
Đối với thế hệ 8x, 9x đời đầu, cuốn sách Đạo đức 1 được coi như một kho báu vì thời đó, truyện tranh thuộc hàng hiếm có và là một sản phẩm xa xỉ, nhất là với trẻ em nông thôn.
Cuốn sách Đạo đức dành cho học sinh lớp 1 được biên soạn dưới hình thức tranh truyện vì thế rất được yêu thích.
Không có những lời giảng đạo đức hay lời răn dạy, khuyên nhủ nhưng những bài học trong sách Đạo đức 1 vẫn được thế hệ 8x, 9x đời đầu rất say mê và thuộc lòng vì nhiều nội dung được viết như những bài thơ rất dễ thương:
Nhắc nhở bé dậy sớm đi học, các tác giả biên soạn phần lời của sách viết:
![]() |
Bài học "Đi học đúng giờ" |
“Em đang say ngủ/ Quên cả giờ rồi/ Chú đồng hồ nhắc/ Reng reng dậy thôi
Gà trống dậy sớm
Mèo lười ngủ trưa
Còn em đi học
Đi cho đúng giờ…
Bài học dạy bé biết quan tâm và chăm sóc đến người thân trong gia đình bằng những cử chỉ, hành động rất nhỏ cũng được viết với ngôn từ rất giàu chất thơ và hình ảnh:
![]() |
Bài học dạy bé biết quan tâm, chăm sóc người thân |
Khi bà ngủ
Gió ngừng thổi
Cây ngừng lay
Chim ngừng tiếng hót
Hoa tỏa hương thơm
Nâng giấc ngủ cho bà
Em cũng nhẹ nhàng
Không gây ồn ào
Làm bà thức giấc
Nhiều bài học kỹ năng sống không chỉ được trình bày bằng thơ mà còn thông qua thế giới nhân vật là những con vật gần gũi với thế giới trẻ con.
Bài học nhắc bé giữ gìn thân thể, quần áo sạch sẽ:
“Con cò sạch sẽ
Đứng ở bờ sông
Rỉa cánh rỉa lông
Kỳ chân cọ mỏ
Một con quạ nhỏ
Đến rủ đi chơi
Lắc đầu cò nói
Tôi còn tắm gội
Chẳng muốn đi đâu”
![]() |
Bài học “Biết cảm ơn, biết xin lỗi” được viết bằng một câu chuyện loài vật sinh động |
Những bài học được kể bằng những câu chuyện sinh động với một ngôn ngữ đơn giản, nhẹ nhàng, dễ hiểu. Nhìn lại những trang sách với những hình vẽ thuần Việt, cư dân mạng thế hệ 8x, 9x xúc động mạnh vì đây là cuốn sách được yêu thích nhất.
“Hay quá đi , mình thích quyển sách này lắm , y như học thuộc lòng vậy , vẫn còn nhớ từng chữ từng trang từng hình vẽ. Ngày xưa sao mà Bộ Giáo dục làm sách hay thế , vẽ có hồn nữa , làm người đọc có cảm xúc muốn học theo làm theo. Còn bây giờ, chưa xem qua, nhưng mình nghĩ không thể nào sánh bằng.”- bạn Phan Trần Hải Vân, một dược sĩ làm việc tại Bình Định hào hứng chia sẻ.
Facebooker Loan Luna Vu còn cho biết, chị mong muốn mua cuốn này để dành dạy con: “Các nhà xuất bản mà tái bản lại mấy cuốn này thì hay biết mấy. Mình sẽ mua một cuốn để dành. Để sau này khi có con cho kể cho con nghe. Và những năm đầu đời cho con tiếp xúc với sách này, hình ảnh đẹp, thu hút , lời răn dạy nhẹ nhàng dễ hiểu.”
Thậm chí, bạn Lê Hải Đoàn, admin của fanpage Sách đẹp còn cho rằng: Đúng là muốn giáo dục đạo đức tốt thì thiết nghĩ Nhà nước nên chú trọng đầu tư vào chất lượng vào những cuốn sách ngay từ đầu như thế này: hình vẽ đẹp, gần gũi, chẳng cần hoa hòe, hoa sói làm gì.”
“Những hình ảnh trong cuốn sách đã làm cộng đồng mạng dậy sóng”– Hải Đoàn cho biết. Những hình ảnh về cuốn sách nhận được gần 7000 lượt thích và lên đến hơn 10.000 lượt chia sẻ.
Đặc biệt, trang Sách đẹp của Đoàn sau khi post hình ảnh của cuốn sách chỉ một ngày đã tăng từ 80 lên 2200 lượt thích.
Nhã Uyên
" alt=""/>Ngày xưa sao Bộ Giáo dục làm sách hay thếĐại diện Cục An toàn thông tin, ông Nguyễn Hữu Nguyên, Phó Giám đốc Trung tâm VNCERT/CC nhấn mạnh, song song với việc ứng dụng CNTT, chuyển đổi số, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp luôn phải đối mặt với các nguy cơ tấn công mạng, vì thế cần phải đưa yêu cầu bảo đảm an toàn an ninh mạng ngay từ khi thiết kế và hiện diện trong mọi giai đoạn xây dựng, triển khai và vận hành.
Ông Nguyễn Hữu Nguyên cũng cho hay, tại Việt Nam, tình hình mất an toàn thông tin vẫn đang hiện hữu, thể hiện qua việc nhiều lỗ hổng đã được công bố vẫn chưa được vá triệt để, nhiều máy tính nhiễm mã độc bot và tham gia vào các mạng máy tính ma bị điều khiển từ các máy chủ nước ngoài, tấn công APT vẫn đang tiếp diễn...
Có chủ đề “Phối hợp xử lý tấn công mạng qua VPN vào các hệ thống cơ quan thuộc chính phủ và tấn công mã hoá tống tiền vào cơ quan y tế”, diễn tập ASEAN - Nhật Bản năm 2022 nhằm mục đích nâng cao năng lực ứng cứu sự cố của các thành viên Mạng lưới ứng cứu sự cố quốc gia. Đồng thời, nâng cao khả năng phối hợp giải quyết sự cố an toàn thông tin giữa các đơn vị thành viên mạng lưới theo các tình huống thực tế, tin tặc lợi dụng lỗ hổng và điểm yếu ngay trên hệ thống bảo vệ để tấn công vào các hệ thống bên trong.
Kịch bản diễn tập quốc tế ASEAN - Nhật Bản năm 2022 dựa trên sự cố có thực đã xảy ra gần đây, tin tặc khai thác các lỗ hổng đã biết thực hiện xâm nhập bất hợp pháp vào các tổ chức, thực hiện tấn công tống tiền sau khi mã hoá dữ liệu của tổ chức y tế trong thời gian đang phải đối phó với dịch Covid-19. Qua đó, giúp nâng cao ý thức của các cơ quan tổ chức cần sẵn sàng ứng phó với các kiểu tấn công mạng, xảy ra bất kỳ lúc nào và bất cứ đâu, bất kể tình hình dịch bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con người.
Tham gia diễn tập cùng các quốc gia ASEAN và Nhật Bản, VNCERT/CC là đại diện của Việt Nam tiếp nhận và xử lý các tình huống trong diễn tập. Điểm cầu chính tại Hà Nội đảm trách việc gửi tình huống và các yêu cầu đến các điểm tham gia của các đơn vị thành viên Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia trên các hệ thống trực tuyến. Kết quả từ các điểm cầu các thành viên tham dự online sẽ được tập hợp, chấm điểm và bổ sung trong kết quả trả lời với quốc tế.
Thông qua diễn tập lần này, các đơn vị tham gia ngoài việc xác thực được các phương thức liên lạc chia sẻ thông tin về sự cố an toàn giữa các thành viên, còn tăng cường cải thiện quy trình SOP - Quy trình tiêu chuẩn về phối hợp giải quyết sự cố được thống nhất xây dựng từ 2015 giữa Nhật Bản và các nước thành viên khu vực ASEAN, để phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay; đồng thời tăng cường khả năng kết nối nhằm điều phối sự cố giữa các quốc gia, giải quyết sự cố an toàn an ninh mạng xuyên biên giới.
“Qua diễn tập, các thành viên tham gia có nhận thức rõ hơn tiến trình phối hợp xử lý sự cố, từ khi tiếp nhận thông tin, rà soát khả năng xảy ra trên các hệ thống hoặc phạm vi quản lý của mình đến việc phân tích, chia sẻ thông tin, phát hành cảnh báo và phối hợp ứng phó”, đại diện VNCERT/CC chia sẻ thêm.
Vân Anh
" alt=""/>Diễn tập ứng phó tấn công bằng mã độc tống tiềnBuổi họp mặt có sự tham gia của Hiệu trưởng Đinh Ngọc Hiện cùng hai phó Hiệu trưởng Nguyễn Thị Lương, Đặng Xuân Thi.
![]() |
Hiệu trưởng Trường ĐH Thành Tây Đinh Ngọc Hiện trao đổi với báo chí sáng 11/3. (Ảnh: Văn Chung) |
Tại buổi gặp mặt, ông Đinh Ngọc Hiện cho biết: “Về phát ngôn của tôi thông qua băng ghi âm báo chí đã đưa, cá nhân tôi nhận lỗi, xin lỗi báo chí có liên quan. Lúc đó tôi rất bức xúc. Trong bản ghi âm tôi không biết báo nào đến mà xoáy vào công trình trạm trộn. Đây không phải cái kim giấu trong túi được. Các trạm trộn đã có sự đồng ý của các cơ quan liên quan, không trái pháp luật...”
Theo ông Hiện, trả lời trên báo chí ngày 8/3, ông Hiện cũng thông tin nếu trường sai thì thanh tra, chính quyền đã yêu cầu dừng và trường sẽ tuân thủ.
“Tuy nhiên, lúc đó tôi bức xúc vì trước và sau tết có vài ba chục cuộc điện thoại nói về vấn đề này. Chúng tôi cũng không phân biệt được vì nhiều người gọi đến xưng báo này báo kia....Tôi thành thật xin lỗi vì phát ngôn thiếu tôn trọng báo chí ” – ông Hiện thẳng thắn.
Vị hiệu trưởng cũng đề nghị, từ nay trở đi nếu phóng viên, báo đài có quan tâm mời đến trường với giấy giới thiệu của cơ quan. Nhà trường sẽ phân công người trả lời các vấn đề có liên quan.
Cũng tại buổi gặp mặt báo chí, ông Đinh Ngọc Hiện cho biết về sự tồn tại của hai trạm trộn bê tông ở xung quanh khu vực nhà trường.
Theo ông Hiện, 1 trạm trộn nằm trong đường chỉ giới đỏ của trường trước chưa đủ giấy tờ, nay đã được hoàn thiện, tiếp tục xây dựng. Trạm trộn này nhằm mục đích chính là phục vụ xây dựng 2 công trình của trường do đơn vị làm chủ trạm trộn bê tông là chủ đầu tư. Một phần đơn vị có bán sản phẩm ra bên ngoài.
Một trạm trộn nằm ngoài đường chỉ đỏ của trường nhưng nằm trong diện tích giải phóng mặt bằng của trường. Trạm trộn này trước đây làm để phục vụ xây dựng cơ sở của trường như hiện nay. Sau khi hoàn thành xây dựng, trường còn nợ 9 tỷ.
Trong hoàn cảnh khó khăn, nhà trường mà trách nhiệm chủ yếu của hội đồng quản trị có chấp nhận để đơn vị này tồn tại, khai thác, chứ không cho đơn vị này thuê đất. Khi nhà nước thu hồi chúng tôi sẽ thực hiện bàn giao. Họ có đóng góp lợi nhuận cho trường.
Việc trạm trộn tồn tại là được sự đồng ý của chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, việc tồn tại của trạm trộn còn phục vụ cho sinh viên khoa công trình thực tập.
"Nhà trường sẵn sàng cung cấp các giấy tờ liên quan đến hai trạm trộn này" - ông Hiện cho biết.
Dẫu có ảnh hưởng tới việc học của sinh viên nhưng theo ông Hiện cho biết tác động đó là không nhiều bởi trường có trang bị hệ thống cửa kính tốt, giảm tối đa tiếng ồn.
Trước đó, trả lờibáo Người Đưa Tinvề sự tồn tại của hai trạm trộn bê tông qua điện thoại,ông Đinh Ngọc Hiện - Hiệu trưởng Trường ĐH Thành Tây đã có những lời thiếu lịchsự.
Ông tỏ ý đe dọa nếu phóng viên tiếp tục công việc phản ánh ý kiến của người dân (theongôn ngữ của ông Hiện là chọc ngoáy") thì sẽ chỉ thẳng xuống Tổn biên tập của báo" và cảnhcáo "các ông muốn tồn tại thì các ông hãy tránh xa ra" rồi kết thúc bằng câu "Bố mấy thằng ranh con, biến đi, nhá".
Với phóng viên báoLao động Thủ đôông Hiện còn hăm dọa đưa cảnh sát vào.
“Không ai hoàn hảo cả. Tôi không được đào tạo là nhà sư phạm mà được đào tạo là nhà làm luật. Tôi không muốn về trường nhưng khi 2012, trường gặp nhiều khó khăn, Chủ tịch HĐQT và các cổ đông thuyết phục tôi tham gia với hai yêu cầu tôi nếu biết làm đào tạo, biết làm kinh tế thì mới cứu được trường. Khi về trường tôi tự bỏ tiền túi, xác định cung cấp dịch vụ đào tạo chất lượng cao, tốt nghiệp ra trường cam kết có việc làm thì mới cạnh tranh được” – Hiệu trưởng Trường ĐH Thành Tây Đinh Ngọc Hiện phân trần. |