Hai bệnh nhân có sinh hiệu ổn định nên chiều nay được chuyển về bệnh viện địa phương điều trị tiếp. Việc hồi phục sức cơ có thể phải tốn từ 2-3 tháng, thậm chí lâu hơn. Do đó, hai anh em vẫn phải phụ thuộc thở máy kéo dài.
Trước đó, TP.HCM ghi nhận 6 bệnh nhân ngộ độc botulinum gồm 3 trẻ em và 3 người lớn. Nhóm 3 trẻ em ngộ độc botulinum điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM, kịp thời truyền 2 lọ thuốc giải độc cuối cùng lúc bấy giờ. Một trẻ đã phục hồi và xuất viện. Hai trẻ còn lại tiếp tục điều trị hồi sức.
Tối 24/5, lô thuốc giải độc BAT được Tổ chức Y tế Thế giới viện trợ về đến TP.HCM. Tuy nhiên, bệnh nhân 45 tuổi đã tử vong sau hơn 10 ngày điều trị mà không kịp truyền thuốc giải.
Hai trường hợp là anh em ruột được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy không có chỉ định truyền thuốc giải do quá thời gian dùng thuốc hiệu quả.
Từ đó, các chuyên gia cho rằng bí mật để sống đến 100 tuổi hoàn toàn nằm ở đường ruột của mỗi người. Các loại virus nhất định trong ruột có thể có lợi đối với hệ vi khuẩn đường ruột nói riêng và sức khỏe của chúng ta nói chung.
Tiến sĩ Joachim Johansen, trưởng nhóm nghiên cứu, thông tin: “Phân tích đã chỉ ra vi khuẩn đường ruột của những công dân Nhật cao tuổi tạo ra các phân tử hoàn toàn mới giúp chống lại các vi sinh vật gây bệnh. Nếu ruột của họ được bảo vệ tốt hơn thì đó có lẽ là một trong những điều khiến họ sống lâu hơn những người khác".
Những người sống trăm tuổi ở Nhật Bản có rất nhiều loại vi khuẩn và virus trong ruột của họ.
Theo Mirror, Phó giáo sư Simon Rasmussen cho biết: "Sự đa dạng vi sinh thường liên quan đến hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh. Chúng tôi cho rằng những người có hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh sẽ được bảo vệ tốt hơn trước các bệnh liên quan đến lão hóa”.
Một cặp vợ chồng ở Northamptonshire (Anh), cả hai đều hơn 100 tuổi, cho rằng họ có cuộc sống lâu dài nhờ tranh luận hằng ngày. Trong khi đó, một phụ nữ sống trong viện dưỡng lão ở Essex (Anh) gần đây cho biết bí quyết để đạt tới 102 tuổi là quan hệ vợ chồng tốt đẹp.
Nhưng các đánh giá khoa học mới nhất cho thấy tuổi thọthực sự xoay quanh cách thức nhân rộng của vi khuẩn để chống lại các bệnh thông thường.
Ông Rasmussen nói thêm: "Vi khuẩn đường ruột là một phần của cơ thể con người và môi trường tự nhiên. Chúng ta không thể thay đổi gene - ít nhất là trong một thời gian dài sắp tới nhưng có thể thay đổi thành phần của vi khuẩn đường ruột”.
Khi vận động mạnh, cô gái thấy nhói đau. Vợ chồng trẻ đến bệnh viện để khám. Các bác sĩ chích da nhưng không tìm thấy dị vật. Sáng 22/5, cô gái lên Bệnh viện E khám.
Bác sĩ chuyên khoa II Kiều Quốc Hiền - Trưởng khoa Phẫu thuật Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện E cho biết, người bệnh nhập viện trong tình trạng đau nhiều vùng mông trái, buốt khi vận động mạnh. Bác sĩ khám thấy có vết chích da dài khoảng 5cm đã được khâu kín lại.
Cô gái nghi ngờ mình đã ngồi vào chiếc kim khâu. Do người bệnh đang mang thai cần hạn chế tiếp xúc tia X, các bác sĩ cân nhắc chỉ chụp X-quang định vị khu vực nghi có dị vật.
Sau 5 phút, gây tê, các bác sĩ đã lấy ra chiếc kim dài 5cm, chưa hoen rỉ nằm sâu trong cơ mông của người bệnh. Đây là một ca không khó nhưng nguy cơ cao do kim có thể lạc sâu vào các phần khác của cơ thể.
Các bác sĩ khuyên, nếu nghi ngờ có dị vật sắc nhọn xuyên vào người, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị hiện đại để xác định chính xác vị trí của dị vật và lấy ra nhanh nhất có thể.
Ngoài ra, người bệnh không nên dùng các biện pháp dân gian tự ý lấy dị vật ra dễ khiến dị vật đâm sâu hơn, khó xử trí hoặc gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.