Quyết định nêu rõ, nội dung đề xuất điều chỉnh quy hoạch là điều chỉnh giảm cơ bản, toàn diện chỉ tiêu, quy mô của các khối nhà tập trung cao tầng.
Không phân bố trí chức năng nhà ở tại chức năng hỗn hợp mà nghiên cứu thành công trình hỗn hợp cao tầng với chức năng chính: Trung tâm thương mại, văn phòng, không gian văn hóa (Trung tâm hội nghị, câu lạc bộ, vui chơi giải trí,...); công trình dịch vụ thương mại thấp tầng (không có không gian lưu trú) kết hợp phố đi bộ cây xanh cảnh quan.
Không phân bố dân số, giảm cơ bản quy mô công trình để giảm cơ bản áp lực về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật lên khu vực.
Về quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất, gồm đất thương mại dịch vụ (ký hiệu TM) với 8 ô đất với hình khối kiến trúc hiện đại, đồng bộ. Tầng cao xây dựng tối đa 5 tầng, mật độ xây dựng gộp tối đa 80%. Quá trình triển khai phương án kiến trúc cụ thể phải đảm bảo mật độ thuần theo quy chuẩn và không vượt quá mật độ gộp đã khống chế.
Đất công trình hỗn hợp (ký hiệu HH) có 2 ô đất được tổ chức với khối đế và khối tháp dự kiến bố trí thương mại dịch vụ, văn phòng, trung tâm hội nghị, câu lạc bộ, vui chơi giải trí,... Tầng cao xây dựng tối đa từ 5-40 tầng, mật độ xây dựng tối đa 66,77-67,15%.
Đất trường học liên cấp (ký hiệu GD) có mật độ độ xây dựng tối đa 40%, tầng cao xây dựng tối đa 5 tầng…
Như vậy, dự án được điều chỉnh giảm toàn bộ dân số là 7.345 người do phương án điều chỉnh không bố trí chức năng ở, lưu trú.
UBND TP giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc tổ chức kiểm tra xác nhận hồ sơ bản vẽ Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết tổ hợp hỗn hợp Trung tâm thương mại, dịch vụ, văn hóa, tỷ lệ 1/500 và quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chi tiết phù hợp với quyết định này.
UBND quận Ba Đình được giao chủ trì, phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc và CTCP Trung tâm Hội chợ triển lãm Việt Nam tổ chức công bố công khai điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết được duyệt cho các cơ quan, tổ chức và nhân dân biết, tổ chức thực hiện; lưu trữ hồ sơ theo quy định.
Xuất xứ từ Nhật Bản, giải chạy tiếp sức Ekiden lần đầu tiên được tổ chức năm 1917 tại Nhật Bản bởi tạp chí Yomiuri Shimbun, chạy 3 ngày với tổng cự ly 508km để kỷ niệm ngày dời thủ đô từ Kyoto sang Tokyo. “Kizuna" trong tiếng Nhật có nghĩa là “tình bằng hữu". Chính bởi ý nghĩa gắn kết này, hình thức chạy tiếp sức “Ekiden” đã được lựa chọn tổ chức để kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản vào năm 2018.
Tiếp nối sứ mệnh mang tới những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng, hãng hàng không thế hệ mới Vietjet năm thứ hai liên tiếp đồng hành cùng Kizuna Ekiden với thông điệp vì một thế giới không tai nạn giao thông. Tại Kizuna Ekiden, các vận động viên đã truyền tay nhau giải Tasuki trong cuộc thi chạy tiếp sức - biểu tượng gắn kết thân thiện, hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản, đồng thời nâng cao tinh thần đồng đội, vì cộng đồng.
![]() |
Phó Tổng giám đốc Vietjet Đỗ Xuân Quang trao giải thưởng 4 vé khứ hồi quốc tế cho đội vô địch nội dung Ekiden 2019 |
Khai thác 5 đường bay kết nối TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng với hai thành phố Tokyo, Osaka (Nhật Bản), Vietjet đã trở thành cầu nối cho mối quan hệ, giao lưu kinh tế, du lịch giữa người dân, doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản.
Tại sự kiện thu hút hàng ngàn vận động viên cả trong nước và quốc tế, các đội thi của Vietjet cũng đã chứng tỏ sức mạnh đồng đội, tinh thần và ý chí của mình với các thành viên tới từ ban lãnh đạo, phi công, tiếp viên, các phòng ban, bộ phận tài chính, thương mại, khai thác mặt đất….
![]() |
Phó Tổng giám đốc Vietjet Đỗ Xuân Quang (ngoài cùng bên phải), Giám đốc Dự án và Phát triển kinh doanh Vũ Phạm Nguyên Tùng (thứ hai từ phải sang) cùng lãnh đạo Bộ Công an, báo Mainichi (Nhật Bản) chuẩn bị thực hiện nghi thức phất cờ xuất phát cho gần 1.000 vận động viên tham dự giải chạy ý nghĩa trong buổi sáng chủ nhật tại khu vực phố đi bộ Hồ Gươm. |
![]() |
Các vận động viên của lượt chạy đầu tiên chuẩn bị xuất phát. Theo quy định, mỗi đội thi Kizuna Ekiden sẽ có 4 thành viên, mỗi vận động viên sẽ chạy 2 vòng Hồ Gươm và chuyển lại dải băng Tasuki cho thành viên tiếp theo. Tổng cộng mỗi đội thi sẽ phải hoàn thành 14km trong cuộc thi. |
![]() |
Phó Tổng giám đốc Vietjet Đỗ Xuân Quang, Giám đốc Dự án và Phát triển kinh doanh Vũ Phạm Nguyên Tùng cùng các cán bộ, nhân viên Vietjet sẵn sàng tham gia lượt chạy đầu tiên của giải. |
![]() |
Phó Tổng giám đốc Vietjet Đỗ Xuân Quang vẫy chào các bạn cổ động viên khi sắp hoàn thành phần thi của mình. |
![]() |
Giám đốc Dự án và Phát triển Kinh doanh Vietjet Vũ Phạm Nguyên Tùng (mũ đỏ) mạnh mẽ trên đường chạy. |
![]() |
Máy bay Amy cũng có mặt tại Hồ Gươm để cùng các thành viên gia đình Vietjet chinh phục đường chạy tiếp sức. |
![]() |
![]() |
Trong môi trường làm việc trẻ trung, hiện đại, các cán bộ nhân viên Vietjet không chỉ góp phần biến những ước mơ bay cho hàng triệu khách hàng thành hiện thực mà còn tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng, các hoạt động thể thao để tăng tình đoàn kết. |
![]() |
Đồng hành cùng Kizuna Ekiden 2019, các đội thi Vietjet đã mang tới hình ảnh trẻ trung, sự kết hợp ăn ý và sức mạnh đồng đội tuyệt vời. |
Xuân Thạch
" alt=""/>Kizuna EkidenTrưa ngày 13/9, căn nhà cấp bốn của bà thúy Lan liên tục có người đến thăm, vì ai cũng muốn được gặp người đàn ông Mỹ. Tuổi đã cao, khuôn mặt khá mệt sau chuyến bay dài, nhưng gặp ai ông Ken cũng nở nụ cười, bắt tay và chào bằng cái ôm theo kiểu Mỹ. Được bà Lan chỉ một số câu chào của người Việt, gặp người nhỏ tuổi ông nói: ‘Chào em, chào cháu’. Gặp lớn tuổi ông ông nói: ‘Chào anh, chào chị’.
‘Sáng hôm nay, tôi đã cùng Lan đi gặp những người bạn của cô ấy. Những ngày tiếp theo, chúng tôi sẽ cùng nhau đi du lịch, thăm lại căn cứ Long Bình’, người đàn ông Mỹ nói.
Gặp chúng tôi, ông kể hết những tâm sự, suy nghĩ và nỗi nhớ mối tình đầu thông qua người phiên dịch là bà Thúy Lan.
Mối tình anh 22, em 17
Năm 1968, ông Ken 22 tuổi. Sau hai năm nhập ngũ, ông được điều tới Việt Nam làm việc ở trung tâm dịch vụ dữ liệu của quân đội Mỹ đóng tại căn cứ Long Bình, Biên Hòa, Đồng Nai.
Khi đó, bà Thúy Lan (tên khai sinh là Vũ Thị Vinh), sinh năm 1952, ở phường Nguyễn Thái Bình, Biên Hòa, Đồng Nai làm phục vụ ở quán bar Em Club trong khuôn viên doanh trại Long Bình. Sau giờ làm việc, chàng lính Mỹ thường đến quán bar gọi nước uống, chơi các trò chơi.
Một ngày giáp Tết năm 1969, chàng thanh niên Ken đến bar chơi thì gặp cô gái người Việt 17 tuổi, có mái tóc đen dài, da ngăm, nụ cười quyến rũ, đang làm việc ở quầy nhỏ, sát sân khấu trong quán bar. ‘Tôi mê cô ấy ngay từ cái nhìn đầu tiên’, ông Ken nhìn bà Thúy Lan nói.
Hai ông bà ngày con trẻ. Ảnh: NVCC. |
Sau đêm đó, mỗi khi đến bar, Ken sẽ chọn một chiếc ghế sát sân khấu để được ngắm cô phục vụ kỹ hơn. ‘Tôi nhìn say mê cô ấy, nhưng lại sợ ánh mắt cô ấy bắt gặp. Cứ cô ấy nhìn đáp lại là tôi vờ quay đi’, ông Ken kể.
Bắt gặp ánh mắt chàng trai Ken nhìn mình đắm say, Thúy Lan gật đầu chào, miệng cười tươi đáp lại. ‘Lúc đó, tôi được nhiều người để ý lắm. Nhưng ông ấy có cái gì đó rất đặc biệt’, bà Lan cắt ngang lời bạn trai. Sau những lần bắt gặp ánh mặt của nhau trong quán bar, họ trở thành một cặp.
Do Ken không thể ra ngoài doanh trại, còn Lan thì không thể vào bên trong khu vực quân đội, vì thế, họ chỉ được gặp nhau vào những ngày cuối tuần, gần doanh trại của Ken. ‘Những lần gặp rất nhanh. Hai đứa chỉ nhìn nhau, nắm tay nhau chứ không biết ngày sinh nhật, chỗ ở của đối phương’, ông Ken nhớ lại.
Ông Ken cho biết, trước đây, khi chưa tìm được bà Lan, lúc nào ông cũng thấy hối hận vì đã không thực hiện được lời hứa, sẽ quay lại gặp bạn gái. Ảnh: T.A. |
Nhận xong 50 lá thứ em viết, anh sẽ quay lại gặp em
Tháng 9/1969, Ken nhận đươc lệnh rời quân ngũ để quay lại trường đại học. ‘Tôi nhận quyết định sớm hơn dự định 3 tháng. Lúc đó, tôi chỉ ước, thời gian sẽ ngừng trôi, nhưng không thể’, ông Ken nói.
Những ngày chuẩn bị chia xa, cả Ken và Lan đều kiệm lời. Gặp nhau, họ chỉ biết tựa lưng vào nhau, ánh mắt nhìn về hai hướng, nhưng trái tim như có một nhịp đập. ‘Tôi hỏi Lan: ‘Em có muốn rời Việt Nam không. Cô ấy lắc đầu. Tôi muốn nói nhiều hơn nữa, rằng: ‘em hãy đồng ý làm vợ anh, qua Mỹ sống cùng anh’. Nhưng cái lắc dầu của cô ấy cho tôi hiểu, thời điểm đó là không thể’, ông Ken kể, tay nắm chặt tay bà Lan.
Trước khi rời căn cứ Long Bình một ngày, Ken đến bưu điện mua 50 bì thư, đánh số từ 1-50 ở một góc bên phải bì thư rồi gói cẩn thận vào một chiếc hộp. Trước khi lên máy bay về nước, Ken đưa cho Lan hộp bị thư và nói: ‘Khi nhận xong 50 lá thư em viết, anh sẽ quay lại gặp em’.
Giây phút chia tay ở phi trường, Ken ôm bạn gái thật chặt. ‘Tôi ôm và hôn cô ấy. Còn cô ấy đã khóc. Lúc đó tôi nghĩ, về nước học xong rồi quay lại cưới cô ấy. Hơn 50 năm chia xa, hình ảnh đó cứ hiện hữu trong tôi’, tay khoác vai bạn gái, ông Ken nhớ lại.
Ông Ken cho biết, gặp được bà Thúy Lan là dự định ông đã ấp ủ suốt hơn 50 năm qua. Ảnh: T.A. |
Ở cách xa nửa vòng trái đất, cầu nối duy nhất của họ chỉ là những lá thư và nhờ bạn bè trong căn cứ Long Bình trao giúp. ‘Khi trao cho Lan 50 phong bì thư, tôi nghĩ, cô ấy sẽ viết mỗi tháng một lá. Nhưng tuần nào cô ấy cũng viết. Mỗi tuần, tôi đều nhận thư của cô ấy qua một người bạn trong quân ngũ.
Đọc những gì cô ấy viết trong thư, tôi rất vui. Lúc đó, tôi muốn được trở lại Việt Nam, ôm cô ấy vào lòng. Nhưng bạn biết đó, điều ấy thật khó khăn’, ông Ken kể, mắt nhìn bà Lan như hối lỗi.
Không có địa chỉ của nhau, vì thế, từ khi Mỹ rút hết quân khỏi căn cứ Long Bình, hai ông bà không thể viết thư cho nhau nữa. ‘Sau giải phóng, mẹ muốn tôi mang hết những lá thứ, hình ảnh của ông ấy đã gửi đi đốt. Thời khắc lúc đó, tôi đành phải nghe lời mẹ’, bà Lan giải thích lý do không còn nhớ gì về người bạn trai ngày trẻ. Sau đó, bà lấy chồng, sinh con. Nhưng cuộc hôn nhân không hạnh phúc, bà phải nuôi con một mình bằng nghề bán cháo trắng.
Ở Mỹ, ông Ken không lúc nào thôi nhớ cô bạn gái người Việt và khát khao được gặp lại. Ông cho biết, thời gian đầu, ông tìm kiếm bà Lan thông qua bạn bè, các tổ chức nhưng không có kết quả. ‘Tôi chỉ làm âm thầm, vì sợ ảnh hưởng đến cuộc sống của cô ấy’, ông Ken nói.
Gặp nhau, chỉ ‘liếc mắt đưa tình’ với cô gái khi đó 17 tuổi nhưng ông Ken Reesing (cựu binh Mỹ) mãi chôn chặt trong tim.
" alt=""/>Cựu binh Mỹ đến Đồng Nai gặp mối tình đầu sau 50 năm xa cách