- Thể hiện xuất sắc trong đêm chung kết,ồngNgọcbậtkhóckhiđăviệt nam – philippines cô ca sĩ xinh đẹp đã trở thành người chiến thắng.
- Thể hiện xuất sắc trong đêm chung kết,ồngNgọcbậtkhóckhiđăviệt nam – philippines cô ca sĩ xinh đẹp đã trở thành người chiến thắng.
Ảnh cận cảnh sợi vải jeans
Màu là một bí ẩn của tự nhiên. Trong một bộ phim hoạt hình quen thuộc, các gam màu xuất hiện liên tục, cái nọ nối tiếp cái kia, điểm tô cho các đồ vật quen thuộc như bút chì, chiếc ô, những quả táo, những chiếc lá và cả những làn khói.
Màu sắc có mặt ở khắp mọi nơi. Trong cuốn sách ROY G. BIV, Jude đã trả lời rất nhiều câu hỏi lớn về màu sắc, chẳng hạn như tại sao mái ngói thường có màu đỏ, các hãng taxi ở New York lại có màu vàng. Và đây là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm: tại sao quần jeans có màu xanh?
Câu chuyện về tên gọi
Đầu tiên, tại sao lại gọi là "jeans"? Cái tên denim và jeans xuất phát từ hai cảng ở châu Âu, nơi chuyên cung cấp hai loại vải khá giống nhau trong thời Trung Cổ. Vải bông thô Gene là một loại vải pha trộn các chất liệu bông-lanh-len, được vận chuyển từ Genoa, một cảng biển ở phía Tây Bắc nước Ý. Còn một loại vải pha trộn giữa lụa có tên Serge de Nîmes, và được gọi tắt là de Nîmes hoặc denim, được vận chuyển từ nước Pháp.
Theo một bài báo có tựa đề Lịch sử ngắn gọn của Denim của nhà sử học Lynn Downey, vào thế kỷ 19, cả hai loại vải này dần dần được sản xuất thành những loại vải có sự pha trộn khá giống nhau, chỉ có thành phần là cotton. Cả hai đều được "sử dụng để sản xuất quần áo cho nam giới, có giá trị đặc biệt vì độ bền cao thậm khi sau nhiều lần giặt".
Thuốc nhuộm làm từ cây chàm
Sau đó đến cơn sốt vàng của thế kỷ 19 ở nước Mỹ. Năm 1873, doanh nhân người Bavaria, Levi Strauss, đã bắt tay với thợ may người Latvia, Jacob Davis, để sản xuất quần áo bằng vải thô nhuộm màu chàm, được gia cố chắc chắn thêm bằng đinh tán thép ở các đường may. Đinh tán chính là đứa con tinh thần của Davis, nhưng ông không đủ khả năng lấy bằng sáng chế cho thiết kế này.
Levi Strauss và Jacob Davis sản xuất loại quần này để bán cho những người đào vàng, những người cần đến loại quần áo cực bền để mặc trong những chuyến đi tìm kiếm vận may. Công việc kinh doanh rất phát đạt. Và quần Jeans nhanh chóng trở thành biểu tượng cho tính cách của dân miền Tây nước Mỹ - thẳng thắn, mạnh mẽ, nổi loạn và tư bản.
Bí ẩn màu xanh
Vậy tai sao quần jeans lại có màu xanh? Câu trả lời nằm ở thuốc nhuộm. Không giống như hầu hết các loại thuốc nhuộm tự nhiên, khi bị đun nóng, chúng thấm trực tiếp vào sợi vải. Thuốc nhuộm chàm (được chế biến từ cây chàm) chỉ bám bên ngoài sợi vải, và cần thêm một chất xúc tác nữa gọi là thuốc ăn màu. Mỗi lần giặt, một ít thuốc nhuộm màu lại bị phai đi, mang theo cả một ít sợi vải. Quá trình này vừa giúp làm mềm vải thô đồng thời định hình màu sắc đặc trưng cho quần jeans. Quá trình này, cộng với thực tế quần jeans có thể "co dãn để vừa với số đo của người mặc" đã khiến nó trở nên rất được ưa chuộng, vì mặc thoải mái.
Mặc dù những người đào vàng có thể không biết về việc vải denim trông như thế nào, nhưng họ quan tâm đến độ bền, sự thoải mái và vừa vặn của chiếc quần khi mặc. Ban đầu, cha đẻ của quần jeans là Strauss cung cấp quần jeans theo 2 loại: loại bằng vải bông màu nâu và loại bằng vải denim màu xanh. Nhưng đến năm 1911, họ đã hoàn toàn loại bỏ quần jeans bông màu nâu. Theo nhà lịch sử Downey giải thích, thì "một khi một ai đó đã mặc quần denim, cảm nhận được sự thoải mái và độ bền của quần denim màu xanh sau mỗi lần giặt, anh ta không còn muốn mặc lại chiếc quần bông màu nâu nữa, bởi vì vải bông khiến họ cảm giác như đang mang trên người một chiếc lều vải vậy".
Yếu tố thị hiếu của người dùng sau cùng chính là thứ đã khiến jeans chỉ còn một màu xanh như hôm nay.
" alt=""/>Vì sao quần jeans có màu xanh?Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Davos vào tháng 1/2016 vừa qua đã khẳng định cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 4 sẽ có tốc độ và quy mô vô cùng lớn, có khả năng làm thay đổi tất cả các lĩnh vực của đời sống con người, Ông Khoa phân tích, sự bùng nổ của Internet, IoT, Cloud, Mobile, Social, Analytics là nền tảng cho sự thay đổi này. Để đáp ứng được sự phát triển vượt bậc, mạng viễn thông phải có khả năng linh hoạt cao, tốc độ truyền dẫn lớn, băng thông rộng, đa dịch vụ đáp ứng mọi nhu cầu trao đổi thông tin của xã hội. Trong bối cảnh này, vấn đề lớn nhất mà thế giới phải đối mặt chính là sự cạn kiệt của không gian địa chỉ IPv4. Địa chỉ Ipv4 chỉ có khả năng cung cấp cho 4 tỉ thiết bị kết nối Internet, số lượng này nhỏ hơn dân số của thế giới và nhỏ hơn nhiều số lượng các thiết bị có khả năng kết nối Internet ngày nay cũng như trong tương lai như: máy tính, điện thoại, TV, đồng hồ, xe hơi, tủ lạnh…
CEO FPT Telecom cho rằng, giao thức IPv6 hay Internet Protocol version 6 ra đời như một giải pháp công nghệ mới duy trì hoạt động Internet ổn định lâu dài trong tương lai, không những giải quyết được vấn đề cạn kiệt địa chỉ mà còn khắc phục được những hạn chế của IPv4 và cung cấp thêm nhiều thuộc tính vượt trội khác. Giao thức mới này dễ quản lý với cấu trúc định tuyến phân cấp, bảo mật cao và hỗ trợ thiết bị di động tốt hơn. IPv6 sử dụng 128-bit để đánh địa chỉ, do đó có thể hỗ trợ tới 2.128 địa chỉ khác nhau, phục vụ chừng 340 tỷ thiết bị. FPT Telecom đã ý thức được tầm quan trọng của IPv6 và bắt tay vào việc khai thác, cung cấp dịch vụ IPv6 từ chuẩn bị nguồn nhân lực, tài nguyên, hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ ISP, hệ thống quản lý/giám sát, ứng dụng nội bộ và các dịch vụ khác.
Thời gian qua, Ban Triển khai IPv6 FPT Telecom đã có nhiều hoạt động trong việc chuyển đổi sang giao thức mới như: Tham gia vào Ban công tác thúc đẩy IPv6 quốc gia, xây dựng đề án chuyển đổi IPv6 cho mạng FPT Telecom, đào tạo cán bộ kỹ thuật của đơn vị về IPv6, tham gia các khóa đào tạo của VNNIC, phối hợp xây dựng bộ tiêu chuẩn IPv6 và cùng với các đơn vị kỹ thuật tiến hành thử nghiệm, chuyển đổi dịch vụ sang IPv6. FPT Telecom cũng trở thành thành viên tích cực tham gia chương trình World Ipv6 Launch của tổ chức The Internet Society để phối hợp cùng với 255 nhà mạng trên thế giới chung tay chuyển đổi người dùng sang nền tảng IPv6, với kết quả ban đầu ở mức 4.71% triển khai IPv6.
" alt=""/>CEO FPT Telecom: “Chuyển dịch sang IPv6 là mục tiêu của mọi nhà mạng”