Theo ông Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế, việc ứng dụng CNTT trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh, đặt nền móng cho sự phát triển y tế điện tử trong thời gian tới.
Tại Việt Nam hiện nay tỷ lệ bao phủ hệ thống thông tin bệnh viện là 73%, trong đó bệnh viện trung ương chiếm trên 90%, tuyến tỉnh chiếm 75%, tuyến huyện 70%, tư nhân chiếm 71%.
Y tế từ xa (Telemedicine) được ứng dụng tại bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức, Chợ Rẫy, bệnh viện tỉnh Quảng Ninh đã hỗ trợ cho việc tư vấn, hội chẩn và đào tạo. Viện Y học biển đã triển khai thành công hệ thống Telemedicine nhằm hỗ trợ cho các ngư dân và lĩnh vực y học biển.
Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến cho rằng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với xu hướng phát triển dựa trên nền tảng tích hợp cao độ của hệ thống kết nối số hóa - vật lý - sinh học với sự đột phá của Internet vạn vật và trí tuệ nhân tạo đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất của thế giới.
Với ngành y tế, cuộc cách mạng công nghiệp này đang gõ cửa, mang lại nhiều cơ hội phát triển y tế điện tử.
Để ứng dụng thành công CNTT trong khám chữa bệnh trước hết đòi hỏi các bệnh viện cần đầu tư đầy đủ các phần mềm HIS, LIS, RIS/PACS, EMR, HER... tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế để hướng tới mục tiêu bệnh viện không giấy tờ.
" alt=""/>Thứ trưởng Bộ Y tế: cách mạng công nghiệp 4.0 đang 'gõ cửa' y tế điện tử Việt NamĐối tượng áp dụng là trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên thuộc 16 dân tộc thiểu số rất ít người (dân số dưới 10 nghìn người: Cống, Mảng, Pu Péo, Si La, Cờ Lao, Bố Y, La Ha, Ngái, Chứt, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Lô Lô, Lự, Pà Thẻn, La Hủ).
Trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người được ưu tiên vào học tại các cơ sở giáo dục phù hợp theo nguyện vọng.
Cụ thể, trẻ mẫu giáo được học tại các trường mầm non, trường, lớp mẫu giáo công lập; học sinh tiểu học được học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú, trường tiểu học; học sinh hoàn thành chương trình tiểu học được vào học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường THCS; học sinh tốt nghiệp THCS được tuyển thẳng vào học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường THPT, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp và trung cấp; học sinh tốt nghiệp THPT được xét tuyển thẳng vào học tại các trường, khoa dự bị đại học, các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số rất ít người học tại các cơ sở giáo dục mầm non được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 30% mức lương cơ sở/trẻ/tháng. Học sinh tiểu học, THCS, THPT được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 40% mức lương cơ sở/học sinh/tháng.
Học sinh học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú hoặc là học sinh bán trú học tại trường phổ thông công lập có học sinh bán trú được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 60% mức lương cơ sở/học sinh/tháng. Học sinh học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 100% mức lương cơ sở/học sinh/tháng.
Học sinh, sinh viên học tại các trường, khoa dự bị đại học, các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 100% mức lương cơ sở/người/tháng. Thời gian được hưởng hỗ trợ 12 tháng/năm nếu học đủ 9 tháng/năm trở lên; trường hợp không đủ 9 tháng/năm, được hưởng theo thời gian học thực tế.
Hoàng Oanh
" alt=""/>Ưu tiên hỗ trợ học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít ngườiApple được biết đến là một trong những công ty lợi dụng sức mạnh thương hiệu để đưa ra những quyết định có lợi gây tranh cãi. Và vụ việc mới nhất liên quan đến cáo buộc Apple "thúc ép" các hãng phân phối phải thay đổi hệ thống bán hàng từ Windows sang iOS để làm lợi cho hãng.
Theo tiết lộ mới nhất từ trang ET News, Apple đã yêu cầu ba hãng phân phối Hàn Quốc là SK Telecom, KT và LG Uplus phải tạo ra một hệ thống bán hàng mới cho iPhone sử dụng chính nền tảng iOS thay thế Windows. Lạ thay, Apple buộc các hãng phải "tự chi" hàng triệu đô để thay thế và tạo mới hệ thống này.
Apple đồng thời muốn các hãng phải khẩn trương thực hiện càng sớm càng tốt trước khi Apple khai trương cửa hàng cao cấp tại Seoul vào đầu năm 2018.
Hiện tại cả ba hãng phân phối trên đều sử dụng hệ điều hành Windows để quản lý hệ thống bán điện thoại, bao gồm cả iPhone.
Bỗng nhiên phải chi hàng triệu đô chẳng dễ dàng gì
Không ngạc nhiên khi các nhà phân phối đều bực bội với động thái "hung hăng" của Apple. Tuy vậy họ khẳng định không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tuân thủ yêu cầu vì doanh số iPhone đang tăng trưởng mạnh tại thị trường Hàn Quốc.
Một nhà bán lẻ giấu tên chia sẻ: "Appe đang đưa ra những yêu cầu thiếu công bằng. Hệ thống xử lý thông tin cá nhân khá nhạy cảm. Để ổn định hệ thống ít nhất phải mất vài tháng và còn chưa tính đến chi phí phát sinh".
Trong khi đó, một đại diện khác bày tỏ đồng tình: "Các nhà phân phối viễn thông không thể chống lại yêu cầu của Apple khi xét tới lượng khách hàng trung thành với iPhone. Chúng tôi không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải chấp nhận yêu cầu".
Nhiều ước tính chỉ ra, chi phí thay thế máy tính chạy nền tảng Windows sang hệ thống bán hàng bằng iOS có thể mất tới hàng triệu đô.
Như thường lệ, Apple vẫn chưa đưa ra bất cứ phản hồi nào về cáo buộc trên của truyền thông Hàn Quốc.
Hàng chục triệu chiếc tai nghe AirPods đã được Apple bán hết trong năm nay.
" alt=""/>Apple ép nhà bán lẻ thay hệ thống bán hàng từ Windows sang iOS?