Từ cuối năm 2018, Bộ TT&TT đã tính tới việc cần phải có một slogan cho việc phát triển ngành công nghiệp ICT nước nhà. Cụm từ “Made in Vietnam” mới chỉ mang tính chất là sản xuất ở Việt Nam và không có sự chủ động. Còn thông điệp “Make in Vietnam” mang hàm nghĩa làm tại Việt Nam, do người Việt Nam chủ động sáng tạo, thiết kế, tích hợp sản phẩm tại Việt Nam, của người Việt Nam và phát triển, đóng góp vào công nghệ, phát triển cộng đồng công nghệ Việt Nam. Cụm từ “Make in Vietnam” vừa tạo hiệu ứng truyền thông, vừa thể hiện khát khao, mong muốn, sự chủ động của người Việt Nam trong việc làm chủ công nghệ và phát triển công nghệ.
Trước chiến lược Make in Vietnam, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam "Phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, thể hiện khát vọng xây dựng một nền kinh tế tự cường; Chung sức đồng lòng thực hiện sứ mệnh lịch sử quyết không để đất nước rơi vào bẫy thu nhập trung bình; Quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng."
"Sau 30 năm lắp ráp, gia công, nay đã đến lúc Việt Nam có đủ điều kiện cơ bản để chuyển sang sáng tạo, làm ra các sản phẩm công nghệ Việt. Người Việt Nam có đủ tố chất tốt để sáng tạo công nghệ và sản phẩm công nghệ. Chúng ta cần xây dựng và tuyên bố một cách dứt khoát, rõ ràng một chiến lược phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam: Sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, Việt Nam làm chủ công nghệ và chủ động trong sản xuất”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Hiện nay, có một số giải thưởng tôn vinh các sản phẩm và giải pháp về lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông như Nhân tài Đất Việt, Sao Khuê, Vietnam Digital Awards… đã góp phần tôn vinh và quảng bá tốt các sản phẩm và giải pháp của ngành ICT. Tuy nhiên, để thúc đẩy chiến lược “Make in Vietnam” rất cần có một giải thưởng để tôn vinh và quảng bá những sản phẩm giải pháp, để thu hút và tạo động lực cho các cá nhân tổ chức tham gia.
Vụ CNTT (Bộ TT&TT) cho biết, Bộ TT&TT sắp phát động giải thưởng Make in Vietnam. Đây là giải thưởng uy tín do Bộ TT&TT và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức, là một trong những hoạt động tuyên truyền, quảng bá, hỗ trợ thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Mục tiêu đưa ra giải thưởng Make In Vietnam là tìm và tôn vinh các sản phẩm, giải pháp công nghệ số trong nước xuất sắc. Giải thưởng Make in Vietnam có vai trò thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 14/01/2020 về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Giải thưởng này là động lực mạnh mẽ để thúc đẩy, khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ số nghiên cứu, sáng tạo các sản phẩm công nghệ số, giải các bài toán Việt Nam. Giải thưởng Make in Vietnam sẽ tôn vinh các sản phẩm công nghệ số xuất sắc có giá trị thực tế góp phần phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, kiến tạo quốc gia số, đồng thời quảng bá cho các sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam tới đông đảo doanh nghiệp và người dân Việt Nam.
Vụ CNTT cho hay những sản phẩm tham dự và đoạt giải trong giải thưởng Make in Vietnam sẽ được Bộ TT&TT và các bộ, ngành liên tục hỗ trợ sau khi đạt giải như được giới thiệu rộng rãi đến các địa phương, cơ quan nhà nước và được truyền thông rộng rãi các phương tiện thông tin đại chúng, được đưa vào danh mục khuyến khích sử dụng trong quá trình chuyển đổi số.
Các sản phẩm, giải pháp tham gia dự thi sẽ được đánh giá công khai minh bạch bởi hội đồng giám khảo bao gồm: đại diện các quỹ đầu tư, chuyên gia công nghệ, nhà báo, đại diện người dùng. Qua đó, doanh nghiệp sẽ nhận được những ý kiến đóng góp quan trọng để cải thiện sản phẩm. Không dừng lại ở đó, các sản phẩm đoạt giải sẽ được hỗ trợ kết nối với thị trường quốc tế, và có cơ hội gặp gỡ các nhà đầu tư tiềm năng…
Giải thưởng này sẽ được chia làm 5 hạng mục gồm: Giải thưởng Nền tảng số xuất sắc; Giải thưởng Sản phẩm số xuất sắc; Giải thưởng Giải pháp số xuất sắc; Giải thưởng Thu hẹp khoảng cách số (Thành thị - Nông thôn, Người yếu thế, Hạn chế mặt trái của công nghệ số); Giải thưởng Sản phẩm số tiềm năng.
Theo Vụ CNTT, những doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam, có các sản phẩm công nghệ số được thiết kế, sáng tạo tại Việt Nam, đã được đưa vào ứng dụng thực tế để giải các bài toán Việt Nam đều có thể tham gia giải thưởng Make in Vietnam.
Thái Khang
Nhấn mạnh Chương trình Chuyển đối số quốc gia được phê duyệt là dấu mốc quan trọng, đại diện Cục Tin học hóa cho biết, Chương trình đã xác định việc phát triển các nền tảng “Make in Vietnam” là giải pháp hàng đầu để đẩy nhanh chuyển đổi số.
" alt=""/>Giải thưởng Make in Vietnam sẽ tôn vinh sản phẩm, giải pháp giải quyết bài toán Việt NamThực tế, những nhà đầu tư nhạy bén với thị trường như chị Tú đều bắt đầu nhận thấy phân khúc đất nền đang có dấu hiệu tăng nhiệt và đó là một quy luật tất yếu. Chu kỳ phát triển của thị trường bất động sản từ trước đến nay đều tuân theo một quy luật, đó là thị trường căn hộ chung cư thường nóng trước, sau đó giảm nhiệt, và đó là lúc thị trường đất nền “lên ngôi”.
Hai năm qua là thời gian bùng nổ của thị trường chung cư, với số lượng giao dịch thành công và giá bán tăng vọt. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, phân khúc này đã có dấu hiệu chững lại và các nhà đầu tư bắt đầu nhận thấy khó có thể kiếm tiền từ đầu tư chung cư, nên dòng tiền bắt đầu chảy sang kênh đầu tư hấp dẫn hơn. Và hẳn nhiên, đất nền - sau mấy năm giảm mạnh, giá ổn định - đã trở thành “vùng trũng”, hút dòng tiền chảy vào, giá bắt đầu có dấu hiệu tăng lên.
Khá dễ hiểu, thị hiếu chung của những người tiêu dùng như chị Tú vẫn là chuộng đất và nhà liền thổ do tâm lý “ăn chắc mặc bền”, đồng thời, đất nền cũng tạo sự linh hoạt trong việc xây dựng. Trong khi đó, dù nhu cầu nhà ở ở những thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM lúc nào cũng lớn và không ngừng tăng, nhưng chỉ có nguồn cung căn hộ là dồi dào, còn quỹ đất ngày càng khan hiếm. Hiếm thì càng quý, nên đó là lý do thị trường đất nền đang bắt đầu nóng lên.
![]() |
Đất nền tăng giá theo hạ tầng
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản, thì thời gian qua, trong khi nguồn cung đất nền ở TP.HCM đã tăng lên đáng kể, thì tại Hà Nội gần như không có dự án đất nền mới nào tung ra thị trường, ngoại trừ Dự án Khu đô thị mới Phú Lương, do Công ty cổ phần Bất động sản Hải Phát phân phối. Và vì cầu vượt cung nên hầu hết các dự án đất nền mở bán trong thời gian qua đều được khách hàng đặt mua hết trong thời gian ngắn. Thậm chí, có những dự án mới chỉ hé lộ thông tin sẽ mở bán thì khách hàng đã “ôm” hết.
Giới đầu tư nhận định, những dự án đất nền có tính pháp lý rõ ràng, tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng tốt, đặc biệt là liền kề các trung tâm đô thị hiện hữu, thì giá sẽ còn tăng. Đặc biệt, những dự án đất nền ở phía Tây Hà Nội và phía Đông TP.HCM đang nhận được sự quan tâm cực lớn của giới đầu tư, do hệ thống cơ sở hạ tầng ở những khu vực này ngày càng hoàn thiện trong khi giá đất còn khá mềm.
Chẳng hạn, mặc dù đã tăng giá nhưng đất nền Khu đô thị mới Phú Lương - ở ngay trung tâm quận Hà Đông (Hà Nội) - hiện vẫn đang chỉ ở mức 22-30 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, theo dự báo, giá đất nền tại dự án này sẽ tăng lên nhanh chóng trong thời gian tới.
Lý do là vì, thời gian qua, các nhà đầu tư nhanh nhạy đã chớp cơ hội “ôm” khá nhiều lô đất liền kề và biệt thự nên hiện tại, nguồn cung đất nền của dự án này cũng dần cạn. Trong khi đó, Khu đô thị Phú Lương hiện là dự án đất nền duy nhất chào bán trên thị trường Hà Nội, giá cũng tương đối rẻ - chỉ ngang bằng với giá căn hộ cao cấp ở khu vực lân cận, nên giới đầu tư gần như không có sự lựa chọn nào khác tốt hơn.
Hiện tại, các dự án biệt thự và nhà liền kề ở Hà Đông được giao dịch với giá trung bình khoảng 40-70 triệu đồng/m2 nên các nhà đầu tư càng có động lực rót vốn vào dự án Phú Lương để đón đầu xu hướng tăng giá.
Thực tế cho thấy, các dự án đất nền đã hoàn thành nộp tiền sử dụng đất, có hồ sơ pháp lý rõ ràng, tiến độ xây dựng tốt như Phú Lương ngày càng khan hiếm, lại cộng thêm hạ tầng khu vực đã được cải thiện nhiều, như công viên trung tâm rộng 100 ha đang được Lotte xây dựng ngay bên cạnh, tuyến đường sắt Hà Đông - Cát Linh đang thi công nước rút…, Điều này dẫn đến, chính Hải Phát sẽ phải tính toán điều chỉnh giá bán cho phù hợp với nhu cầu thị trường.
Quyết định này càng có cơ sở khi tham chiếu một dự án tương tự ở khu vực Xuân Phương, huyện Hoài Đức. Chỉ 6 tháng trước, dự án này chào bán 35-40 triệu đồng/m2 thì sau khi thông cầu và tuyến đường từ Mỹ Đình đến Vân Canh, giá nhanh chóng được đẩy lên 55-60 triệu đồng/m2.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhấn mạnh, cơn sốt đất nền hiện nay đã khác xa so với giai đoạn bùng nổ cách đây 6-7 năm. Nếu như trước đây nhà đầu tư “nhắm mắt” mua bất cứ dự án nào và chỉ cần “sang tên” là có lời, thì hiện nay, chỉ những dự án được đầu tư xây dựng bài bản, thuận lợi trong việc gắn kết hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội với khu dân cư hiện hữu thì mới được nhà đầu tư săn đón. Đó là lý do tại sao nhiều dự án ở các huyện Hoài Đức, Đan Phượng dù giảm giá sâu nhưng thanh khoản vẫn kém, còn các dự án nằm sát trung tâm quận Hà Đông và Nam Từ Liêm lại tăng giá mà vẫn được săn lùng.
Thúy Ngà
" alt=""/>Phân khúc đất nền bắt đầu ‘tăng nhiệt’