
Kế hoạch hoạt động của tuyển Việt Nam trong năm 2019 là nguyên nhân của sự thay đổi lớn này. Trong năm tới, bóng đá Việt Nam có 2 giải đấu quan trọng cho lứa U23 là vòng loại U23 châu Á 2020 và SEA Games 30.
Bởi thế, ông Park cần chuẩn bị lực lượng ngay từ bây giờ. Anh Đức, Văn Quyết tạm thời không lên tuyển sẽ giúp những nhân tố mới có thêm cơ hội thể hiện nhằm chuẩn bị lực lượng cho thế hệ U23.
Trường hợp bất khả kháng duy nhất là Trần Đình Trọng. Trung vệ này được phát hiện có một mảnh xương rất nhỏ rạn ra và không có khả năng liền lại nơi mu bàn chân.
![]() |
Anh Đức (số 11) là Vua phá lưới của tuyển Việt Nam trên hành trình vô địch AFF Cup 2018. Ảnh: Minh Chiến. |
Mặc dù không thật sự nghiêm trọng và cầu thủ này vẫn có thể tập luyện, thi đấu, nhưng nếu không xử lý phẫu thuật gắp mảnh xương đó ra, Đình Trọng sẽ luôn phải sống chung với những tác động khó chịu do mảnh xương này gây ra, ảnh hưởng đến tâm lý và phong độ thi đấu.
Để bảo vệ tương lai dài hạn của Đình Trọng, HLV Park Hang-seo đã quyết định không gọi cầu thủ này đồng thời đề nghị VFF gấp rút làm thủ tục, đưa Trọng sang Hàn Quốc phẫu thuật và điều trị dứt điểm.
Đội tuyển Việt Nam sẽ hội quân hôm 20/12 tới. Các cầu thủ sẽ có 4 ngày tập luyện trước khi ra sân gặp CHDCND Triều Tiên tại Mỹ Đình hôm 25/12. Tới ngày 27/12, đội sẽ đi sang Qatar tập huấn và giao hữu với Philippines tại đây.
Ngày 4/1/2019, đội tuyển sẽ di chuyển sang Abu Dhabi (UAE) để chuẩn bị cho trận ra quân tại Asian Cup 2018 gặp Iraq hôm 8/1/2019.
![]() |
Danh sách tuyển Việt Nam chuẩn bị cho giải châu Á tiếp tục lộ ra những cái tên mới. Lần này, người được triệu tập là Nguyễn Hoàng Đức. Cầu thủ sinh năm 1998 là chân sút chủ lực của Viettel trong chiến dịch vô địch giải Hạng Nhất 2018. Anh ghi 9 bàn sau 18 vòng, tạo ấn tượng rất mạnh với các nhà chuyên môn.
Dấu ấn lớn nhất khiến người ta nhớ về Hoàng Đức là pha bỏ lỡ của cầu thủ này trước U20 New Zealand tại World Cup trẻ hồi năm 2017. Nếu Hoàng Đức ghi bàn ở tình huống đó, anh và U20 Việt Nam sẽ có bàn thắng đầu tiên, chiến thắng đầu tiên trong lịch sử ở World Cup trẻ.
![]() |
Hoàng Đức (số 98) đã chơi rất tốt trong màu áo Viettel ở Giải Hạng Nhất 2018. Ảnh: Minh Chiến. |
Sinh năm 1998, Hoàng Đức còn sở hữu một lợi thế khác khi chỉ vừa bước sang tuổi 20. Anh sẽ đủ điều kiện tham dự SEA Games năm tới và vòng loại Olympic 2020 - những mục tiêu chiến lược trong tương lai của HLV Park Hang-seo. Cầu thủ của Viettel có thể hình đẹp và lối chơi hiện đại. Hoàng Đức có thể đá tốt ở nhiều vị trí trên hàng công, thậm chí có thể chơi được trong vai trò trung vệ.
Trước Hoàng Đức, 6 cái tên khác cũng đã nhận được lệnh triệu tập tuyển Việt Nam là Trần Minh Vương, Phan Thanh Hậu, Đinh Thanh Bình (HAGL), Nguyễn Thành Chung (CLB Hà Nội), Huỳnh Tấn Sinh (Quảng Nam) và Ngô Tùng Quốc (Bình Dương).
![]() |
Danh sách 27 tuyển thủ Việt Nam chuẩn bị cho Asian Cup 2019. Ảnh: VFF. |
Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (tiếng Anh: AFF Championship) là giải bóng đá giữa các đội tuyển quốc gia Đông Nam Á do Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) tổ chức. Giải lần đầu tiên diễn ra tại Singapore năm 1996 với tên gọi Cúp Tiger (Tiger Cup). Tại giải lần thứ 6 (năm 2007), đổi tên thành Giải vô địch AFF. Năm 2008, công ty ôtô Nhật Bản Suzuki đã mua quyền đặt tên cho cuộc thi, từ đó cuộc thi được gọi là AFF Suzuki Cup.
Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử (CPĐT) giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025 đã được Văn phòng Chính phủ đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ (chinhphu.gov.vn) để lấy ý kiến đóng góp của người dân, doanh nghiệp. Ảnh minh họa từ Internet
Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử (CPĐT) giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025 và dự thảo tờ trình về việc ban hành Nghị quyết này đã được Văn phòng Chính phủ đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ (chinhphu.gov.vn) để lấy ý kiến đóng góp của người dân, doanh nghiệp.
Trước đó, trong cuộc họp với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và một số thành viên Ủy ban Quốc gia ứng dụng CNTT về xây dựng CPĐT, cùng với chỉ đạo thành lập Ủy ban quốc gia về CPĐT trên cơ sở kiện toàn lại Ủy ban quốc gia về ứng dụng CNTT trong thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ TT&TT, các Bộ ngành có liên quan xác định một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2018-2020, định hướng đến 2025; trình Ủy ban quốc gia về CPĐT cho ý kiến hoàn thiện và trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển CPĐT giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025.
Văn phòng Chính phủ cho biết thời gian qua, cơ quan này đã phối hợp với Bộ TT&TT và các bộ, ngành liên quan, chuyên gia trong nước và quốc tế nghiên cứu, đánh giá sơ bộ thực trạng tình hình, kết quả triển khai xây dựng CPĐT thời gian qua, đồng thời đã gửi lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương.
Đề cập đến sự cần thiết của việc ban hành Nghị quyết mới về phát triển CPĐT, cũng tại dự thảo tờ trình, Văn phòng Chính phủ nhấn mạnh, những năm qua, Đảng, Chính phủ luôn quan tâm, coi trọng phát triển ứng dụng CNTT, xây dựng CPĐT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và phục vụ người dân, doanh nghiệp.
" alt=""/>Giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2018