Bị chứng não úng thủy bẩm sinh, những hôm thay đổi thời tiết, cơn đau hành hạ liên tục khiến Trường khóc ngằn ngặt cả ngày lẫn đêm. Thương con, bố mẹ chỉ biết bế ẵm, vỗ về nhưng chẳng thể làm giảm bớt được.
‘Ngày nào con cũng phải dùng thuốc giảm đau nhưng cũng chỉ đỡ được một lúc. Hết tác dụng của thuốc, con lại gào lên khổ sở. Gia đình tôi cũng hiểu dùng thuốc giảm đau là nguy hiểm nhưng ở tình thế này, chúng tôi cũng bất lực không biết làm gì khác", chị Vân nghẹn ngào nói.
Được biết, năm 2010, chị Vân kết hôn cùng anh Nguyễn Văn Niên. Gia đình tuy nghèo khó nhưng anh chị chịu khó vun vén cũng tạm đủ ăn, đủ mặc. Hạnh phúc vỡ òa khi chị Vân mang thai con đầu lòng. Không ngờ, sau 9 tháng 10 ngày chờ mong, đứa con chào đời bị não úng thủy, chỉ cầm cự được 1 tháng rồi qua đời.
![]() |
Trường thường xuyên đau đớn, khóc lóc do bệnh tật hành hạ |
Vượt qua nỗi đau mất con, năm 2012, chị tiếp tục mang thai lần hai. Lần này chị sinh được một bé gái khỏe mạnh, có chút dị tật ở tay. Năm nay cháu đã vào lớp 1.
Sau đó, chị mang thai Xuân Trường. Chẳng ngờ chứng não úng thủy quái ác tiếp tục đổ lên cậu bé. Ôm con đến bệnh viện khóc ròng, bác sĩ cũng chỉ biết khuyên vợ chồng chị đưa Trường về, nuôi ngày nào hay ngày đó vì chữa trị chưa chắc đã thành công, cộng thêm khoản kinh phí vô cùng tốn kém.
Thương con đứt ruột, người mẹ bật khóc nức nở giữa bệnh viện: "Con ốm đau, tôi chỉ quanh quẩn ở nhà với ruộng vườn, chẻ tăm hương (làm hương). Mọi chi phí sinh hoạt gia đình đều trông vào đồng lương phụ hồ của chồng".
![]() |
Chị thương con đứt ruột nhưng lực bất tòng tâm bởi nhà quá nghèo |
Công việc của anh Niên không ổn định, thiếu trước hụt sau nên tháng nào nhà chị cũng phải đi vay mượn để tiêu. Ngoài hai đứa con, vợ chồng chị Vân còn phụng dưỡng ông bà ngoại của Trường năm nay đã ngoài 80 tuổi. Cứ thế, cái đói, cái khổ chưa lúc nào buông tha, ngừng bủa vây lấy gia đình khốn khổ.
Gia cảnh túng quẫn, anh chị không có điều kiện chạy chữa cho con. Hiện tại, Xuân Trường đã 3 tuổi nhưng cơ thể chỉ bé như đứa trẻ sơ sinh, đầu ngày càng phình to.
"Con không nói được nhiều nhưng đã biết gọi ‘bà’, hiểu những gì bố mẹ nói. Lúc bình thường con ngoan, ngày ăn được ba bát cháo loãng, uống sữa. Chỉ khi nào trái gió trở trời, con mới quấy", chị nói. "Giờ tâm nguyện của gia đình tôi là có thể chữa bệnh cho con. Dù chỉ 1%, tôi cũng không ngừng hi vọng".
Theo chị, hiện tại, một số trường hợp bệnh nhi mắc bệnh não úng thủy được đưa sang Singapore chữa trị và đã có nhiều dấu hiệu khả quan. Nếu Xuân Trường được đưa sang đó, biết đâu cháu có cơ hội sống. Chỉ có điều kinh phí đó quá lớn, nằm ngoài khả năng lo liệu của hai vợ chồng.
![]() |
Chị Vân chỉ ở nhà chăm con và làm thêm chẻ hương |
Chia sẻ thêm về hoàn cảnh gia đình, chị Vân cho biết, vợ chồng chị sống trong căn nhà lợp lá do bố mẹ cho ngày mới cưới. Ở địa phương, gia đình chị thuộc diện hộ nghèo, hàng tháng được địa phương hỗ trợ tiền điện.
Gần đây, qua một số kênh thông tin, một nhóm từ thiện đã đứng ra lo thủ tục, giấy tờ cho cháu Trường sang Singapore. Tuy nhiên số tiền cần thiết để dùng cho chuyến đi chữa bệnh vẫn còn thiếu rất nhiều.
Mỗi đêm, chị Vân chỉ ngủ được 1 tiếng rồi lại choàng tỉnh bởi nỗi lo phấp phỏng về bệnh tật của con, xen lẫn với lo lắng về tiền bạc, miếng cơm hàng ngày. Chị bảo bản thân mình đói thế nào cũng được, chỉ mong con được khỏe mạnh, bình thường thì đánh đổi gì chị cũng cam lòng. Rất mong hoàn cảnh của bé Xuân Trường nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của mọi người.
Diệu Bình
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Chị Nguyễn Thị Vân, khu 1, xã Ngô Xá, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. SĐT: 0377.075.805 2. Qua báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.102 (bé Nguyễn Xuân Trường) - Qua TK ngân hàng Vietcombank: Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: - Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 -Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM -Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam -SWIFT code: BFTVVNVX - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 1020.1000.158.2330 Ngân hàng Vietinbank Hoàn Kiếm, Hà Nội - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Hoan Kiem Brand - Address:37 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội - Swift code:ICBVVNVX122 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, P6, quận 3,TP.HCM. Điện thoại: 08.39309882 - Fax: 08.39309881 Email: [email protected] |
Đang chập chững tập đi, đôi chân của Thành bỗng mất dần cảm giác rồi liệt nửa người. Kết quả chẩn đoán tại bệnh viện cho thấy, Thành bị u tiểu não ác tính...
" alt=""/>Rát lòng nghe bé trai não úng thủy khóc xuyên đêm trong căn nhà láTại đây, có khoảng hơn 300 học sinh trong độ tuổi tiểu học, theo học tại Trường Tiểu học Vừ A Dính.
Các cụm dân cư nằm sâu trong rừng, cách trung tâm hơn 30km, chỉ toàn đường đất xuyên qua những quả đồi.
Cách liên lạc duy nhất giữa nhà trường với trưởng cụm là bằng điện thoại.
Trước ngày đi học trở lại (4/5) thầy cô giáo đã liên hệ với trưởng cụm. Nhưng có những cụm dân cư nằm trong rừng, nhiều lúc điện thoại không có sóng nên không thể liên lạc, thông báo được.
Để đảm bảo học sinh đến trường, nhà trường đã phải cử thầy, cô giáo chạy xe máy vào rừng “tìm học sinh”.
![]() |
Giáo viên vào tận rừng vận động học sinh trở lại trường |
Thầy Hoàng Ngọc Yêm, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Vừ A Dính cho biết, đây là công việc thường xuyên của các giáo viên nhà trường sau mỗi kỳ nghỉ dài.
Hàng năm cứ đầu tháng 8, trước khi vào năm học mới và sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, các học sinh thường “ngại” quay lại trường.
Giáo viên phải vào tận nơi giải thích cho trưởng bản, trưởng cụm, phải đến tận nhà để vận động phụ huynh và cả học sinh.
“Tranh thủ ngày 30/4 vừa qua, các thầy giáo của trường vào tận các cụm dân cư để thông báo cho người dân có con em đang đi học. Phải đi thật sớm hoặc đi vào ngày nghỉ thì phụ huynh mới có nhà, chứ vào muộn là họ đi làm hết rồi”, thầy Yêm chia sẻ.
![]() |
Cũng theo thầy Yêm, nhà trường thường phải thông báo lịch học sớm để các em học sinh chuẩn bị sách vở. Ngoài ra, còn để các em ra trung tâm xã chuẩn bị phòng trọ, lau chùi, dọn dẹp chỗ ở trọ học.
Thầy Nguyễn Xuân Trường, Giáo viên trường Tiểu học Vừ A Dính chia sẻ, việc vận động học sinh trở lại trường ở đây không hề dễ dàng.
Đã không ít lần, khí giáo viên đến nhà tìm thì các em học sinh trốn biệt ra sau vườn. Giáo viên đứng ngoài gọi các em vẫn không chịu ra mở cổng.
![]() |
Cũng theo thầy Trường, nhiều cháu nghỉ học lâu quá, ở nhà chơi vui, nên khi được thông báo đi học lại thì không chịu đi.
“Ở đây, nhiều cháu mới học lớp 1, sau một thời gian biết sử dụng tiếng phổ thông, nghỉ học lâu quá nên quên hết. Nhiều khi mình đến nhà không có phụ huynh, nói các em chuẩn bị đi học thì các em chỉ nói “chi pâu”, nghĩa là “không biết” rồi bỏ đi. Mình phải ghi tờ giấy để lại trong nhà, nhắn lại cho phụ huynh biết”, thầy Trường kể.
![]() |
Theo ông Đoàn Văn Phương, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Đắk G’long, 4 cụm dân cư ở xã Đắk R’măng nằm sâu trong rừng, điều kiện đi lại khó khăn, 100% học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số nên luôn được ngành giáo dục quan tâm.
Trước ngày đi học trở lại vào ngày 4/5, ông Phương đã trực tiếp vào rừng, đến từng nhà vận động phụ huynh cho con em đi học trở lại.
“Nhiều phụ huynh trong các cụm dân cư này ngày trước là học trò của mình. Khi thấy giáo viên về, họ quý lắm nên vận động là họ nghe ngay”, ông Phương chia sẻ.
![]() |
Vận động học sinh trở lại trường sau thời gian nghỉ dài. |
Tuy nhiên, không phải lúc nào việc vận động cũng hiệu quả vì nhiều trường hợp phụ huynh chưa hợp tác.
“Có trường hợp thấy thầy đến là bỏ chạy, phải đi vận động nhiều lần mới trở lại trường. Cũng có gia đình bảo để cho con ở nhà để đi làm hoặc lấy lý do đường xa, nhà nghèo, không có tiền cho con ở trọ nên không cho con đi học nữa…”, ông Phương trăn trở.
Trùng Dương
Cả học sinh, phụ huynh và giáo viên đều mang tâm trạng háo lức lẫn chút e dè trong lần "tựu trường" đầu tháng 5 nắng chói.
" alt=""/>Giáo viên vào tận rừng vận động học sinh trở lại trường sau Covid