngàn năm khác nhưng bộ rễ của nó đã không ngừng phát triển suốt 9.550 năm qua, theo nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Giáo sư Leif Kullman, Khoa Sinh thái học và Khoa học môi trường tại Đại học Umeå, Thuỵ Điển.
![]() |
Dù đã ở tuổi hơn 9.000 năm, cây chỉ cao khoảng 4m và dáng khá mảnh dẻ. |
![]() |
Cây sống ở độ cao 910m so với mực nước biển. |
Giáo sư Kullman giải thích: “Cây sống được thọ như vậy là nhờ khả năng tự nhân bản tế bào của nó. Khi một tế bào chết đi, một tế bào khác từ rễ nhanh chóng sinh ra thay thế, vì vậy mà cây thể kéo dài tuổi thọ”.
Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện thêm nhiều cây tùng bách khác có tuổi thọ khá ấn tượng từ 5.000 đến 6.000 tuổi ở vùng núi này.
Theo giáo sư Kullman, chắc chắn không thể có cây nào có tuổi thọ cao hơn 9.550 bởi Thụy Điển hoàn hoàn bị băng tuyết phủ cho đến thời kỳ cuối của Kỷ Băng Hà, cách đây khoảng 11.000 năm trước.
![]() |
Giáo sư chắc chắn rằng không thể có cây nào trên hành tinh có tuổi thọ cao hơn 9.550 tuổi. |
Giáo sư Kullman chia sẻ: “Trước khi tiến hành những cuộc nghiên cứu, chúng tôi vẫn nghĩ rằng giống tùng bách xuất hiện vùng đất này khoảng 2.000 năm trước. Tuy nhiên, thời điểm băng tan trong lịch sử dường như xảy ra sớm hơn chúng tôi vẫn nghĩ. Có lẽ lớp băng tuyết trong Kỷ Băng Hà không dày như chúng ta tưởng”. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các nhà khoa học tìm hiểu cách thực vật thích nghi như thế nào với sự biến đổi khí hậu hiện nay.
Theo Trí thức trẻ/Bored Panda
" alt=""/>Phát hiện cây già nhất hành tinh có tuổi thọ 9.550 năm