Mở phiên giao dịch sáng 4/12, giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp lớn niêm yết tại 83-85,5 triệu đồng/lượng (mua - bán), không thay đổi so với hôm qua. Chênh lệch giữa giá mua và bán là 2,5 triệu đồng/lượng.
Giá vàng nhẫn tròn trơn được niêm yết tại 82,8-84,3 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 100.000 đồng so với trước đó.
So với mức kỷ lục thiết lập vào cuối tháng 10, mỗi lượng nhẫn trơn thấp hơn khoảng gần 5 triệu đồng. Còn so với đầu năm, giá mặt hàng này đã cao hơn 21 triệu đồng/lượng, tương đương hiệu suất sinh lời 34%.
Trên thị trường quốc tế, giá vàng đang quanh mốc 2.641 USD/ounce, giảm 14 USD so với mức đỉnh của ngày 3/12. Hiện, quy đổi theo tỷ giá chưa thuế, phí, giá vàng thế giới tương đương 81,2 triệu đồng/lượng rẻ hơn 4-4,5 triệu đồng so với giá trong nước, tùy thời điểm.
Giá vàng giảm đà tăng sau khi Mỹ công bố dữ liệu việc làm. Giới chuyên gia nêu báo cáo việc làm có xu hướng tích cực có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thận trọng hơn trong việc điều chỉnh lãi suất.
Vàng miếng SJC quay đầu tăng trở lại sau phiên giảm sâu (Ảnh: Mạnh Quân).
Các nhà phân tích tại JPMorgan và HSBC nhấn mạnh vai trò của vàng như một hàng rào chống lại sự bất ổn địa chính trị, lưu ý rằng các căng thẳng địa chính trị làm vàng trở nên hấp dẫn hơn.
JPMorgan dự báo, giá vàng có thể tăng lên khoảng 3.000 USD/ounce vào năm 2025 khi nhu cầu thực tế và sự điều chỉnh trên thị trường tương lai sẽ tạo đà cho các đợt tăng giá tiếp theo.
Vàng, vốn không mang lại lãi suất, thường có xu hướng tăng giá trong các môi trường lãi suất thấp và trong thời kỳ bất ổn địa chính trị.
Giá USD tăng trở lại
USD-Index - thước đo sức mạnh đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - sáng nay đạt 106,2 điểm, giảm 0,18% so với trước đó nhưng tăng 4,86% so với đầu năm.
Ngân hàng Nhà nước sáng nay niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.262 đồng, tăng 2 đồng so với trước đó. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng được phép mua bán USD trong vùng giá từ 23.048-25.475 đồng.
Ngân hàng lớn mua bán USD tại 25.142-25.475 đồng (mua - bán), tăng 2 đồng ở cả 2 chiều so với trước đó. Ngân hàng cổ phần cho phép giao dịch USD tại 25.210-25.475 đồng. Các ngân hàng đều niêm yết giá bán USD ở mức kịch trần.
Trên thị trường tự do, giá đồng bạc xanh được giao dịch tại 25.610-25.720 đồng (mua - bán), giảm 20 đồng ở chiều mua và giảm 10 đồng ở chiều bán ra.
" alt=""/>Giá vàng bật tăng lạiCú bẻ lái ngay đầu phiên chiều với áp lực bán mạnh trên cả 3 sàn khiến các chỉ số đồng loạt cắm đầu giảm, đóng cửa ở vùng giá thấp nhất phiên. VN-Index đánh mất 11,86 điểm tương ứng 0,95% còn 1.235,49 điểm trong khi VN30-Index giảm 15,08 điểm tương ứng 1,21%.
HNX-Index giảm 2,48 điểm tương ứng 1,05% còn 244,84 điểm; UPCoM-Index giảm 0,57 điểm tương ứng 0,63% còn 90,66 điểm.
VN-Index lao dốc trong phiên chiều 11/3 (Nguồn: Bloomberg).
Sắc đỏ bao trùm bức tranh thị trường với 651 mã giảm so với 288 mã tăng. Trong đó, trên sàn HoSE, phía giảm có tới 392 mã, áp đảo số mã tăng là 106 mã.
Mặc dù chưa xảy ra bán tháo (chỉ có 10 mã giảm sàn trên toàn thị trường) nhưng áp lực bán ra là rất mạnh. Thị trường được nâng đỡ bởi lực cầu giá thấp. Với việc cổ phiếu điều chỉnh sâu, luồng tiền đổ vào đạt 23.858 tỷ đồng trên HoSE và 1.913 tỷ đồng trên HNX, thị trường UPCoM cũng đón nhận 487 tỷ đồng.
Có tới 25 mã cổ phiếu trong rổ VN30 giảm giá, trong đó nhiều mã giảm với thanh khoản lớn. MBB giảm 2,8%, khớp lệnh đạt 34,9 triệu đơn vị; SHB giảm 2,6%, khớp lệnh hơn 30 triệu cổ phiếu; HPG giảm 1,3%, khớp lệnh 30,4 triệu đơn vị; SSI giảm 1,2%, khớp lệnh 24,8 triệu cổ phiếu; STB giảm 1,5%, khớp lệnh 20,1 triệu đơn vị.
Phần lớn cổ phiếu VN30 có diễn biến tăng ở buổi sáng và quay đầu giảm giá cuối phiên. Do vậy, nhà đầu tư nếu tham gia sớm đều thua lỗ trong phiên. Chẳng hạn, VRE có thời điểm tăng nhẹ lên 25.550 đồng nhưng kết phiên giảm 3,5%; BCM trước khi đóng cửa giảm 3,2% còn 67.100 đồng thì trong phiên tăng lên 69.900 đồng; MWG tăng 48.300 đồng nhưng sau đó quay đầu giảm, đóng cửa tại 46.400 đồng, đánh rơi 2,8%.
MSN rất mạnh trong phiên sáng, tăng lên mức 81.100 đồng nhưng kết phiên vẫn ghi nhận điều chỉnh 1,3% còn 77.500 đồng. Tuy nhiên, MCH của Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan trên sàn UPCoM vẫn tăng 1,4% lên 145.000 đồng.
FPT quay lại vạch xuất phát, đóng cửa ở mức tham chiếu 110.000 đồng; trong khi FRT dù vuột mức trần 156.200 đồng nhưng kết phiên vẫn tăng mạnh 5,8% lên 154.500 đồng.
Đáng chú ý nhất trong phiên này có lẽ vẫn là cổ phiếu họ Viettel. Các cổ phiếu VGI của Viettel Global, CTR của Công trình Viettel và VTK của Tư vấn Thiết kế Viettel đều có diễn biến tích cực.
CTR tăng trần lên 112.500 đồng, trắng bên bán; VGI tăng 5,5% lên 38.500 đồng; VTK tăng 8,1% lên 44.000 đồng.
Cổ phiếu họ Viettel dậy sóng trước thời điểm cổ phiếu VTP của Viettel Post sẽ chính thức chào sàn HoSE trong phiên ngày mai (12/3). Theo đó, mai sẽ là ngày giao dịch đầu tiên của gần 121,8 triệu cổ phiếu Viettel Post trên sàn HoSE, mã chứng khoán là VTP.
Với giá tham chiếu 65.400 đồng, Viettel Post đang được định giá gần 8.000 tỷ đồng. Biên độ dao động trong phiên đầu tiên giao dịch của VTP sẽ là 20%.
" alt=""/>Cổ phiếu "họ" Viettel dậy sóng bất chấp chứng khoán đồng loạt giảm