
 |
Facebook đang muốn chuyển từ mạng xã hội sang thành vũ trụ ảo Metaverse. |
Phần lớn mọi người vẫn còn khá xa lạ với Metaverse. Tuy nhiên thuật ngữ này đã có từ thời điểm năm 1992, trước cả khi Facebook ra đời. Đây là một thế giới ảo trong cuốn tiểu thuyết Snow Crash của Neal Stephenson.
Giống với tên gọi của mình, thế giới ảo Metaverse nằm ngoài vũ trụ vật lý và tồn tại song song với thế giới thực. Đó là nơi con người có một bản thể ảo để tương tác với nhau trên môi trường ảo được tạo ra bởi máy tính.
Để dễ hình dung, chúng ta có thể liên tưởng Metaverse tới thế giới trong Ready Player One (Đấu trường ảo), bộ phim mới ra mắt vào năm 2018.
 |
Một hình ảnh trong phim Ready Player One, nơi con người bỏ lại thế giới thực để lao vào thế giới ảo qua chiếc kính VR. |
Trong Ready Player One, thế giới thực chỉ còn là một địa điểm ăn, ngủ của con người, còn nơi họ sống thực sự là thế giới ảo. Đó là một thế giới không ô nhiễm, không rác thải, không bị giới hạn và con người có thể tự do làm những gì mình muốn.
Đó cũng là thế giới giả lập trong bộ phim kinh điển The Matrix (Ma Trận), nơi được người máy tạo ra để khống chế con người. Họ bị nhốt trong một thế giới ảo từ lúc mới sinh, dù vẫn luôn nghĩ rằng mình đang ở trong một thế giới thực.
 |
Thế giới trong Ma Trận - bộ phim tuổi thơ của nhiều người thực chất chính là một Metaverse. |
Sách truyện, phim ảnh,...có lẽ là nguồn cảm hứng để Mark Zuckerberg nghĩ đến phiên bản tiếp theo của Facebook, đó là khi mạng xã hội hơn 1 tỷ người sử dụng này sẽ biến thành một thế giới ảo. Theo các chuyên gia, nếu điều này trở thành sự thật, một ngành công nghiệp mới trị giá hàng tỷ USD sẽ ra đời trong thế giới ảo do Facebook phát triển.
Người Việt liệu có nên theo đuổi giấc mơ Metaverse?
Không chỉ Facebook, có một thực tế là rất nhiều người Việt cũng đang theo đuổi giấc mơ về vũ trụ ảo Metaverse. Hai tựa game Faraland và Axie Infinity của Việt Nam là những dự án như vậy. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những thế giới rất sơ khai bởi Metaverse không đơn thuần là việc sở hữu một nhân vật game và bước vào trong thế giới ảo.
Theo ông Ngô Văn Cường - CTO Meta Spatial, một công ty đang ấp ủ tham vọng xây dựng một vũ trụ ảo, Metaverse là một khái niệm còn khá mơ hồ, kể cả trên bình diện thế giới. Nếu hiểu theo một cách đơn giản nhất, Metaverse là một thế giới ảo, ở đó người ta có thể tự do làm việc và sáng tạo như trong thế giới thực.
 |
Hiểu theo cách đơn giản nhất, Metaverse là một thế giới ảo. |
Để tạo ra được một thế giới như vậy, điều quan trọng là phải làm thế nào để hai thế giới đó tồn tại song song. Đó chính là mấu chốt cho thấy vai trò của công nghệ. Spatial Studio sẽ ứng dụng công nghệ thực tế ảo và thực tế ảo tăng cường (VR/AR/MR/XR), kết hợp với công nghệ chuỗi khối (blockchain) để tạo ra thế giới ảo Metaverse, ông Cường chia sẻ.
Vị chuyên gia này cho rằng, bản chất của Metaverse là sự chuyển đổi số toàn diện, bao gồm cả con người. Trong tương lai gần, Metaverse có thể thay thế các ứng dụng của Internet ngày nay, như mạng xã hội, nhắn tin OTT, gọi điện video call,... Đó là khi con người sẽ kết nối với nhau không phải trên mạng xã hội mà trên một thế giới ảo.
Xét ở góc độ ứng dụng, sự ra đời của các Metaverse thực thụ sẽ rất có lợi. Trong thế giới ảo, ai cũng có thể sở hữu một ngôi nhà thông minh một cách tuyệt đối, hoặc có thể đi họp, xem phim, trải nghiệm du hành vũ trụ thông qua VR. Tuy nhiên ở chiều ngược lại, những thế giới ảo như Metaverse có khả năng đem tới những tác hại về mặt nhân văn, khi nó khiến con người xa rời nhau hơn trong thế giới thực.
 |
Người Việt hoàn toàn có tiềm năng để theo đuổi xu hướng phát triển Metaverse. |
Chia sẻ với VietNamNet, CTO của Meta Spatial cho rằng, Metaverse sẽ mở ra một kỷ nguyên công nghệ của tương lai.
Tất cả các ứng dụng trong tương lai sẽ ít nhiều liên quan đến Metaverse ở một khía cạnh nào đó. Giống như viết app phải có bản dành cho iOS, Android, sau này các ứng dụng sẽ phải có thêm một phiên bản dành cho Metaverse.
Theo ông Cường, điểm mạnh của người Việt là sáng tạo và học hỏi. Đây là một lợi thế bởi những thế giới giả lập như Metaverse đòi hỏi sự sáng tạo không giới hạn. Nếu bắt kịp xu thế Metaverse, người Việt hoàn toàn có cơ hội ghi dấu trên bản đồ công nghệ thế giới.
Trọng Đạt

'Cửa' smartphone đóng lại, 'cửa' IoT mở ra
VinSmart đã đóng lại và kéo theo đó là sự nuối tiếc cho một ngành công nghiệp non trẻ ở Việt Nam khi con chim đầu đàn chuyển hướng.
" alt=""/>Người Việt cũng có thể tự tạo những vũ trụ ảo Metaverse

 |
Nền tảng Zalo Connect đã có thêm tính năng đi chợ hộ. Ảnh: Trọng Đạt |
Cụ thể, các điểm bán hàng thiết yếu, người có nhu cầu nhờ đi chợ và người đi chợ hộ có thể tìm thấy nhau trên nền tảng. Theo đó, người tình nguyện đi chợ hộ và các điểm bán sẽ đăng ký trên Zalo Connect.
Với những người gặp khó khăn về vấn đề di chuyển, họ có thể vào ứng dụng Zalo, tìm kiếm sự trợ giúp xung quanh để nhờ người khác mua hộ lương thực, thực phẩm, thiết bị y tế.
Nền tảng đã tạo sẵn biểu mẫu các hạng mục cần thiết như lương thực, nhu yếu phẩm vật dụng y tế... Người tình nguyện đi chợ hộ chỉ cần chọn hạng mục, địa chỉ để cộng đồng liên hệ. Những người có nhu cầu nhờ đi chợ hộ sẽ chủ động nhắn tin tới các tình nguyện viên để gửi gắm yêu cầu của mình.
 |
Chỉ bằng một vài thao tác đơn giản trên ứng dụng Zalo, người dân gặp khó khăn về vấn đề di chuyển đã có thể nhờ người khác mua hộ lương thực, thực phẩm, thiết bị y tế. Ảnh: Trọng Đạt |
Nền tảng kết nối cứu trợ Zalo Connect hiện đã được triển khai tại 21 tỉnh, thành phố trên cả nước. Các địa phương này gồm Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM, Long An, Đồng Nai và Bình Dương cùng nhiều tỉnh thành đang triển khai giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thuộc khu vực phía Nam.
Tính đến ngày 22/8, đã có 30.565 người tham gia hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn với khoảng 60.982 lượt giúp đỡ trên Zalo Connect. Con số này liên tục tăng nhanh kể từ khi nền tảng này đi vào hoạt động.
Theo thống kê của đơn vị phát triển nền tảng, số lượt yêu cầu lương thực chiếm phần lớn với khoảng 94% yêu cầu trợ giúp. Ngoài ra, 35% người dân xin nhận trợ giúp về nhu yếu phẩm, 3% về tư vấn y khoa và 14% muốn được giúp đỡ về thuốc men, vật dụng y tế.
Tìm mua lương thực, nhu yếu phẩm và vật tư y tế là những nhu cầu hết sức chính đáng của người dân. Nhu cầu này đặc biệt lớn tại các địa phương đang triển khai giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Do vậy, khi tính năng nhờ đi chợ hộ trên nền tảng Zalo Connect được triển khai, giải pháp công nghệ này sẽ phần nào tháo gỡ khó khăn cho những người đang cần sự trợ giúp.
Trọng Đạt

Người dân ở nhà mặt phố, xin cá hồi, thịt bò Kobe trên nền tảng cứu trợ
Kể từ khi nền tảng Zalo Connect giúp người dân cứu trợ, chia sẻ được triển khai, có không ít vụ việc khiến người đi cứu trợ phải dở khóc dở cười trong mùa dịch.
" alt=""/>Người dân Hà Nội, TP.HCM đã có thể nhờ đi chợ hộ qua app

 |
Ứng dụng nhắn tin Zalo và Tổng đài 1022 đang là kênh tiếp nhận, giải đáp các kiến nghị, phản ánh hiệu quả nhằm kết nối chính quyền và người dân Thủ đô. Ảnh: Trọng Đạt |
Nếu tính lũy kế từ ngày 22/7/2021 đến nay, người dân đã thực hiện 20.679 cuộc gọi, tin nhắn tới các kênh tiếp nhận của chính quyền thành phố. Trong đó, 16.258 cuộc gọi, tin nhắn đã được giải đáp, chuyển xử lý 4.421 phản ánh.
Đại diện Sở Thông tin & Truyền thông Hà Nội cho biết, các nội dung được người dân quan tâm, phản ánh nhiều nhất là điều kiện, giấy tờ cần thiết để được qua các chốt kiểm dịch trong thành phố và tại các cửa ngõ cho phép ra vào Thủ đô.
Điều mà người dân quan tâm còn bao gồm các triệu chứng ho, sốt và hỏi về địa điểm tiêm vaccine Covid-19, chính sách và thời gian, cách thức triển khai tiêm vaccine cho người trên 65 tuổi tại các phường…
Nhiều người dân lao động gặp khó khăn cũng đã liên hệ qua đường dây hotline và ứng dụng Zalo với mong muốn được trở về quê.
Ngoài ra, người dân cũng đã liên lạc với các kênh thông tin của chính quyền để phản ánh các vi phạm trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Các vi phạm này liên quan đến việc không thực hiện Chỉ thị 17/CT-UBND, Công điện số 18/CĐUBND trên địa bàn các quận, huyện.
Cụ thể, đó là những vụ việc như người không đeo khẩu trang, tập thể dục, các địa điểm có tụ tập đông người, họp chợ cóc, các doanh nghiệp không sản xuất, cung cấp dịch vụ thiết yếu vẫn hoạt động.
Nhìn chung, Tổng đài 1022 và ứng dụng nhắn tin Zalo đã trở thành 2 kênh thông tin quan trọng giúp người dân trao đổi với chính quyền thành phố.
Để liên hệ với tổng đài 1022, người dân có thể quay trực tiếp số 1022 từ số cố định nội hạt. Nếu sử dụng số điện thoại liên tỉnh hoặc qua mạng di động, người dân cần quay số 024 1022 để liên hệ.
Cước gọi đến Tổng đài 1022 sẽ được các mạng di động VinaPhone, MobiFone, Viettel và Vietnamobile miễn phí trong khoảng thời gian Hà Nội giãn cách.
Trọng Đạt

Người dân Hà Nội, TP.HCM đã có thể nhờ đi chợ hộ qua app
Chỉ bằng một vài thao tác đơn giản trên ứng dụng Zalo, người dân gặp khó khăn về vấn đề di chuyển đã có thể nhờ người khác mua hộ lương thực, thực phẩm, thiết bị y tế.
" alt=""/>Người dân Hà Nội quan tâm gì nhất trong những ngày giãn cách xã hội?