Nhưng chẳng bao lâu sau đó, Orlik lui về sống ẩn dật sau khi vỡ mộng với thế giới nghệ thuật ngày càng bị thương mại hóa. Theo Guardian, ông thất vọng về lòng tham của những người buôn tranh khi chiếm phần lớn tiền bán tác phẩm, nghệ sĩ chỉ được nhận rất ít.
Suốt nhiều thập kỷ, Orlik sống và sáng tác trong một căn hộ của hiệp hội nhà ở. Khắp nơi là những bản vẽ, bức tranh cuộn tròn xếp chồng lên nhau. Nhưng số lượng tác phẩm của họa sĩ 77 tuổi hiện sống ở Swindon thực tế còn nhiều hơn thế. Khi Orlik nằm viện vào năm 2022, căn hộ ông ở đã bị tịch thu. Đồ đạc trong nhà bị dọn sạch nhưng ông không biết chuyển đi đâu. 78 bức tranh đã biến mất tới tận bây giờ.
Sau hơn 40 năm, gần đây họa sĩ người Anh thu hút sự chú ý trở lại với triển lãm mang tên Vũ trụ của những giấc mơtại London. Khi tiếp cận những bức vẽ huyền ảo của Orlik, nhiều nhà môi giới nghệ thuật đã bày tỏ sự xúc động.
"Tôi đã có 38 năm sự nghiệp trong giới nghệ thuật và tôi cảm thấy những tác phẩm này thật đặc biệt", Grant Ford - chủ gallery tại Marlborough, đánh giá. Vị chuyên gia nổi tiếng cũng cho rằng Orlik là một trong những nghệ sĩ vĩ đại nhất của nước Anh.
Sinh ra tại Đức, Orlik đến Anh cùng cha mẹ vào năm 1948, sống ở nhiều trại tái định cư khác nhau cho đến khi họ chuyển tới Swindon. Ông từng theo học trường Nghệ thuật Swindon và Trường Nghệ thuật Cheltenham.
Hiện họa sĩ sống trong ngôi nhà của người mẹ quá cố, sức khỏe suy giảm, nói khó và không thể cầm cọ vẽ sau lần đột quỵ.
Điều may mắn hiếm hoi là Orlik vẫn còn những tác phẩm trong căn nhà của mẹ. Một người bạn thuở ấu thơ là Jan Pietruska đã gửi các tác phẩm của họa sĩ tới triển lãm ở London và Wiltshire.
Tại London, sáng tác của Orlik được nhiều người ưa chuộng, sẵn sàng mua trước khi trưng bày trước công chúng với mức giá từ 6.500 USD tới 50.000 USD. Tổng số 30 tác phẩm đem về hơn 500.000 USD.
Triển lãm thứ hai tại The Little Gallery ở Wiltshire cũng thu hút những người sẵn sàng trả hàng chục nghìn USD để mua tranh.
Trong số người hâm mộ cuồng nhiệt của Orlik có James Clifford - người điều hành 1 công ty logistic. Khi đọc được thông tin về họa sĩ, anh đã tới tận phòng trưng bày và thuyết phục người quản lý cho vào xem tranh trước giờ mở cửa.
Mặc dù đến sớm, James thấy tầng trệt của phòng trưng bày đã có "một biển chấm đỏ" bên cạnh các bức tranh. Đó là dấu hiệu tác phẩm đã có người mua.
"Tôi sững sờ ngay khi nhìn thấy bức đầu tiên. Tôi nghĩ rằng đây là một trong những tác phẩm độc đáo nhất mà tôi từng thấy", James nói. Anh quyết tâm sở hữu một bức cho riêng mình vì vậy đã mua ngay không hề đắn đo.
Tác phẩm của Orlik khiến người xem nghĩ tới khoa học viễn tưởng bởi ông luôn có hứng thú sâu sắc với vật lý. Các khối hình được tạo nên từ những nét vẽ siêu mảnh. Để tạo hiệu ứng này, đôi khi ông dùng cọ vẽ chỉ có một vài sợi khiến quá trình sáng tác rất tốn thời gian.
Ông Pietruska vui mừng vì cuối cùng tài năng của bạn mình cũng được công nhận: "Ông ấy đã vẽ rất đẹp. Tôi vui khi đã khám phá ra những điều này".
Hiện 78 tác phẩm mất tích của Orlik đang được truy tìm.
Cuộc họp hôm ấy bắt đầu căng thẳng vì sự xa cách và dè chừng của người dự họp. Nhưng tất cả bỗng trở nên cởi mở hơn khi đại diện phía người dân lên tiếng: họ đến đây "chỉ để nghe chính quyền giải thích" về lý do việc thanh tra, giải quyết tố cáo diễn ra quá chậm chạp.
Lúc này, vị lãnh đạo bắt đầu trình bày rõ ràng, rành mạch về quy trình cũng như việc làm mà đoàn kiểm tra đã thực thi. Ông cũng cam kết quyết tâm giải quyết dứt điểm vụ việc trên tinh thần cầu thị và đúng luật.
Tôi thấy mọi người trong phòng chăm chú lắng nghe từ đầu đến cuối và từ từ không khí cũng trở nên thân thiện hơn. Hóa ra, cái khó của chính quyền huyện nằm ở sự vướng mắc liên quan đến quy trình và sự cẩn trọng vì sợ kỷ luật sai người, họ bảo phải xác minh kỹ vụ việc. "Giá như mấy ổng nói trước cho bà con hay thì đã bớt hẳn lo lắng rồi", một bác đứng tuổi nói. Sau buổi họp, bà con phấn khởi hẳn, còn chính quyền huyện hứa sẽ xử lý triệt để điều dân muốn. Và họ sau đó đã làm được.
Thật ra xã hội Việt Nam rất coi trọng vai trò cá nhân người lãnh đạo, và người ta hoàn toàn có thể xây dựng được uy tín của mình chỉ bằng cách trò chuyện với dân. Thế nhưng có vẻ như nhiều vị lãnh đạo đương thời đã chọn hình ảnh oai nghiêm, có phần cao sang hay thậm chí quan cách, xa lạ thay vì một hình ảnh thân thiện.
Sự xa cách khiến người dân cảm thấy khó hơn để thông cảm với sai lầm của chính quyền nếu có, và cũng khiến những bức xúc dễ bùng lên hơn dù lẽ ra nó đã có thể chấm dứt khi vừa nhen nhóm. Trái lại, sự giao tiếp của chính quyền lại khá cứng nhắc với dư luận khi có cả đội ngũ dư luận viên hùng mạnh.
Một số phương thức giao tiếp như một thông điệp gián tiếp rằng người dân nên phục tùng một cách không đòi hỏi và phải tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của chính quyền. Kết quả, nó làm cho nỗ lực của giới công chức đổ sông đổ bể, càng đào sâu thêm sự bất tin tưởng với nhiều người "của Nhà nước".
Chính quyền có lẽ đã bị chỉ trích ít hơn nếu như họ có thêm tuyên bố trấn an khi dư luận phẫn nộ bên cạnh việc ra văn bản răn đe những người bày tỏ thái độ cực đoan ở cổng nhà ông Nguyễn Hữu Linh. Khi tướng Vương giãi bày với Quốc hội về lý do chậm khởi tố ông Linh, người ta đã gán cho ông những lời lẽ không mấy hay ho. Lúc Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Đà Nẵng Nguyễn Quang Dũng chia sẻ những khó khăn (hoàn toàn có thật và hợp lý) của cơ quan chấp pháp khi đối phó với tội phạm ấu dâm, dư luận cũng đã gán cho ông đủ ngôn từ khó nghe khác. Ông Vương và ông Dũng là những người làm chuyên môn, chưa có dấu hiệu sai sót trong công việc của họ, nhưng có lẽ sự im lặng không đúng lúc của chính khách đã tạo nên niềm tin rằng Nhà nước đang bao che cho kẻ phạm tội và bất kỳ ai nêu ra sự khó khăn cũng đều là về hùa với kẻ xấu.
Tôi nhớ một hình ảnh đẹp hiếm hoi đã diễn ra 5 năm trước, trong cao trào biểu tình phản đối vụ khủng hoảng giàn khoan của Trung Quốc. Sự kiện đó diễn ra ở Vũng Tàu và nhân vật chính là vị bí thư thành phố. Không có dùi cui, cảnh sát cơ động, hay những chiếc xe loa ồn ào như ở Sài Gòn, vị bí thư đứng trên xe, trình bày một cách thật sự chân tình với đoàn biểu tình. Ông kết thúc bằng việc kêu gọi mọi người nên về nghỉ vì đã trưa rồi. Cuộc biểu tình được dập tắt một phần chính nhờ thái độ đó.
Nhà nước chuyên nghiệp và hiện đại phải coi trọng cảm xúc của người dân hơn. Nói chuyện và thông tin với dân nên là một phần công việc và qua đó có thể đánh giá năng lực của lãnh đạo. Bài học về sự gần dân không thiếu trong lịch sử lập quốc. Thay vào đó, nếu chỉ chăm chăm vào sự giáo điều rằng người dân sẽ sợ hãi hoặc tin tưởng mù quáng thì những cuộc khủng hoảng niềm tin sẽ vẫn còn. Khi không có ai đứng ra nói với nhân dân, khi sân khấu bị bỏ trống, người dân có thể quay sang lắng nghe những tiếng nói cực đoan khác.
Gần dân là sự chân thành chia sẻ để lòng dân an, tuân theo lý lẽ và cảm xúc của người dân nhưng lưu ý nó không giống với thói dân túy mang màu sắc mánh khoé để dẫn dắt công chúng bởi một mục tiêu chính trị nào đó. Khi một chính khách lên tiếng xoa dịu cơn bức xúc của cộng đồng, tôi tin người dân đủ thông thái để phân biệt ông đang dân tuý hay nói với dân.
Một bộ máy tuyên truyền dù lớn mạnh đến mấy cũng có thể thất bại bởi sự "lười biếng" của chính khách.
Lê Nguyễn Duy Hậu
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt=""/>Nói với dânNSND Tống Toàn Thắng cho biết, các tiết mục đu dây đôi trên cao trong xiếc thường kể về chuyện tình yêu nam nữ với kết thúc hạnh phúc. Tuy nhiên, tiết mục đu dây của Việt Nam lại dựa trên chuyện tình Lang Biang (Lâm Đồng, Đà Lạt), với kết thúc đôi nam nữ không đến được với nhau.
"Kết thúc phần biểu diễn là hình ảnh cô gái nhìn theo chàng trai bay lên cao rồi gục xuống đau khổ. Âm nhạc của Chuyện tình Lang Biangmang âm hưởng Tây Nguyên, được NSND Huỳnh Tú phối khí theo phong cách đương đại. Hai nhân vật ngoài đu dây còn thoại, dù thoại bằng tiếng Việt nhưng khán giả Nga vẫn cảm nhận được cảm xúc.
Ở cuối tiết mục, diễn viên nam dùng tóc treo cơ thể quay vòng, diễn viên nữ treo 1 chân trên dây và xoay tròn tốc độ cao trên không, không có dây bảo vệ. Đây là tiết mục chưa từng có cặp đôi nào thực hiện", NSND Tống Toàn Thắng cho biết. .
NSND Tống Toàn Thắng chia sẻ thêm, chuyến đi của đoàn Việt Nam gặp rất nhiều vất vả. Hai nghệ sĩ Đức Thịnh và Thu Trang có gia đình ở Bãi Cháy (Quảng Ninh) chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão Yagi nên rất lo lắng.
NSND Tống Toàn Thắng chia sẻ, chuyến đi của đoàn Việt Nam gặp nhiều vất vả. Hai nghệ sĩ Đức Thịnh và Thu Trang lo lắng vì có gia đình ở Bãi Cháy (Quảng Ninh) chịu ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi.
"Không liên lạc được với gia đình, hai nghệ sĩ thấp thỏm. Chúng tôi động viên họ để yên tâm tập luyện và mang về niềm tự hào làm rạng danh cho Liên đoàn Xiếc nói riêng, Việt Nam nói chung", NSND Tống Toàn Thắng chia sẻ.
Tiết mục "Chuyện tình Lang Biang" do nghệ sĩ Đức Thịnh và Thu Trang thực hiện:
Video: NSND Tống Toàn Thắng