Đề án “Kiểm tra, giám sát hàng hóa qua khu vực kho, bãi, cảng Hải Phòng trên hệ thống điện tử” được xây dựng, triển khai hơn 1 năm qua. Tính đến nay, Cục Hải quan TP. Hải Phòng đã hoàn thành giai đoạn chạy thử nghiệm tại 50 doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng thường xuyên có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn và chính thức đưa vào hoạt động từ ngày 1/12/2017 tại Cục Hải quan TP Hải Phòng.
Đề án đã cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý của cơ quan hải quan, đem lại hiệu quả mang tính bước ngoặt trong công tác quản lý, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu theo quy định của Luật Hải quan, đồng thời tạo thuận lợi, nâng cao hiệu quả kinh doanh, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng.
Việc triển khai hệ thống giám sát tự động đảm bảo việc giám sát của hải quan Hệ thống trao đổi dữ liệu phục vụ công tác quản lý giúp cơ quan Hải quan quản lý toàn bộ diễn biến của hàng hóa tại khu vực cảng, kho, bãi; nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro để tập trung lực lượng giám sát, kiểm soát đối với những lô hàng, doanh nghiệp trọng điểm có khả năng rủi ro, vi phạm pháp luật cao; tránh việc kiểm tra, kiểm soát tràn lan đối với hàng hóa trong khu vực giám sát hải quan.
Hệ thống quản lý tự động cũng giúp loại bỏ triệt để việc thực hiện thủ công, sử dụng văn bản giấy trong một số công đoạn nghiệp vụ. Theo kết quả khảo sát, việc không phải kiểm tra, xác nhận chứng từ giấy tại khu vực giám sát giúp giảm khoảng 2 phút/1 tờ khai; bình quân 1 ngày có 7.592 tờ khai hải quan qua cảng Hải Phòng với tổng thời gian giải quyết đưa hàng hóa qua khu vực giám sát giảm/1 ngày là: 7.592 x 2 phút =15.184 phút (= 253 giờ công lao động).
" alt=""/>Sẽ nhân rộng hệ thống quản lý hải quan tự động tại cảng biểnNhư ICTnews đã đưa tin, trong thông tin chia sẻ với báo chí hồi tháng 8/2017, đại diện Vụ Giáo dục Trung học - Bộ GD&ĐT đã cho biết: “Các cuộc thi kiến thức như giải Toán, tiếng Anh qua mạng những năm qua đã đáp ứng được yêu cầu tăng cường vận dụng kiến thức được học từ các môn trong nhà trường. Tuy nhiên, do đã được tổ chức khá nhiều năm nên cũng cần rà soát lại cả về nội dung lẫn phương thức tổ chức để đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực học sinh theo yêu cầu đổi mới”.
Liên quan đến nội dung trên, Bộ GD&ĐT vừa có thông tin chính thức đối với việc tổ chức các cuộc thi dành cho học sinh phổ thông từ năm học 2017 - 2018.
Cụ thể, công văn số 5814 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn các Sở GD&ĐT tổ chức các cuộc thi dành cho học sinh từ năm học 2017 - 2018 nêu rõ, thực hiện chủ trương tinh giảm các kỳ thi, cuộc thi, hội thi dành cho học sinh phổ thông (gọi chung là cuộc thi), trên cơ sở rà soát, đánh giá nội dung, hình thức và tác động của các cuộc thi được tổ chức trong thời gian vừa qua, Bộ GD&ĐT chỉ đạo các Sở GD&ĐT tiếp tục duy trì tổ chức các cuộc thi cấp quốc gia theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, bao gồm: kỳ thi THPT quốc gia; kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; kỳ thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế; cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh THCS, THPT; hội khỏe Phù Đổng toàn quốc (gồm các môn thể thao được dạy trong trường học, được tổ chức 4 năm/lần); và cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Cùng với đó, các Sở GD&ĐT cũng được hướng dẫn tiếp tục phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Bộ Công an, Bộ TT&TT tổ chức 3 cuộc thi: “Giao thông học đường” do Ủy ban An toàn giao thông quốc gia chủ trì; “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” do Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia chủ trì; “Viết thư quốc tế UPU” do Bộ TT&TT chủ trì.
" alt=""/>Năm học 2017