Tốt nghiệp bác sỹ Răng hàm mặt tại đại học Y dược TP.HCM 2015, trước khi đảm nhận vị trí Phó Giám đốc Chuyên môn - Trưởng khoa Chỉnh nha tại hệ thống Nha khoa Happy, BS CKI Trần Thị Hương Quỳnh đã có thời gian công tác tại Bệnh viện Quận Thủ Đức và Bệnh viện đại học Y dược Shing Mark.
BS. Hương Quỳnh chia sẻ: “Từ hồi sinh viên còn đi thực tập và sau đó là 3 năm công tác tại bệnh viện Quận Thủ Đức, tôi đã từng điều trị cho rất nhiều trẻ em bị sâu răng, viêm tủy, nhiễm trùng, răng mọc lệch lạc,… Nhiều bé được ba mẹ đưa đến bệnh viện khi tình trạng đã nghiêm trọng như bị đau, khóc và không ăn uống được. Các bé gặp vấn đề răng miệng ở nhiều độ tuổi khác nhau, trong đó có các bạn chỉ 5-6 tuổi, trạc tuổi con mình khiến tôi rất thương”.
Bằng kiến thức chuyên môn cũng như tâm lý của một người làm mẹ, BS. Hương Quỳnh ý thức được rằng việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cho con trẻ là cần thiết để giúp các bé có hàm răng chắc khỏe, đảm bảo chức năng ăn nhai, đó cũng là nền tảng giúp phát triển tối đa về thể chất cũng như tinh thần.
“Việc chăm sóc răng miệng cho trẻ cũng giống như việc chăm bón, tỉa tót cho một mầm cây non vậy. Một mầm cây muốn phát triển xanh tốt mạnh khỏe, rất cần sự chăm sóc tỉ mỉ, cẩn thận”, BS. Hương Quỳnh nói.
Bên cạnh đó, thông qua việc chăm sóc răng miệng cho trẻ, bác sĩ cũng được kết nối, đồng hành cùng các bậc phụ huynh để trao đổi, hướng dẫn và nâng cao nhận thức của phụ huynh về kiến thức chăm sóc răng miệng cho con trẻ. Và thành quả thu về sau những chuỗi ngày căng thẳng để thuyết phục trẻ hợp tác với bác sỹ trong quá trình điều trị cũng đã đến.
Theop BS. Hương Quỳnh, tình trạng sức khỏe răng miệng được cải thiện, các bé có thái độ hòa nhã, tôn trọng và vui vẻ hợp tác để bác sỹ thăm khám điều trị. Các con cũng đã có những kiến thức cơ bản về giữ gìn sức khỏe răng miệng, thậm chí một số bé có thể tự tin hướng dẫn các bạn về việc chải răng đúng cách. Việc gặp gỡ bác sỹ định kỳ 3-6 tháng/lần đang dần trở nên mong chờ và thích thú hơn bao giờ hết.
“Quan trọng hơn cả, chính nụ cười hồn nhiên, vui khỏe của các con chính là nguồn động lực thôi thúc tôi phải cố gắng hơn nữa để hiện thực hóa những dự án giáo dục Nha khoa Học đường còn dang dở”, BS. Hương Quỳnh cho hay.
Nha khoa Happy cung cấp dịch vụ niềng răng hay chỉnh nha (trong nha khoa). Bác sỹ sử dụng các khí cụ chỉnh nha để sắp xếp, xử lý, đưa răng về vị trí mong muốn. Niềng răng giúp điều trị các tình trạng răng mọc lệch lạc, sai lệch khớp cắn do răng, do cơ, hoặc do xương, giúp cải thiện khả năng ăn nhai và mang lại nụ cười hài hòa thẩm mỹ.
Chỉnh nha điều trị các trường hợp sai lệch về xương hàm như hô, móm, răng lệch lạc, chen chúc, răng có khe thưa, răng cắn hở, cắn chéo … không chỉ thay đổi bộ răng mà còn thay đổi khung xương hàm từ đó cải thiện thẩm mỹ của khuôn mặt, giúp các bé tự tin bước vào đời.
Tại Nha khoa Happy, mỗi bệnh nhân sẽ được làm bệnh án riêng và kí hợp đồng chỉnh nha với các điều khoản cam kết rõ ràng cùng với chế độ theo dõi miễn phí sau chỉnh nha kéo dài 2 năm. Các bệnh nhân được điều trị với các trang thiết bị máy móc thiết bị hiện đại, như camera nội soi răng, máy nội nha, máy cấy ghép implant, máy Piezotome, máy CT conebeam 3D khảo sát xương hàm và sọ mặt theo cả 3 chiều trong không gian, máy Scan răng trong miệng 3 Shape giúp lấy dấu chỉnh nha và phục hình một cách chính xác …
Lệ Thanh
" alt=""/>Những khách hàng đặc biệt ở Nha khoa HappyĐiều này đặc biệt hiệu quả ở Việt Nam do tỉ lệ sử dụng mạng xã hội cao và nhiều người dùng các nền tảng như Facebook và Instagram để kết nối với bạn bè, gia đình, cũng như các nhãn hàng. Bằng cách tạo nội dung hấp dẫn và liên quan, doanh nghiệp có thể xây dựng một cộng đồng trực tuyến vững mạnh và đẩy mạnh quan hệ tích cực với khách hàng.
Tiến sĩ Schrage giải thích rằng chiến lược số góp phần thu thập và phân tích dữ liệu. Với công cụ và hệ thống phù hợp, doanh nghiệp có thể thu thập thông tin giá trị, bao gồm cả sở thích, hành vi và thói quen mua sắm của khách hàng. Sau đó, dùng dữ liệu này để cải thiện sản phẩm và dịch vụ của công ty, cũng như giúp các hoạt động marketing mục tiêu hiệu quả hơn. Chiến lược số còn giúp các công ty vận hành trôi chảy và giảm chi phí.
Tìm giải pháp giúp doanh nghiệp phát triển năng lực số
Theo Tiến sĩ Sandhu, một trong những thách thức mà các công ty Việt Nam gặp phải khi thực hiện chiến lược số là thiếu chuyên môn và kiến thức. Nhiều doanh Việt còn tương đối nhỏ và có thể không đủ nguồn lực hoặc chuyên môn để tự phát triển và thực hiện chiến lược số hiệu quả.
Tiến sĩ Schrage cũng chỉ ra rằng doanh nghiệp có thể còn thiếu hiểu biết về lợi ích tiềm năng của chiến lược số, cũng như lo ngại về chi phí và nỗ lực cần bỏ ra.
“Để vượt qua những thách thức này, doanh nghiệp Việt có thể tìm hỗ trợ và chuyên môn từ bên ngoài. Chẳng hạn, họ có thể làm việc với các công ty tư vấn chuyển đổi số, những bên có thể đưa ra lời khuyên và hướng dẫn về cách xây dựng và thực thi chiến lược số”, Tiến sĩ Sandhu gợi ý.
Hiện nay, tại Việt Nam đã có một số cơ quan, tổ chức và sáng kiến cung cấp đào tạo và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển năng lực số, chẳng hạn như các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp của Bộ TT&TT, Bộ KH&ĐT, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam và Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương.
Các chuyên gia RMIT nhấn mạnh rằng, việc áp dụng chiến lược số đang trở thành một phần quan trọng trong bối cảnh kinh doanh tại Việt Nam. Các công ty có thể thực hiện thành công chiến lược số sẽ có vị thế tốt để cạnh tranh và phát triển trên thị trường trong nước và quốc tế.
Trong đó, các công ty hoạt động theo mô hình truyền thống, mang tính kế thừa, cần nhanh chóng nghiên cứu cách sử dụng công nghệ để hỗ trợ tăng trưởng trong tương lai. Thế Giới Di Động, nhà bán lẻ trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng, là một ví dụ điển hình về cách một chiến lược số thực hiện tốt và có mục đích có thể mang lại hiệu quả như thế nào - hoạt động thương mại điện tử của họ giữ vị trí số 2 trong nước, chỉ xếp sau sàn TMĐT Shopee, theo thống kê của iPrice Group.
" alt=""/>Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam cần nắm bắt chiến lược sốĐồng thời, đổi mới phương thức và hình thức hoạt động của các HTX, THT theo hướng hiện đại, hiệu quả, xóa bỏ tư duy bao cấp, lạc hậu. Phát triển mối quan hệ sản xuất giữa hợp tác xã, tổ hợp tác và doanh nghiệp dựa trên nguyên tắc thị trường, đôi bên cùng có lợi; tổ chức hoạt động của các HTX, THT gắn với liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ các ngành hàng chủ lực theo hướng chuyên canh, quy mô công nghiệp và phù hợp kinh tế thị trường, đặc biệt trong điều kiện dịch Covid-19.
Kế hoạch đặt ra 8 nhiệm vụ và giải pháp thực hiện, trong đó có ứng dụng khoa học công nghệ. UBND tỉnh An Giang yêu cầu nghiên cứu phát triển hệ thống thu thập xử lý dữ liệu, dự báo thị trường nông sản đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời để các bên tham gia chuỗi giá trị (HTX, THT, doanh nghiệp) và cơ quan quản lý nhà nước có thể tiếp cận nguồn thông tin đáng tin cậy phục vụ quá trình ra quyết định, nâng cấp chuỗi giá trị nông sản chủ lực phát triển hiện đại và bền vững.
Với nhiệm vụ này, giao cho Sở Công thương chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thông tin và Truyền thông, Liên minh HTX tỉnh và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện; thời gian thực hiện trong quý II/2022.
Cùng với đó, khuyến khích HTX ứng dụng công nghệ cao, quy trình sản xuất tiên tiến, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (ISO, G.A.P, …); tiêu chuẩn trong nước và quốc tế (VietGAP, GlobalGAP, ASC, …), áp dụng mã số mã vạch và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tạo ra sản phẩm giá trị gia tăng. Tổng hợp nhu cầu đầu tư từ HTX, THT, doanh nghiệp để hướng dẫn tiếp cận chính sách hiện hành và đề xuất thêm cơ chế của tỉnh để hỗ trợ.
UBND tỉnh yêu cầu xây dựng, vận hành, vận hành, duy trì và phát triển website quảng bá sản phẩm chủ lực, quản lý cơ sở dữ liệu và thông tin giá cả, thị trường nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, khoa học công nghệ vào quá trình tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị. Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện; thời gian thực hiện trong quý II/2022.
Ngoài ra, tập trung xây dựng các điểm truy cập Internet tại 11 câu lạc bộ thành viên HTX nông nghiệp tại các huyện, thị xã: Tân Châu, Chợ Mới, Thoại Sơn, Tri Tôn, Châu Phú, Châu Thành, Phú Tân nhằm phục vụ tra cứu thông tin và tìm kiếm thị trường, giao dịch nông sản qua trang thương mại điện tử, thanh toán điện tử.
Cuối cùng, tổ chức các hội thảo, diễn đàn, khảo sát thực tế gắn kết hợp tác 5 nhà (nhà khoa học - nhà nước - nhà doanh nghiệp - nhà nông - nhà tín dụng) để có giải pháp phù hợp trong xây dựng và phát triển chuỗi giá trị bền vững.
Theo Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thu thập thông tin, dự báo tình hình thị trường nông sản”, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thu thập thông tin, phân tích và dự báo tình hình thị trường nông sản nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước và hoạt động sản xuất, kinh doanh nông sản của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã; góp phần tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững cho nông sản Việt Nam.
" alt=""/>An Giang ứng dụng khoa học công nghệ trong dự báo thị trường nông sản