Anh Lụm. |
Vừa bước vào căn phòng rộng 10m2, trong con hẻm nhỏ đường Đỗ Xuân Hợp, anh Lụm khoe: ‘Hôm nay, cha con tôi bán được 100 tờ vé số. Tôi định chiều đi bán nữa, nhưng con bé đang bị cảm nên phải nghỉ’, ông bố quê ở xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải, Ninh Thuận nói.
Anh Lụm bị mù từ năm 12 tuổi, sau một tai nạn. 16 năm trước, anh lấy vợ, sinh lần lượt ba con gái 15 tuổi, 13 tuổi và 12 tuổi. ‘Con gái út của tôi được 2 tuổi, cô ấy bỏ đi, để tôi với ba con nhỏ. May mắn, tôi có bố mẹ, anh chị em trong nhà hỗ trợ mới vượt qua được những ngày khó khăn’, giọng buồn, ông bố ba con kể về hoàn cảnh gia đình mình.
Ông bố sinh năm 1982 cho biết, những ngày cả ba con gái còn nhỏ, có chút năng khiếu về đàn, hát, anh đăng ký học một khóa chơi đàn ghi ta rồi đi đàn, hát trong đám cưới. ‘Công việc đó có thu nhập không cao, nhưng nó giúp tôi nuôi được ba con gái’, anh Lụm nói.
Cây đàn và giỏ sách giúp anh Lụm và con gái đi bán vé số. |
Ba năm trước, công việc hát đám cưới thất thu, anh để hai con gái lớn ở quê đi học, tự chăm sóc cho nhau, còn mình đưa con gái út – bé Lan 12 tuổi vào Sài Gòn mưu sinh bằng nghề bán vé số. Hằng ngày, anh được con gái nắm tay dẫn ra đường bắt xe buýt đến phà Cát Lái, Quận 2. Tại đây, cha vừa đàn vừa hát, con cầm xấp vé số đi mời khách.
‘Hai con gái lớn của tôi xa mẹ từ nhỏ nên biết tự lập. Từ khi bố và em đi làm xa, hai đứa đi học về là chăm gà vịt, vườn cây, nấu cơm ăn. Hôm nào rảnh, con bé lớn đi cắt rễ, bóc vỏ hành cho cơ sở gần nhà nên cũng thêm chút tiền ăn cá.
Hai bao gạo anh Lụm được đoàn từ thiện, mạnh thường quân đến tặng trong những ngày sống giãn cách xã hội. |
Ở trong này, hai cha con tôi được nhiều người thương nên ngày nào bán cũng hết. Mỗi tháng, tôi có thu nhập hơn 6 triệu đồng. Tiền nhà trọ thì có hai đứa em vào làm bảo vệ, làm vệ sinh phụ thêm nên cũng dư một ít gửi về cho hai con ở quê’, anh Lụm kể về cuộc sống của mình.
Khi dịch bệnh Covid-19 có diễn biến phức tạp, cùng quyết định cách ly xã hội được thực thi, hai cha con anh Lụm phải tạm nghỉ việc từ ngày 31/3. Ban đầu, anh định bắt xe về quê để bốn cha con có rau ăn rau, cháo ăn cháo, nhưng xe khách đã ngưng hoạt động.
Con gái út anh Lụm mỗi ngày nắm tay cha đi bán vé số. Vì không có hộ khẩu Sài Gòn và kinh tế của cha khó khăn, hiện em đang theo học ở một lớp học tình thương gần chỗ ở. |
‘Thất nghiệp mấy ngày dịch, thu nhập không có, tiền dự trữ cũng không nhưng cuộc sống của cha con tôi không đói. Các đoàn từ thiện tặng cho tôi 20 kg gạo, hai thùng mì tôm, dầu ăn, nước mắm, nước rửa tay, khẩu trang. Hôm nào đi chợ được, bữa ăn của cha con tôi cải thiện một chút. Còn không, hai cha con cắm nồi cơm, pha gói mì rồi trộn vào nhau ăn. Ăn vậy, nhưng tôi thấy rất ngon miệng’, đưa tay chỉ vào những món quà được các mạnh thường quân, đoàn từ thiện tặng, anh Lụm nói bằng giọng biết ơn.
Ngày 20/4, anh Lụm được UBND phường Phước Long A gửi giấy mời lên nhận 750 ngàn đồng tiền hỗ trợ cho người bán vé số trong những ngày nghỉ việc vì giãn cách xã hội.
Anh cho biết, số tiền này dù không lớn, nhưng đã giúp cuộc sống của bốn cha con anh đỡ hơn. 'Hôm nghe thông báo đến nhận tiền, tôi vui lắm. Cảm ơn Nhà nước, cảm ơn các mạnh thường quân, các đoàn từ thiện đã giúp cha con tôi đi qua mùa dịch nhẹ nhàng hơn.
Giờ, tôi mong mình sẽ có sức khỏe, được nhiều người thương để có thể bán được nhiều vé số kiếm tiền nuôi con', ông bố ba con bày tỏ.
Khi thấy khẩu trang y tế khan hiếm, giá bị đẩy lên cao, bà Mì đi mua vải, học may rồi tự may khẩu trang mang tặng cho người nghèo.
" alt=""/>Anh vé số mù: Được nhiều người quan tâm, ăn cơm chan mì tôm cũng thấy ngon![]() |
Ý thức được hoàn cảnh của mình, từ bé anh đã chịu khó học hành và giúp mẹ lo cho em. Ngay cả khi đã lấy vợ, anh vẫn rất thương và chăm lo cho người em này.
Anh nói, dù sao anh cũng được sống trong gia đình có bố và mẹ được 10 năm. Còn em trai thì 1 tuổi đã mồ côi cha.
Tuy nhiên, người em này lại không suy nghĩ thấu đáo. Em mải chơi, lười học nên chỉ học xong lớp 12 là đi bộ đội rồi về làm công nhân cơ khí.
Trong thời gian làm công nhân, em nhiều lần khiến mẹ phải khóc vì ham mê lô đề, cờ bạc, dẫn đến nợ nần. Chủ nợ phải đến tận nhà gây sức ép. Mẹ không có tiền trả thì vợ chồng tôi phải đứng ra lo.
5 lần 7 lượt như thế, vợ chồng tôi cũng lâm vào cảnh thiếu thốn. Làm việc không quản ngày đêm nhưng chúng tôi vẫn không đủ tiền mua mảnh đất cắm dùi.
Năm vừa rồi, vì thương tôi, bố mẹ, anh chị em ruột tập trung lại, mỗi người cho tôi vay 1 ít mua mảnh đất trị giá 600 triệu ở ngoại thành Hà Nội. Trên mảnh đất này đã có sẵn căn nhà cấp 4, tôi chỉ việc bỏ thêm 30 triệu để sửa sang lại và dọn về ở.
Ngày đầu tiên ở trong căn nhà mang tên mình, vợ chồng tôi vui đến mức không thể ngủ nổi. Chúng tôi động viên nhau chịu khó làm ăn, cố gắng trả nợ và giữ gìn hạnh phúc gia đình, nuôi dạy con cái ngoan ngoãn trưởng thành.
Tuy nhiên, mới mua nhà được 1 năm thì em chồng tôi đến năn nỉ cho em mượn sổ đỏ để thế chấp ngân hàng, lấy tiền mở xưởng cơ khí.
Mẹ chồng tôi cũng nói, giờ em đã lấy vợ, biết lo lắng cho tương lai nhưng ngặt nỗi nhà mẹ nghèo nên không có vốn cho em làm ăn. Mẹ nhờ vợ chồng tôi giúp em nốt lần này.
Chồng tôi thương em nhưng không dám quyết việc này. Anh nói, sẽ để tôi quyết định. Nếu tôi giúp em thì anh và cả nhà anh sẽ rất biết ơn. Nhưng nếu tôi không đồng ý, anh cũng không trách tôi nửa lời.
Tôi cảm thấy rất khó nghĩ. Nếu căn nhà là do vợ chồng tôi tích lũy mua được và em chồng tôi chưa từng là người chơi bời, cờ bạc thì tôi sẽ không đắn đo. Tuy nhiên, đã 5 lần 7 lượt, vợ chồng tôi khốn khổ vì em. Hơn nữa, tiền mua nhà, chúng tôi vẫn đang nợ anh em bên ngoại. Nếu biết tôi cho em mượn sổ đỏ thì chắc chắn mọi người sẽ không vui.
Nhưng nếu không cho em mượn, tôi sợ chồng tôi và cả nhà chồng sẽ nghĩ tôi ích kỷ. Như vậy, tôi sẽ rất khó sống trong gia đình này.
Bây giờ, tôi phải làm thế nào mới đúng? Mong mọi người cho tôi lời khuyên.
Chê tôi dân quê nên cô ấy nhiều lần chần chừ không muốn kết hôn. Thế mà chỉ sau 1 lần về quê, cô ấy thay đổi thái độ hoàn toàn, thậm chí còn hối thúc cưới nhanh.
Chị Mai Thị Thu Thủy (31 tuổi, Tây Ninh) và ông xã Lee In Seok (46 tuổi, Hàn Quốc) hiện đang có tổ ấm nhỏ hạnh phúc ở Gyeonggi, Hàn Quốc với 2 nhóc tì nhí, một gái, một trai đáng yêu. 8 năm kết hôn và theo chồng sang xứ sở Kim Chi sinh sống, dù chỉ ở nhà nội trợ chăm con nhưng chị hài lòng và viên mãn với những gì mình đang có.
![]() |
Trước khi quen anh Seok, chị Thủy từng làm lễ tân kiêm thủ quỹ cho một công ty tư nhân. Buổi tối, chị dậy thêm cho học sinh để kiếm thêm thu nhập. Chị tình cờ biết anh Seok khi làm hướng dẫn viên bất đắc dĩ cho sếp người Hàn Quốc của bạn thân mình sang Việt Nam công tác.
Cũng kể từ đó, cuộc đời của chị bước sang một lối rẽ khác mà chị chưa bao giờ nghĩ tới, đó là kết hôn với người ngoại quốc. Trong suốt thời gian làm hướng dẫn viên, chị được người sếp đó giới thiệu bạn thân của mình – anh Seok cho chị.
Vậy là anh chị tìm hiểu nhau 8 tháng qua yahoo. Vì cả 2 đều là dân văn phòng, biết một chút tiếng Anh nên cứ trò chuyện bằng ngôn ngữ thứ 3 này. Đồng thời, suốt thời gian đó, anh Seok cứ đi đi về về Hàn Quốc và Việt Nam. Và sau 4 lần đi lại như vậy, anh Seok đã nhận được cái gật đầu đồng ý làm vợ của chị Thủy.
“Lần đầu tiên anh sang Việt Nam, chúng mình gặp nhau lần đầu. Lần thứ 2 anh sang để tỏ tình với mình xem mình có đồng ý làm bạn gái anh không. Lần 3 sang, chúng mình đi chụp ảnh cưới và ra mắt gia đình còn lần 4 sang là tụi mình tổ chức đám cưới.
Mình thấy anh hiền, ít nói và khá trẻ so với tuổi. Hơn nữa vì khoảng cách 2 nước không gần, anh công viêc bận rộn nên đi đi về về khá vất vả. Lần nào anh sang tối thứ 6 đến chủ nhật cũng vội về nên mình nhận lời luôn. Lúc đó mình 23 tuổi”, chị Thủy chia sẻ.
![]() |
Từ lúc tìm hiểu đến cưới, chị Thủy chỉ gặp anh Seok 4 lần.
Nhớ lại lần đầu tiên gặp gỡ, chị Thủy kể, đó là một ngày thứ 7 của đầu tháng 8. Xong công việc buổi sáng ở công ty, chị đến khách sạn đã đặt trước cho anh để đón anh đi ăn và đưa anh đi khu du lịch sinh thái ở TP. HCM tham quan. Lần đó ở khu du lịch, nhìn thấy các cặp đôi chụp ảnh cưới, chị đã nói với anh rằng hãy chụp ảnh cưới ở đây nếu kết hôn với người Việt.
Tuy nhiên đáp lại, anh khiến chị bật cười vì câu nói “Tôi sẽ không kết hôn. Tôi không có người yêu”.
Thế nhưng sau đó, để thực hiện được mong muốn của chị, anh đã quyết tâm cưa đổ và tỏ tình với chị trong lần thứ 2 sang Việt Nam.
“Mặc dù anh là người Hàn Quốc nhưng không có màn cầu hôn lãng mạn như trong phim đâu. Anh là dân IT nên không lãng mạn nhiều. Lần thứ 2 anh sang Việt Nam có dẫn theo một người bạn thân nữa. Lần này may mắn cô bạn thân của mình công tác ở Đà Nẵng, bay vào Sài Gòn làm thông dịch cho anh luôn vì tiếng Anh của tụi mình cũng giới hạn.
Mình nhớ hôm đó, giữa đêm 4 người ra công viên 23/9 ở Sài Gòn. Anh không cầu hôn mà bạn mình cầu hôn hộ bảo “Ông Lee thích mày đó. Ông nói muốn tìm hiểu mày, có đồng ý làm bạn gái ông không?”. Và mình nhận lời. Rồi cứ thế 2 đứa chat yahoo, anh cầu hôn hỏi cưới mình ở đó. Cả 2 lên kế hoạch đi chụp hình cưới ở Hồ Cốc”, chị Thủy nhớ lại.
![]() |
Kết hôn với anh Seok, chị Thủy không sang thăm nhà cũng không ra mắt gia đình anh.
Mặc dù đồng ý yêu và cưới anh Seok nhưng trước khi dẫn anh về ra mắt, chị Thủy bị gia đình phản đối rất nhiều. Sau khi xem chương trình “Những người con xa xứ” phát trên tivi, có nhiều phóng sự về cuộc sống bất hạnh một số cô dâu Hàn, bố chị càng lo sợ hơn, sợ chị cũng sẽ có một cuộc sống như vậy. Ông nhất quyết không chịu gả con làm dâu Hàn Quốc.
May mắn nhờ có chị gái sống cùng ở Sài Gòn, từng gặp anh Seok thuyết phục thêm nên bố chị đã dần dần đồng ý.
“Mình sống với chị gái ở Sài Gòn. Chị gái cũng từng gặp ông xã mình nên nói vào cho bảo rất hiền, có tìm hiểu đàng hoàng, không sợ bất trắc đâu. Vậy là bố nguôi giận và đồng ý. Mình tin tưởng anh lắm. Mình còn không đến xem cuộc sống của anh, ra mắt gia đình anh trước khi kết hôn vì làm giấy tờ bảo lãnh phải nhờ công ty ký phiền phức. Sau khi cưới xong có visa kết hôn mình mới sang”, chị Thủy thổ lộ.
![]() |
Kết hôn cuối tháng 4 đến đầu tháng 7 chị Thủy sang Hàn Quốc sinh sống cùng ông xã. Dẫu biết cuộc sống mới có nhiều bỡ ngỡ nhưng may mắn nhờ chồng yêu thương, gia đình chồng quý mến nên chị dễ dàng hòa nhập. Đặc biệt ngay sau khi sang, anh đăng ký ngay lớp học tiếng Hàn cho chị, đi đâu cũng đưa đi và phụ chị làm việc nhà mỗi khi đi làm về nên chị không gặp nhiều khó khăn.
“Ông xã dân IT không lãng mạn, không biết nói lời yêu thương nhưng lại rất quan tâm. Anh để ý mình thích ăn gì để lần sau mua mà mình không cần bảo. Hồi chưa có con cứ cuối tuần anh dẫn đi chơi. Mỗi năm đều đưa vợ đi du lịch hay cuối tuần chở vợ đi mua sắm. Anh làm văn phòng từ thứ 2-6, thứ 7, chủ nhật dành hết cho gia đình”, chị cho hay.
Không những vậy, 2 lần mang bầu cách nhau 5 năm chưa bao giờ chị phải đi khám một mình. Lúc nào anh cũng sắp xếp công việc để đi cùng chị. Và điều quan trọng, anh luôn tôn trọng mọi quyết định của chị, để chị quyết định mọi việc mua sắm trong nhà.
![]() |
Vợ chồng chị kết hôn ở cả Việt Nam và Hàn Quốc.
Suốt 8 năm kết hôn, nhiều cặp vợ chồng sẽ có lúc xô đũa xô bát nhưng vợ chồng chị chưa một lần nào cãi vã. Chị thuộc tuýp người xởi lởi, hay nói, anh lại hiền khô, ít nói nên cứ bù trừ cho nhau. Những lúc chị nóng thì anh nguội nên cuộc sống gia đình cứ đầm ấm, vui vẻ suốt 8 năm qua.
Đặc biệt, anh luôn quan tâm mua quà tặng chị bất kể ngày lễ lớn nhỏ nào của Hàn Quốc khiến chị luôn cảm thấy ấm áp và hạnh phúc. 8 năm sang Hàn, ngày cưới và ngày sinh nhật chị chưa bao giờ anh quên. Năm nào anh cũng mua bánh kem cầm về để tổ chức cho chị rồi cùng chị đi ăn ở ngoài hàng hoặc nếu về trễ sẽ bù lại cho chị vào cuối tuần. Còn kỷ niệm ngày cưới nào, anh cũng tìm chỗ để đưa cả nhà đi du lịch.
Chia sẻ những món quà ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 ông xã tặng, chị Thủy cười cho biết, ở Hàn ngày sinh nhật và ngày cưới mọi người không bao giờ quên, ông xã chị cũng vậy, thậm chí ngày lễ lớn nhỏ nào ở Hàn Quốc, anh cũng đều mua quà tặng chị nhưng ngày 8/3 thì lại không có gì.
Món quà 8/3 lần đầu tiên cũng là lần duy nhất anh tặng chị là nữ trang. Hồi đó là khi cả 2 đang tìm hiểu, anh đã hỏi bạn chị để tặng chị một món quà ý nghĩa trong ngày này. Thế nhưng sau khi chị sang Hàn Quốc sinh sống, ngày 8/3 năm nào của chị cũng như bao ngày bình thường khác. Ngày lễ vợ chồng, anh cũng mua một chậu hoa về tặng, ngày chị cấn bầu 2 bé, anh cũng ôm một bó hoa mang về nhưng ngày 8/3 lại không.
“Mình sang Hàn Quốc nên tụi mình không sử dụng ngày lễ Việt Nam nữa mà sử dụng ngày lễ của Hàn Quốc. Ngày lễ Hàn nào, chồng mình cũng đưa vợ đi ăn và đi mua sắm rồi ngày lễ tình nhân cũng có socola. Mình cũng hỏi "sao anh không tặng hoa hay quà cho em ngày 8/3?". Ông xã bảo "bên này không có ngày 8/3, thẻ của anh em giữ, mật khẩu mình cũng biết nên em thích gì thì cứ mua". Vậy là huề vốn”, chị cười.
![]() |
![]() |
Những ngày sinh nhật và ngày cưới, ông xã chị luôn luôn nhớ và tặng quà.
Chị Thủy bộc bạch, cuộc sống ở Hàn xa nhà, không được về thăm bố mẹ nhiều như trước nhưng chị may mắn có ông xã và gia đình chồng yêu thương, đặc biệt chị đang có tổ ấm nhỏ hạnh phúc, đối với chị, cuộc sống xa quê chỉ cần vậy là đủ. Chị không quan trọng ngày 8/3 bởi với chị ngày nào cũng là ngày 8/3 rồi.
Sang Hàn Quốc thăm con cháu, ông Thảo chứng kiến rất nhiều chuyện bất ngờ. Trong đó, có nhiều điều văn minh, tiến bộ nhưng cũng có những việc khiến ông chạnh lòng ...
" alt=""/>Cô gái Tây Ninh lấy chồng Hàn Quốc, 8 năm sống chung chưa 1 lần nhận quà 8/3