Với sự tham gia của các đại biểu từ nhiều nước ASEAN, như Lào, Singapore, Campuchia, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Myanmar, Brunei và Việt Nam, hội thảo đặt mục tiêu đề xuất những giải pháp chiến lược để định vị Việt Nam là quốc gia tiên phong trong khu vực. Kết quả của sự kiện sẽ được trình bày dưới dạng báo cáo chiến lược gửi tới lãnh đạo Đảng, Nhà nước, góp phần xây dựng Tầm nhìn ASEAN Blueprint 2045.
Vị thế và Tầm nhìn Việt Nam trong Cộng đồng ASEAN
Trong gần 30 năm gia nhập ASEAN, Việt Nam đã khẳng định vai trò tích cực và có trách nhiệm trong thúc đẩy sự phát triển bền vững của khu vực trên ba trụ cột chính:
Trong lĩnh vực APSC (Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN), Việt Nam thể hiện vai trò trong việc duy trì hòa bình và ổn định khu vực. Nổi bật là việc thúc đẩy thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, đồng thời giữ lập trường rõ ràng, nhất quán trong các vấn đề Biển Đông, cam kết giải quyết tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982. Việt Nam cũng chủ trì nhiều cơ chế hợp tác an ninh quan trọng, như Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), góp phần củng cố lòng tin giữa các quốc gia.
Về AEC (Cộng đồng Kinh tế ASEAN), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong thúc đẩy tự do hóa thương mại, thu hút đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế. Các ngành công nghiệp mới như chuyển đổi số, sản xuất công nghệ cao và kinh tế xanh đang phát triển mạnh mẽ, giúp Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu. Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong những quốc gia tích cực thực thi các hiệp định thương mại lớn như AFTA và RCEP, thúc đẩy giao thương nội khối.
Đối với ASCC (Cộng đồng Văn hóa - Xã hội), Việt Nam đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong các ngành STEM. Các sáng kiến về bảo tồn văn hóa và tổ chức sự kiện văn hóa khu vực đã góp phần tăng cường sự gắn kết và hiểu biết giữa các quốc gia ASEAN. Cùng với đó, Việt Nam tích cực triển khai các chương trình giảm nghèo, cải thiện y tế và ứng phó biến đổi khí hậu, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và bảo đảm an sinh xã hội trong khu vực.
Sự kiện One Global Vietnam - ASEAN 2024 đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình kết nối sức mạnh tri thức của Việt Nam và khu vực, hướng tới những sáng kiến đổi mới, bền vững cho tương lai.
AVSE Global là một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Paris, tập hợp những trí thức, chuyên gia cấp cao, và nhà khoa học uy tín trên nhiều lĩnh vực ở phạm vi toàn cầu.
AVSE Global thực hiện các chương trình, dự án chiến lược thúc đẩy sự phát triển bền vững và thịnh vượng của Việt Nam thông qua 12 mạng lưới chuyên gia, các hội thảo và diễn đàn chính sách quốc tế hàng năm, chương trình đào tạo cấp cao, dự án tư vấn lớn trong đó có quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội các tỉnh thành và các báo cáo chuyên ngành trên nhiều chủ đề trọng yếu: thương hiệu quốc gia, giáo dục đào tạo, chiến lược thu hút nhân tài, kinh tế - tài chính, quy hoạch và phát triển đô thị bền vững, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo và năng lượng.
" alt=""/>Gặp mặt đại diện chuyên gia, trí thức Việt Nam trong khối ASEANĐáng chú ý, chỉ số LPI và các chỉ số tương tự đều cho thấy thiên nhiên đang biến mất với tốc độ đáng báo động.
Một số thay đổi có thể nhỏ và diễn ra dần dần, nhưng tác động tích lũy của chúng có thể kích hoạt những thay đổi lớn và nhanh chóng hơn. Khi các tác động này đạt đến ngưỡng nhất định, sự thay đổi trở nên tự duy trì, dẫn đến những thay đổi đáng kể, thường đột ngột và có thể không thể đảo ngược. Điều này được gọi là điểm tới hạn, báo cáo Hành tinh sống của chúng ta 2024 giải thích.
Trong tự nhiên, một số điểm tới hạn rất có thể xảy ra nếu các xu hướng hiện tại tiếp tục, với những hậu quả có khả năng thảm khốc. Chúng bao gồm các điểm tới hạn toàn cầu, đe dọa nghiêm trọng đến loài người và phần lớn các loài sinh vật khác, gây tổn hại đến các hệ thống hỗ trợ sự sống của Trái đất và làm bất ổn xã hội khắp nơi.
Báo cáo chỉ rõ các dấu hiệu cảnh báo sớm cho thấy một số điểm tới hạn toàn cầu đang nhanh chóng đến gần gồm:
- Trong sinh quyển, sự chết hàng loạt của các rạn san hô sẽ phá hủy các ngành ngư nghiệp và giảm khả năng bảo vệ bờ biển cho hàng trăm triệu người sống ven biển.
- Điểm tới hạn của rừng Amazon sẽ giải phóng lượng lớn carbon vào khí quyển và gây rối loạn các mô hình thời tiết trên toàn cầu.
- Trong lưu thông đại dương, sự sụp đổ của vòng xoáy cận cực ở phía nam Greenland sẽ làm thay đổi mạnh mẽ các kiểu thời tiết ở châu Âu và Bắc Mỹ.
- Trong băng quyển (các phần băng của hành tinh), sự tan chảy của các tảng băng Greenland và Tây Nam Cực sẽ làm mực nước biển dâng lên nhiều mét, trong khi sự tan chảy quy mô lớn của băng vĩnh cửu sẽ gây ra lượng phát thải lớn CO2 và metan.
Những điểm tới hạn này có thể nhìn rõ tại Bắc Mỹ, khi sự kết hợp giữa sự xâm nhập của loài bọ cánh cứng tùng và cháy rừng thường xuyên và dữ dội hơn. Cả hai đều trầm trọng thêm do biến đổi khí hậu, đang đẩy các khu rừng thông đến điểm tới hạn, nơi chúng sẽ bị thay thế bởi cây bụi và đồng cỏ.
Tại rạn san hô Great Barrier, sự gia tăng nhiệt độ biển cùng với suy thoái hệ sinh thái đã dẫn đến các sự kiện tẩy trắng san hô hàng loạt vào các năm 1998, 2002, 2016, 2017, 2020, 2022 và 2024.
Tại rừng Amazon, nạn phá rừng và biến đổi khí hậu đang dẫn đến sự giảm lượng mưa. Một điểm tới hạn có thể sẽ xảy ra khi các điều kiện môi trường trở nên không phù hợp cho rừng nhiệt đới, gây ra những hậu quả thảm khốc cho con người, đa dạng sinh học và khí hậu toàn cầu.
Điểm tới hạn có thể tránh được và chúng ta có cơ hội can thiệp ngay bây giờ để tăng cường khả năng chống chịu của hệ sinh thái và giảm tác động của biến đổi khí hậu cũng như các áp lực khác trước khi các điểm tới hạn này bị vượt qua.
Các quốc gia trên thế giới đã đặt ra các mục tiêu toàn cầu cho một tương lai thịnh vượng và bền vững, bao gồm việc ngăn chặn và đảo ngược sự suy giảm đa dạng sinh học (theo Công ước về Đa dạng sinh học - CBD), kiềm chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 1,5ºC (theo Thỏa thuận Paris) và xóa đói giảm nghèo, đảm bảo phúc lợi con người (theo các Mục tiêu Phát triển Bền vững - SDGs).
Tuy nhiên, bất chấp những tham vọng này, các cam kết quốc gia và hành động thực tiễn không đủ để đáp ứng các mục tiêu cho năm 2030 và tránh những điểm tới hạn khiến các mục tiêu trở nên không thể đạt được.
Pin cát sẽ được tích hợp với mạng lưới sưởi ấm khu vực của Loviisan Lämpö. Pin sẽ được sạc từ lưới điện bằng các thuật toán sạc do Polar Night Energy phát triển. Công ty cho biết sẽ giảm thiểu chi phí điện sử dụng để sạc, đồng thời đáp ứng nhu cầu từ mạng lưới sưởi ấm khu vực.
Pin cát thương mại đầu tiên trên thế giới nằm ở một thị trấn có tên là Kankaanpää, Tây Phần Lan. Nó được kết nối với mạng lưới sưởi ấm khu vực và sưởi ấm các tòa nhà và nhà ở gia đình và hồ bơi thành phố. Mạng lưới sưởi ấm khu vực được vận hành bởi một công ty năng lượng có tên là Vatajankoski.
Theo Polar Night Energy, pin cũng sẽ giúp giảm lượng khí thải carbon dioxide hàng năm từ mạng lưới sưởi ấm khu vực của Pornainen gần 70%. Liisa Naskali, Giám đốc điều hành của Polar Night Energy, cho biết dự án này là một bước tiến đáng kể trong việc mở rộng quy mô công nghệ pin cát.
Polar Night Energy cho biết, một loại “đá xà phòng” dẫn nhiệt tốt hơn cát thông thường. Họ sẽ lấy đá này từ Tulikivi, một công ty Phần Lan chuyên về lò sưởi giữ nhiệt.
Năm 2022, Polar Night Energy đã khởi động hệ thống lưu trữ nhiệt độ cao dựa trên cát, thương mại đầu tiên trên thế giới tại thành phố Kankaanpää của Phần Lan, với công suất sưởi ấm 100 kW và công suất năng lượng 8 MWh.
Tháng 12/2023, công ty đã công bố quan hệ đối tác với công ty năng lượng Bắc Âu Ilmatar để phát triển pin cát có khả năng chuyển hóa năng lượng nhiệt thành điện.