Đó là trăn trở của PGS.TS Chu Cẩm Thơ khi chia sẻ với VietNamNet về chủ trương cho học sinh sử dụng điện thoại trong các giờ học (nếu được giáo viên cho phép) theo thông tư mới của Bộ GD-ĐT.Cho học sinh dùng điện thoại: Không dễ dàng
Bà Thơ cho hay, kinh nghiệm của bản thân từ mấy năm tổ chức thực nghiệm việc sử dụng điện thoại thông minh trong học toán ở trường THCS và THPT cho thấy, việc giáo viên quyết định cho học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học không hề dễ dàng.
“Trong các giờ thực nghiệm, chúng tôi đã thiết kế hoạt động phải sử dụng điện thoại, điện thoại có cài ứng dụng để hỗ trợ việc học,... thế nhưng cả giáo viên và học sinh đều phải tuân thủ nội quy chặt chẽ. Quan trọng nhất, là trong các giờ học đó, học sinh có tâm thế tự học khá cao, các em được hướng dẫn và làm quen với điện thoại, để nó trở thành phương tiện học tập. Còn giáo viên thì thật sự, họ được huấn luyện rất kĩ càng”.
 |
Học sinh được sử dụng điện thoại thông minh trong 1 tiết học ở Lào Cai. |
Thứ nhất, có nội dung bài học phải dùng điện thoại.Theo bà Thơ, có nhiều yêu cầu được đặt ra, và bắt buộc phải đạt được, lấy đó làm cơ sở để giáo viên "cho phép" học sinh dùng điện thoại trong giờ học. Tuy nhiên, có một số điều kiện để điện thoại được dùng trong giờ học:
“Nghĩa là nếu "không cần dùng điện thoại thì nhất quyết đừng cho dùng". Trong giờ học toán, chúng tôi thiết kế nội dung dùng điện thoại khi học sinh tham gia trắc nghiệm (Kahoot, Quiz), Sử dụng công cụ tính, hình vẽ, ... (Geogebra, Excel, ...), .... Đồng thời, các nội dung này có tính hệ thống. Khi tôi viết chương trình cho nhà trường, tôi đã chỉ ra và điều chỉnh các bài dạy, để cho học sinh có điều kiện rèn luyện một kĩ năng công nghệ và thành thạo phần mềm”.
Thứ hai, có khả năng kiểm soát an toàn thông tin.
Điều này theo bà Thơ là cực kì quan trọng.
“Ở các lớp tôi thực nghiệm, trường học đã là trường công nghệ rồi, nghĩa là các học sinh và giáo viên đều thành thạo an ninh mạng, tuân thủ và được giám sát khi nhà trường đầu tư hạ tầng tốt. Năng lực kiểm soát nằm ở người giáo viên, nhà quản lí và hệ thống quản lí của nhà trường - gia đình. Việc này không hề đơn giản và dễ tiến hành. Nó là một quá trình rèn giũa hành vi, thói quen, đồng thời là sự tuân thủ nghiêm ngặt các nội quy, trách nhiệm. Người giáo viên không những có thể tạo ra bài học "phải dùng công nghệ" mà còn đảm bảo được những tình huống phát sinh.
Thứ ba, có điện thoại an toàn, đồng bộ.
Nghĩa là, trong một lớp học, nếu em có, em không có điện thoại mà tổ chức dùng thì không ổn. Đồng thời, các ứng dụng được cài đặt cũng phải đồng bộ. “Vì chỉ cần sự khác biệt giữa các nền tảng cũng sẽ cho ra những kết quả khác nhau, gây tranh cãi thì việc đi giải quyết nó còn mệt mỏi hơn việc không dùng nó”, bà Thơ nói.
Bà Thơ cũng cho rằng, nếu chỉ để tra cứu thông tin thì không nên dùng điện thoại. “Trong học tập, thử thách Nhớ, Kết nối thông tin đáng để trải nghiệm. Còn những thông tin phạm vi rộng, thì có thể tự do đọc, tìm kiếm ngoài giờ học, nó không cần thiết phải làm trong giờ”.
Đối mặt với "sự thông minh trống rỗng"?
Bà Thơ cho rằng, điều quan trọng nhất cần lưu tâm chính là "sự đầu tư nội dung để điện thoại có thể khai thác".
Bởi công nghệ phát triển khiến "lớp học phải thông minh" là đúng, nhưng việc bà lo lắng là phải đối mặt với "sự thông minh trống rỗng", khi kho dữ liệu dùng cho giảng dạy không hề được đầu tư.
“Từ nội dung bài học, hoạt động đến các sản phẩm để giáo viên, học sinh khai thác có bao nhiêu thí nghiệm ảo đã được thiết kế, nghiệm thu? Có bao trích đoạn tư liệu để có thể làm tình huống trong các giờ Văn, giờ Lịch sử? Có bao nhiêu tình huống Toán học được minh họa, được thiết kế lại với sự hỗ trợ của công nghệ,..? Hay bao nhiêu chương trình dạy học được xây dựng?...”, bà Thơ trăn trở.
“Điện thoại thông minh có thể có ích với mọi người, nhưng sẽ không có ích với những người không biết dùng nó hoặc ngay cả khi nó chẳng chứa, chẳng kết nối với những tiện ích thông minh. Và khi đó, việc dùng nó sẽ chẳng mang lại lợi ích gì, mà rất có thể, nó sẽ là "cục gạch" để sát thương đến cả tâm hồn”.
Thanh Hùng(ghi)

Bộ GD-ĐT nói rõ về việc cho học sinh dùng điện thoại trong lớp
"Ở các quốc gia có điều kiện, học sinh khi đến lớp có thể vừa thực hiện các bài học trên lớp vừa có thể tra cứu thông tin.... Giáo viên tổ chức cho học sinh học tập theo cách như vậy để phát triển phẩm chất, năng lực".
" alt=""/>Học sinh dùng điện thoại và 'sự thông minh trống rỗng'
"Chúng tôi không thể triển khai lối chơi, đưa bóng được lên trên, phải chơi lùi nên ảnh hưởng đến sức mạnh tấn công. Hiệp 1 chúng tôi chủ trương khai thác phía sau khoảng trống của đối thủ. Hiệp 2 dù thua nhưng chúng tôi vẫn tuân theo chiến thuật đó. Chúng tôi phải cố không đá bóng dài. Sức mạnh hàng công của HAGL cần phải cải thiện trong thời gian tới.Memovic chấn thương và vừa mới bình phục nên không thể đá với phong độ tốt, nhưng tôi không trách cậu ấy hay bất cứ ai. Đội bóng chiến đấu hết mình, ai cũng cũng có thể sai sót nhưng tôi tin sẽ chơi tốt hơn", HLV Lee Tae Hoon chia sẻ sau trận thua của HAGL trước Hà Nội.
 |
HLV Lee Tae Hoon của HAGL |
"Ở một trận thua tìm cầu thủ chơi tốt nhất là khó. Khi nhận bàn thua cầu thủ tỏ ra vội vàng. Với một người đội trưởng là Tuấn Anh rất bình tĩnh, đã giữ được tinh thần để chiến đấu hết mình.
Hà Nội đã vô địch năm ngoái và có nhiều cầu thủ tốt. Dù vậy chúng tôi cũng có cầu thủ chất lượng. Thật tiếc khi cầu thủ của tôi có nhiều lỗi nhưng tôi cảm thấy họ đã nỗ lực hết mình, chăm chỉ thi đấu. Thời gian tới chúng tôi phải cố gắng cải thiện để không làm các CĐV phải buồn", chiến lược gia người Hàn Quốc nói tiếp.
 |
HAGL phải cải thiện nhiều điều |
"Về kết quả không tốt của đội bóng, người nhận trách nhiệm đầu tiên là HLV trưởng. Tôi không trách BHL và cầu thủ. Tôi sẽ sửa sai, mọi quyết định là của lãnh đạo đội bóng", HLV Lee Tae Hoon nhận trách nhiệm về mình.
Cuối cùng, HLV Lee Tae Hoon cho biết Xuân Trường chưa thể thi đấu nhưng đó không phải là lý do nguỵ biện cho trận thua: "Đó là cầu thủ đẳng cấp cao nhưng trong đội chúng tôi cũng có nhiều cầu thủ tốt. Lỗi cá nhân của cầu thủ đã ảnh hưởng tới trận đấu".
Xem highlights Hà Nội 3-0 HAGL (nguồn: BĐTV HD):
Lịch Thi Đấu LS V-League 1 2020 |
Ngày | Giờ | Đội | Tỉ số | Đội | Vòng | Kênh |
05/06 |
05/06 | 17:00 | Hải Phòng FC |  | 0:0 |  | Hồ Chí Minh City | Vòng 3 | |
05/06 | 18:00 | Nam Định FC |  | 1:2 |  | Viettel | Vòng 3 | |
05/06 | 19:00 | Sài Gòn FC |  | 0:0 |  | Bình Dương FC | Vòng 3 | |
06/06 |
06/06 | 17:00 | Quảng Nam |  | 2:1 |  | Thanh Hóa | Vòng 3 | |
06/06 | 17:00 | Sông Lam Nghệ An |  | 1:0 |  | SHB Đà Nẵng FC | Vòng 3 | |
06/06 | 18:00 | Than Quảng Ninh FC |  | 0:2 |  | Hồng Lĩnh Hà Tĩnh | Vòng 3 | |
06/06 | 19:00 | Hà Nội FC |  | 3:0 |  | Hoàng Anh Gia Lai | Vòng 3 | |
" alt=""/>Thua thảm Hà Nội, HLV Lee Tae Hoon nói gì?