Đây cũng là lúc một số người chuyển qua các lựa chọn mua hàng xách tay, hàng tân trang hoặc hàng đã sử dụng ở các kênh rao vặt hoặc cửa hàng nhỏ lẻ để giảm chi phí mua sắm. Nhưng trước khi bỏ ra số tiền không nhỏ để sở hữu chúng, bạn cần tham khảo thêm các kiến thức để phân biệt hàng giả từ nhiều nguồn.
Bài viết này được tham khảo từ trang Coorent để liệt kê một số mẹo nhỏ để phát hiện hàng giả hoặc hàng bị mông má lại thường được một số cửa hàng cố tình trà trộn vào để lừa gạt người mua nhẹ dạ và thiếu hiểu biết:
Tuy không phải là căn cứ duy nhất nhưng phải luôn chú ý tới bao bì và đóng gói của mặt hàng, nhất là khi bạn đặt mua chúng qua các kênh mua bán trực tuyến như Lazada, Shopee, Tiki,...
Hàng thật thường được đóng gói ở mức cơ bản nhưng chỉn chu, không có sự thiếu nhất quán ở bao bì hay vật liệu. Trong khi hàng giả thường được đóng gói cẩu thả và trông "dại" hơn.
Phông chữ ở mặt sau sản phẩm cũng rất quan trọng. Bạn cần kiểm tra độ sắc nét, rõ ràng và tính nhất quán của chúng, kể cả màu mực in. Sản phẩm thật thường được in sắc nét và có sự tương phản dễ chịu.
Sản phẩm giả vẫn có thể được đựng trong những chiếc hộp trông như hàng xịn. Nhưng có một thứ để kiểm tra xuất xứ là ngôn ngữ chữ viết trong đó, thường là ngôn ngữ của nơi sản phẩm được phân phối.
Một ví dụ để nhận thấy hàng giả nữa là việc đóng gói sản phẩm ở trong hộp – chẳng hạn như iPhone. Nếu bạn khui hộp một chiếc iPhone mới và thấy nó được bọc trong túi nhựa như ảnh minh họa trên đây thì chắc chắn đây là hàng đã được mông má và đóng gói lại, không nên phí tiền cho những chiếc iPhone "fullbox" kiểu này.
Như đã đề cập ở bước thứ 2, các tài liệu hướng dẫn sử dụng đi kèm sản phẩm là một kênh tham khảo về xuất xứ hàng hóa.
Phiên bản quốc tế thường dùng sách hướng dẫn tiếng Anh, trong khi các bản nội địa thường dùng ngôn ngữ bản địa
Ví dụ: Nếu bạn mua điện thoại iPhone hay Samsung được phân phối chính hãng ở Việt Nam thì chắc chắn nó sẽ có tài liệu hướng dẫn bằng tiếng Việt đi kèm, nếu không thì có lẽ sản phẩm đó cần được đặt dấu hỏi về nguồn gốc xuất xứ và có nhiều nguy cơ sản phẩm của bạn sẽ không phải là hàng chính hãng.
Các thương hiệu hàng đầu thường chú trọng tới chất liệu của sản phẩm, các chi tiết gia công thường mịn màng và hoàn mỹ. Bạn nên quan tâm tới chúng khi tìm mua hàng cũ từ các kênh rao vặt như Chotot, Nhattao hay ở các cửa hàng cũng như kênh mua bán trực tuyến.
Hàng giả thường ít quan tâm tới phụ kiện nên điểm dễ nhận thấy nhất là các đường cắt/bavia trên phụ kiện đi kèm như củ sạc và dây cáp, hàng thật thường được gia công gọn và mịn, không bị lộ các đường cắt bavia như trên hàng giả.
Tất nhiên cũng phải thừa nhận rằng gần đây các hãng điện thoại giá rẻ Trung Quốc đã đạt tới trình độ gia công rất cao, tiệm cận với các ông lớn di động nên đây chỉ là một kênh mang tính tham khảo.
Có thể bạn ít để ý tới phông chữ nhưng ở hàng thật các tên thương hiệu hoặc tên sản phẩm thường sử dụng phông chữ nhận diện riêng, rất đặc trưng. Hàng giả thường đánh máy qua loa và dùng một phông chữ thông thường.
Bất kỳ sự thay đổi về màu sắc hay kích cỡ nào cũng không nên bỏ qua, vì các sản phẩm xịn không bao giờ thay đổi chi tiết nào về nhận diện và thiết kế nếu không có thông báo công khai.
Như đã đề cập ở phần 4, các phụ kiện đi kèm và đặc biệt là củ sạc của hàng xịn thường được chăm chút kỹ lưỡng, khác với hàng fake. Các sản phẩm giả thường sử dụng các nguồn phụ kiện gia công cẩu thả vì vấn đề chi phí, nên các chi tiết trên củ sạc hay dây cáp của chúng không đủ tinh xảo.
Bạn cần lưu ý chữ viết trên củ sạc nữa. Trong ví dụ này bạn có thể thấy logo bị đặt lệch và các ký hiệu không có trong củ sạc xịn. Tuy nhiên sẽ khó mà phân biệt nếu bạn không có sẵn một củ sạc xịn để đối chiếu, nhưng bạn có thể kiểm tra xuất xứ của sản phẩm.
Trừ khi các hãng có thông báo chính thức, còn lại họ sẽ không có bất kỳ thay đổi nào về kiểu dáng và thiết kế của dây cáp đi kèm sản phẩm.
Do vậy bạn cần chú ý về kích thước và màu sắc đặc trưng của thương hiệu bạn đang dùng. Hàng fake thường cố gắng bắt chước nhưng luôn có sai sót...
Nếu có dịp so sánh một chiếc iPhone 6 giả và một chiếc iPhone 6 thật, bạn sẽ thấy rõ sự khác biệt ở các đường cắt vát kim cương trên sản phẩm.
Ở chiếc iPhone thật (chiếc nằm phía trên), các đường cắt vát rất mượt và liên tục, trong khi hàng fake bị lởm khởm một vài chỗ và lúc mỏng lúc dày.
Một số người dùng cho biết ánh sáng phản ra từ camera ở chiếc iPhone fake (bên phải) nhìn lộ rõ hơn và khi bật màn hình thời gian phản ứng của hàng giả cũng chậm hơn.
Nhưng đó là trong ví dụ cụ thể với chiếc iPhone giả này, nhưng trong nhiều trường hợp hàng dựng được giả mạo tinh vi dựa trên hàng thật nên bạn sẽ không thấy các đặc điểm đó. Lúc này chỉ có thể dựa vào chất lượng màn hình hoặc các chi tiết đã nêu từ đầu bài để phân biệt.
Trên đây chỉ là một vài mẹo nhỏ để giúp bạn phân biệt hàng giả khi mua điện thoại qua các kênh online, hàng xách tay, hàng tân trang hay hàng đã qua sử dụng. Bạn vẫn cần kiểm tra thêm phần cứng và trải nghiệm thực tế với sản phẩm trước khi bỏ tiền ra để sở hữu chúng, tránh "tiền mất tật mang".
" alt=""/>9 bước tránh hàng fake khi mua điện thoại tân trang hoặc đã qua sử dụngBên trong một cửa hàng Điện máy Xanh ở Phú Quốc khi mới khai trương - Ảnh: H.Đ
Công ty cổ phần đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2018. Theo đó, công ty đạt doanh thu 86.516 tỷ đồng, tăng trưởng 30% so với năm 2017 (66.340 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế tăng 31%, từ 2.207 tỷ đồng lên 2.880 tỷ đồng. Đóng góp doanh số lớn cho MWG chủ yếu là hai chuỗi Thế Giới Di Động và Điện máy Xanh, với 95% doanh thu; chuỗi Bách hoá Xanh mới chỉ góp 5%.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là tổng số cửa hàng Thế Giới Di Động và Điện máy Xanh năm 2018 chỉ nhiều hơn năm 2017 là 68 cửa hàng, từ 1.714 cửa hàng lên 1.782. Vậy doanh thu tăng thêm hơn 20 ngàn tỷ đồng đến từ đâu?
![]() |
Số lượng cửa hàng Thế Giới Di Động và Điện máy Xanh năm 2018 không chênh lệch nhiều so với 2017. |
Từ cách đây vài năm, trao đổi với ICTnews, bà Nguyễn Bạch Điệp - CEO chuỗi FPT Shop - đã xác định thị trường bán lẻ hàng công nghệ sắp bão hoà, các chuỗi sẽ hạn chế mở mới. Ông Nguyễn Đức Tài, Đồng sáng lập và Chủ tịch HĐQT Thế Giới Di Động cũng xác định rằng khi các cửa hàng đã phủ rộng khắp tỉnh thành, Thế Giới Di Động sẽ thực hiện tối ưu hoá kinh doanh.
Do đó, năm 2018 Thế Giới Di Động tập trung chuyển đổi mô hình cửa hàng để phục vụ được nhiều đối tượng khách hàng hơn. Chẳng hạn, chuyển đổi các cửa hàng Thế Giới Di Động vốn chỉ bán điện thoại, máy tính xách tay và phụ kiện sang thành cửa hàng Điện máy Xanh để bán được nhiều mặt hàng hơn. Thêm vào đó, cuối năm 2018 chuỗi này thực hiện trưng bày nhiều hàng hoá hơn trong một cửa hàng so với cửa hàng thông thường, nhằm gia tăng lượng sản phẩm phục vụ khách mua.
Báo cáo của MWG cho thấy 39 cửa hàng Thế Giới Di Động bình thường được chuyển thành Điện máy Xanh, hoặc từ Điện máy Xanh nhỏ nâng cấp lên Điện máy Xanh lớn. Trung bình mỗi cửa hàng chuyển đổi tăng đến 50% doanh thu so với trước.
Thêm vào đó, 30 cửa hàng Điện máy Xanh được thử nghiệm tăng thêm sản phẩm trưng bày. Việc này thực hiện bằng cách thu hẹp lối đi, làm thêm kệ để trưng nhiều hàng hơn. Kết quả, các cửa hàng mới tăng doanh thu trung bình 30%.
Báo cáo cho thấy tốc độ tăng trưởng của MWG cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của ngành. Ở mảng điện thoại, Thế Giới Di Động tăng trưởng 16%. Con số tăng trưởng sẽ ấn tượng hơn với mảng điện máy: điện tử tăng 58%, điện lạnh: 64%, gia dụng: 80%.
Với việc tối ưu hoá mô hình kinh doanh, báo cáo cho biết mảng điện thoại và điện máy của công ty chiếm thị phần rất lớn so với các chuỗi bán lẻ hiện đại. Trong đó, mảng điện thoại chiếm 45%, mảng điện máy 35%. Công ty đặt mục tiêu đạt 50% thị phần di động và 45% thị phần điện máy trong năm 2020.
" alt=""/>Không mở mới cửa hàng, vì sao Thế Giới Di Động vẫn đạt doanh thu hơn 86 ngàn tỷ?Metfone nhận Huân chương Lao động hạng Nhất của Campuchia
Ngày 19/2/2019, Metfone – thương hiệu đầu tiên của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) ở nước ngoài, đã tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm kinh doanh viễn thông tại thủ đô Phnom Penh (Campuchia). Buổi lễ có sự góp mặt của hơn 500 khách mời bao gồm các lãnh đạo cấp cao của 2 nước Việt Nam, Campuchia.
Với chủ đề Kết nối thông minh (Intelligent Connect), Metfone đem lại những màn trình diễn công nghệ độc đáo, đặc sắc trong buổi lễ, truyền tải thông điệp về trải nghiệm chân thực với cách mạng 4.0 mà Metfone đang xây dựng tại Campuchia.
Phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm, ông Lê Đăng Dũng – Quyền Chủ tịch Tập đoàn Viettel nói: "Metfone là Công ty đầu tiên, đánh dấu sự vươn ra thế giới của Viettel- Tập đoàn kinh tế lớn nhất Việt Nam. Sau 10 năm phát triển, chúng tôi nhận thức rất rõ vai trò của Metfone hiện tại là tiên phong trong công cuộc xây dựng kinh tế số và xã hội số tại Campuchia. Chúng tôi cam kết tiếp tục hiện đại hoá Metfone bằng những công nghệ tiên tiến nhất: 5G, Trí tuệ nhân tạo AI, Thực tế ảo VR, Big data,... để Metfone tiếp tục hoàn thành sứ mạng mới của mình".
![]() |
10 năm có mặt tại Campuchia Metfone đã góp phần thay đổi viễn thông Campuchia, |
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Campuchia – ông Samdech Pichey Sena Tea Banh đã chúc mừng những thành tựu Metfone đạt được trong 10 năm qua, ông nhấn mạnh: "Metfone là Công ty viễn thông tiên phong tại Campuchia, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội" và ông mong muốn “Metfone luôn xứng đáng là biểu tượng của sự hợp tác, hữu nghị giữa 2 nước Việt Nam – Campuchia”.
Tại lễ kỷ niệm 10 năm kinh doanh của Metfone, Chính phủ Vương quốc Campuchia đã tặng thưởng tập thể công ty Viettel Cambodia Huân chương Lao động Hạng Nhất ghi nhận kết quả hoạt động và đóng góp của công ty đối với ngành viễn thông và đất nước Campuchia. Đồng thời, đây cũng là công ty nước ngoài đầu tiên của Viettel nhận Huân chương Lao động Hạng Ba do Chủ tịch nước CHXHCNVN tặng thưởng.
Ngay từ khi chính thức cung cấp dịch vụ (19/2/2009), Metfone đã trở thành nhà cung cấp viễn thông có hạ tầng lớn nhất Campuchia, cung cấp dịch vụ tại 25/25 tỉnh, thành phố. Chỉ 2 năm sau đó, nhà mạng này đã vươn lên giữ vị trí số 1 về thị phần (với 48%) và giữ vững cho đến hiện nay.
" alt=""/>Viettel sẽ đầu tư cho Metfone tiên phong trong việc xây dựng kinh tế số ở Campuchia