Thủ phạm gây ra hơn 230 loại bệnh tật
Rượu bia là nguyên nhân gây ra hơn 230 loại bệnh tật và tình trạng thương tích, rượu bia là chất hướng thần với những đặc tính gây ra sự lệ thuộc. Theo đó, một số bệnh/thương tích chính do sử dụng rượu bia gồm:
Bệnh tim mạch, sử dụng rượu bia tăng nguy cơ gây ra các bệnh tim mạch như đột quỵ, suy tim, cao huyết áp và phình động mạch chủ.
Bệnh tiêu hóa/rối loạn tiêu hóa. Tiêu thụ rượu quá mức gây tổn thương gan, xơ gan, làm trầm trọng các tổn thương do virus viêm gan C, viêm tụy cấp tính và mãn tính.
Tổ chức nghiên cứu Ung thư Quốc tế xếp rượu bia vào nhóm chất gây ung thư. Sử dụng rượu bia là nguyên nhân liên quan tới ung thư khoang miệng, vòm họng, thanh quản, thực quản, đại – trực tràng, gan, mật và ung thư vú.
Ngoài ra, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, một tỷ lệ lớn gánh nặng bệnh tật do sử dụng rượu bia phát sinh từ những thưng tích không chủ ý và cố ý gồm tai nạn giao thông, bạo lực và tự tử, các thương tích gây tử vong liên quan đến rượu bia xuất hiện nhiều ở nhóm tuổi tương đối trẻ.
Trong đó, rượu bia là nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông.Trong năm 2016, tử vong do tai nạn giao thông liên quan tới bia rượu chiếm 41% tổng số ca tử vong do thương tích có liên quan đến rượu bia.
Giải thích vì sao rượu bia lại là nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, do rượu làm giảm khả năng phản ứng, hạn chế khả năng phối hợp giữa các bộ phận cơ thể, giảm thị lực và gây buồn ngủ. Nghiên cứu cho thấy, người điều khiển mô tô, xe máy có nồng độ cồn trong máu trên 50mg/dl có nguy cơ gặp tai nạn giao thông cao gấp 40 lần so với người không sử dụng.
Bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết thêm: nam giới nặng 54 kg nếu uống 2 đơn vị rượu (20gr cồn nguyên chất tương đương với 2 lon bia 330ml độ cồn 5%, 2 chén rượu mạnh 15ml độ cồn 40%, 2 ly rượu vang 30ml độ cồn 17% thì sẽ đạt khoảng 50mg/dl.
Sai lầm khi bia không hại như rượu
TS. Kidong Park, Trưởng Đại diện của Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam bày tỏ, ông quan ngại về tình trạng sử dụng bia rượu của người Việt. Bởi bia rượu là nguyên nhân trực tiếp gây ra 30 loại bệnh và gián tiếp liên quan đến 200 bệnh tật, là tác nhân của nhiều vụ bạo lực gia đình, tai nạn giao thông.
Điều tra nguy cơ mắc bệnh lây nhiễm năm 2015 cho thấy, 44% người uống rượu bia ở Việt Nam uống quá độ, đây là hình thức uống rượu nguy hiểm. Một người Việt trưởng thành tiêu thụ 8,3 lít cồn (tương đương 470 chai bia) trong một năm, 48% thanh niên từ 14 – 17 tuổi cũng uống rượu bia.
TS Park đặc biệt nhấn mạnh đến quan điểm sai lầm của rất nhiều người khi cho rằng uống bia không hại như rượu, do nồng độ cồn trong bia nhẹ hơn rượu. "Đây là một quan điểm sai lầm. Các tác hại của rượu bia không phụ thuộc và loại hình đồ uống mà nó phụ thuộc vào tổng khối lượng ethanol và hình thức uống", TS Park nói.
Theo đó, trong một lon 330ml bia với nồng độ cồn 4% ( tương đương với 10 gram cồn.) sẽ tương đương lượng cồn khi uống 1 ly rượu vang 13,5 độ, và tương đương lượng cồn khi uống 1 chén rượu mạnh (30ml).
" alt=""/>Chỉ cần uống 2 lon bia, nguy cơ đâm chết người cao gấp 40 lần không uốngMột số loại quả nếu ăn cả vỏ sẽ cung cấp cho cơ thể nhiều dưỡng chất có thể phòng được một số bệnh. Tuy nhiên hiện nay một số trái cây và rau củ chứa một lượng tồn dư thuốc trừ sâu hoặc các hóa chất độc hại. Vậy hãy thử tìm xem giải pháp nào tối ưu nhé.
![]() |
Vỏ trái cây có nhiều vitamin |
Phần lớn người Pháp hiểu rằng để có sứckhỏe tốt nên ăn 5 loại trái cây và rau quả mỗi ngày. Nhưng điều làm chochúng ta phân vân là nên gọt vỏ để loại bỏ thuốc trừ sâu… hay nên ăn cảvỏ để thưởng thức, tận dụng tất cả vitamin có nhiều trong vỏ trái cây,rau củ.
Jean-Marie Bourre - nhà dinh dưỡng học cho rằng đây không phải là câu trả lời đơn giản!
Chuyên gia này cho rằng: "Nói chung, các vi chất dinh dưỡng như khoáng chất, vitamin, polyphenol bảo vệ của trái cây, củ quả có nhiều ở vỏ. Nếu cắt bỏ vỏ, chúng ta đã loại đi gần 25% các vi chất dinh dưỡng tự nhiên của trái cây".
Nhưng thực tế thời đại chúng ta hiện nay sử dụng rất nhiều thuốc trừ sâu trong nông nghiệp. Theo Jean-Marie Bourre: "Điều oái oăm là nếu vi chất dinh dưỡng tập trung nhiều ở vỏ thì thuốc trừ sâu và hóa chất khác cũng tập trung ở khu vực này".
Ý tưởng hay tốt nhất để giữ lại chất dinh dưỡng của trái cây và tránh thuốc trừ sâu là chúng ta nên mua các sản phẩm “sạch” (cho dù giải pháp này chưa hoàn hảo lắm).
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên trong mọi trường hợp nên rửa sạch các loại trái cây và rau trong nước ấm (nước lạnh không đủ để rửa sạch thuốc trừ sâu và nước nóng có thể làm chín trái cây). Tuy không hoàn toàn loại trừ hết thuốc trừ sâu nhưng có thể loại bỏ phần lớn các chất độc hại".
Chúng ta có thể gọt thật mỏng vỏ trái cây với một con dao thật "sắc” để giữ lại những chất dinh dưỡng nằm ở vỏ.
Đoàn Bổng (Theo Sante Magazine)
Ăn quả này, không cần tập dáng vẫn thon" alt=""/>Có nên gọt vỏ trái cây, rau củ?