
- "Chống gian lận trong thi cử không thể bằng hào sâu, tường cao, mà phải từ chính quyết tâm của các cấp các ngành".Những tiêu cực trong kỳ thi THPT quốc gia 2018
2018: Năm của những sự kiện giáo dục "chưa từng có"
Buổi sáng cuối cùng ngày làm việc của năm 2018, tôi gặp ông ở một hội thảo về dự thảo Luật Giáo dục. Ông hỏi tôi: "Cậu có làm ở đâu không?" (ý ông hỏi tôi có làm gì thêm sau khi nghỉ hưu không). Tôi trả lời "Thưa thầy, giờ em đang đi dạy thôi. Thế còn thầy?". Ông bảo đã nghỉ hưu 15 năm nay, cũng có vài nơi mời nhưng không nhận lời, vì không làm cho ai để có thể độc lập trong nói và viết.
 |
Giáo dục phải mang lại giá trị đích thực cho người học, cho xã hội thông qua học thật - dạy thật. |
Tôi nhớ cách đây nhiều năm, hiện tượng gian lận trong thi cử diễn ra rất trắng trợn trọng giáo dục. "Phao" tung trắng ở nhiều sân trường phổ thông sau các buổi thi. Có tỉnh, việc gian lận trong thi cử còn đáng sợ hơn. Nhiều người bắc thang, leo tường, ném bài giải vào phòng thi. Sự gian lận, như nhiều người nghĩ nếu có chỉ bắt đầu ở thí sinh, đã lan sang sang cả người lớn.
Trước hiện tượng tiêu cực ấy, trường chúng tôi tổ chức một hội thảo với mục tiêu là giảm thiểu sự gian lận trong thi cử. Tôi là người được phân công theo dõi hội thảo. Bữa đó, ông phát biểu rất hăng. Ông nói: "Chống gian lận trong thi cử không thể bằng hào sâu, tường cao, mà phải từ chính quyết tâm của các cấp các ngành". Hôm sau, trên một tờ báo lớn của thành phố, phóng viên đã giật title đại ý: tường cao, hào sâu cũng không ngăn được gian lận thi cử.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT đọc báo, gọi điện phê bình trường, tôi phải đích thân báo cáo hiệu trưởng về phát biểu của ông.
Ông không chủ ý nói về tiêu cực. Tham luận của ông ở hội thảo vạch ra căn nguyên của thi cử, trong đó có bệnh thành tích; đồng thời, trong tham luận của mình, ông cũng đã chỉ ra các giải pháp chống tiêu cực trong thi cử bằng việc chuyển các môn thi từ hình thức thi tự luận sang thi trắc nghiệm. Đề nghị của ông đã thành hiện thực trong nhiều năm nay và việc áp dụng thi trắc nghiệm trong kì thi trung học phổ thông quốc gia với nhiều mã đề đã là một giải pháp thành công, chống việc gian lận trong phòng thi.
Hôm nay, tại hội thảo, tôi lại lại được nghe ông nói về giáo dục. "Nếu có thị trường giáo dục thì đó là thị trường niềm tin, không phải là loại thị trường kiếm tiền, ai kiếm tiền trong giáo dục cũng được".
Tôi nghĩ, không phải ông không biết rằng xã hội hóa giáo dục của chúng ta trong thời điểm hiện tại khó có thể có trường ngoài công lập phi lợi nhuận, nhưng làm giáo dục thì việc tính lợi nhuận dứt khoát không thể là bằng mọi giá.
Giáo dục phải mang lại niềm tin: niềm tin của học sinh đối với thầy cô giáo; niềm tin của phụ huynh, của xã hội đối những chủ nhân tương lai của đất nước; niềm tin của phụ huynh, của xã hội đối với người dạy học, với nghề thầy.
Niềm tin trong giáo dục nói riêng và niềm tin vào xã hội nói chung là điều mà chính quyền nào cũng muốn hướng đến. Vậy mà một năm qua, không ít những sự việc diễn ra trong ngành ảnh hưởng đến niềm tin của học sinh, phụ huynh và xã hội đối với ngành giáo dục.
Hành động gian lận trong kỳ thi THPT quốc gia vừa rồi; hiện tượng thầy cô giáo đánh học trò, học trò phạt bạn bằng cả trăm cái tát theo lệnh của cô giáo, phụ huynh bắt giáo viên quỳ... dù không diễn ra thường xuyên nhưng lại làm cho học sinh, phụ huynh, xã hội thiếu lòng tin.
Ai trong chúng ta cũng đều biết, giáo dục bao giờ cũng thay đổi chậm hơn so với những thay đổi trong nền kinh tế, sau sự phát triển của xã hội. Những tác động xấu của nền kinh tế thị trường đến giáo dục, dù chậm hơn nhưng cuối cùng cũng đã đặt chân vào.
Hiện tượng học giả lấy bằng thật, mua bán bằng cấp. quan hệ thầy - trò cũng có nhiều thay đổi. Có những thay đổi tích cực như tính dân chủ trong nhà trường, vai trò của người thầy, sự tham gia của các thành phần kinh tế..., thì những tác động tiêu cực trong giáo dục cũng tăng hơn.
Có cách nào làm lành mạnh hoá giáo dục hoặc hạn chế ảnh hưởng của kinh tế thị trường đến giáo dục không? Câu trả lời là có. Giáo dục phải mang lại giá trị đích thực cho người học, cho xã hội thông qua học thật - dạy thật.
Cách đây gần hai chục năm, có một phụ huynh kể đứa con đã hỏi thẳng anh rằng "Không học giỏi, con không là người à?". Câu hỏi của anh đeo đẳng tôi suốt nhiều năm làm nghề dạy học. Tôi luôn tự dặn mình, dặn học trò rằng: Hãy chân thành đối với học sinh, yêu thương học sinh như con em mình trước khi truyền thụ kiến thức, trước khi dạy cho các em biến kiến thức sách vở thành cuộc sống tương lai.
Hôm nay, tôi đã được gặp ông - một GS. NGND đã 81 tuổi, trong tay cầm một cuốn sách dày viết về giáo dục. Tôi còn gặp nhiều luật gia, nhiều nhà giáo tâm huyết đến dự hội thảo… Tất cả họ đã, đang và sẽ dành hết đời mình cho giáo dục nước nhà. Ngoài kia, bao nhiêu thầy cô giáo còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống nhưng họ vẫn gắn bó với nghề dạy học không chỉ vì mưu sinh, mà còn vì một cái gì đó lớn hơn: Vì tương lai đất nước.
Sao lại không có quyền mơ ước về một nền giáo dục Việt Nam tiên tiến, hiện đại, đào tạo nên những con NGƯỜI - chủ nhân tương lại của đất nước khi chúng ta có cả một xã hội quan tâm đến giáo dục nước nhà?
PGS Nguyễn Kim Hồng (nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM)

Có thể chấm dứt "diễn" trong giáo dục được không?
Có thể chấm dứt "diễn, nếu thay đổi cách quản lí, dân chủ, tập trung quản lí chất lượng sản phẩm giáo dục và đào tạo người học, lấy sự hài lòng của đối tượng hưởng dịch vụ làm trung tâm.
" alt=""/>Dạy làm người và niềm tin giáo dục

Trong buổi làm việc tại Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái ngày 17/12, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chia sẻ vụ việc hiệu trưởng xâm hại nam sinh là bài học sâu sắc cho các trường nội trú.Theo Bộ trưởng Nhạ, bên cạnh việc nâng cao chất lượng giáo dục, tất cả các trường học cần phải quan tâm đến việc dạy làm người cho học sinh, đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số.
 |
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tại buổi làm việc ngày 17/12 |
“Những học sinh ở các trường nội trú đều đến từ các dân tộc khác nhau, tiếng phổ thông chưa thạo và phải sống xa bố mẹ. Bởi vậy, sự quan tâm của thầy cô để nâng cao sự tự tin của các cháu là điều rất quan trọng.
Muốn thế cần trang bị kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm quen với các bạn cùng lớp.
Hôm nay gặp một số cháu mạnh dạn, tôi rất mừng. Nhưng đây là môi trường gần như trường chuyên. Còn ở những vùng khác tôi từng qua, các cháu thậm chí học tới lớp 6, lớp 7 mà tiếng phổ thông chưa vững. Nhiều cháu bỏ học vì tiếng không vững và do một số vấn đề về cá nhân khác như không được gần bố mẹ.
Các cháu dân tộc khác nhau tập quán cũng khác nhau, rất phức tạp. Ngay cả vấn đề về bảo vệ quyền trẻ em và xâm hại tình dục cũng không được chú trọng” – ông Nhạ nói.
Về vụ việc hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Phú Thọ xâm hại nam sinh, ông Nhạ khẳng định “đó là hành vi vi phạm pháp luật”.
Theo ông Nhạ, trường hợp này cần phải lên án, có thái độ rõ ràng và pháp luật phải xử lý nghiêm.
“Đã vi phạm pháp luật thì phải xử lý nghiêm. Nhưng ngành giáo dục chỉ dừng lại ở đó thì chưa đủ và không đúng, mà phải xử lý dứt điểm là đưa ra khỏi ngành” – ông Nhạ nhấn mạnh.
“Việc làm của một cá nhân nhưng khiến rất nhiều trường phổ thông dân tộc nội trú khác phải lo lắng. Phụ huynh sẽ nghĩ như thế nào khi trong một ngôi trường xưa nay được nghĩ rằng dạy dỗ các cháu như một gia đình lại xảy ra câu chuyện như vậy?”.
“Giáo dục phải đi từ gốc chứ không phải chỉ nghe hiện tượng ấy rồi áp khởi tố, xử lý kỷ luật. Khi đi từ gốc, học sinh phải được giáo dục giới tính, phải có những kỹ năng để phòng chống xâm hại. Chính các cháu phải được trang bị khả năng tự vệ”.
Theo ông Nhạ, Bộ GD-ĐT đã chuẩn bị rất chu đáo và bài bản, tăng cường giáo dục giới tính và tư vấn cho học sinh.
“Tôi nhấn mạnh việc đi từ gốc này và phải giáo dục cho các cháu, nhất là các cháu ở trường nội trú, hiểu biết được vấn đề giáo dục giới tính và những kỹ năng căn bản để phòng chống.
Như trường hợp của thầy hiệu trưởng kia đã diễn ra nhiều năm nay, nhưng chỉ khi các cháu nói ra mới biết. Chẳng hạn, Bộ GD-ĐT đã phối hợp với VTV7 thực hiện chương trình “Cơ thể của tớ là của tớ”, trong đó việc giáo dục giới tính và kỹ năng để phòng chống xâm hại tình dục trẻ em được thể hiện nhẹ nhàng thông qua hình ảnh. Các cháu có thể ngượng khi tiếp cận vấn đề này ở trên lớp nhưng tại nhà các cháu có thể xem để trang bị kỹ năng”.
Theo ông Nhạ, việc giáo dục này cũng không chỉ làm hình thức trình chiếu trên lớp mà bằng nhiều con đường khác nhau để học sinh có thể tự xem và tự thấy.
“Trong điều kiện công nghệ thông tin phủ khắp như hiện nay, chúng ta không thể cấm các cháu tham gia vào các trang mạng xã hội hay những trang web đen. Nhưng chúng ta phải giúp các cháu bằng cách trang bị các kỹ năng phòng vệ và kiến thức giáo dục giới tính” – ông Nhạ nói.
Nhìn nhận từ vụ việc hiệu trưởng lạm dụng nam sinh ở Phú Thọ, ông Nhạ cho rằng "rất nhiều vấn đề nảy sinh vì môi trường thiếu dân chủ, đến khi bùng phát ra mới biết". Vì vậy, "đây là bài học sâu sắc cho các trường nội trú - giáo dục từ gốc và thực hiện dân chủ" - ông Nhạ đặc biệt lưu ý.
Hạ Anh

Trường có hiệu trưởng lạm dụng nam sinh từng tổ chức ngoại khóa phòng chống xâm hại trẻ em
Trên website của Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) ngày 23/05/2018 từng đăng bản tin về việc tổ chức chương trình “Ngoại khóa phòng chống xâm hại trẻ em năm 2018”.
" alt=""/>Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: 'Chống xâm hại tình dục cho học sinh phải đi từ gốc'