Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương, thương mại điện tử là một phương thức mua sắm mới, thu hút số lượng lớn người tiêu dùng nhưng cũng tồn tại nhiều bất cập.
Trước thực tế này, Cục vừa đưa ra các cảnh báo để người tiêu dùng có thể tự bảo vệ mình trước những cái bẫy được đối tượng lừa đảo giăng sẵn.
Trước hết, người tiêu dùng bị xâm phạm quyền lợi khi giao dịch với các tổ chức cá nhân có chủ đích lừa đảo qua mạng xã hội như Facebook, Zalo…
Người tiêu dùng chỉ liên lạc qua điện thoại hoặc qua trang mạng xã hội. Khi trả tiền xong, người tiêu dùng không nhận được hàng hoặc nhận hàng hoàn toàn khác so với quảng cáo (ví dụ mua điện thoại nhưng nhận được hộp đựng một viên gạch…).
Sau khi bán hàng, người bán lập tức chặn điện thoại, Facebook của người mua… Thậm chí khi lượng người tiêu dùng khiếu nại lớn hoặc cơ quan quản lý vào cuộc, người bán lập tức bỏ số điện thoại, tài khoản Facebook…
Ngoài ra, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cũng cảnh báo hàng loạt mánh khóe, chiêu lừa đảo của các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến.
Ví dụ, hàng người tiêu dùng nhận được không giống với quảng cáo về hình dáng, tính năng, công dụng, thông số kỹ thuật... Chẳng hạn, có khách hàng đặt mua USB 256GB nhưng nhận được USB 128GB.
Thông tin sai về xuất xứ hàng hóa. Một số tổ chức, cá nhân bán các hàng hóa không có xuất xứ hoặc xuất xứ từ các quốc gia khác với nơi được quảng cáo (ví dụ: hàng xuất xứ Trung Quốc nhưng thông tin là hàng Nhật, Mỹ…).
" alt=""/>Mua điện thoại qua mạng người tiêu dùng nhận được hộp đựng viên gạchĐồng tiền ảo iFan vừa bị nhiều nhà đầu tư Việt tố cáo lừa đảo 15.000 tỷ đồng là một ví dụ điển hình của mô hình này. iFan tự xưng là "ứng dụng công nghệ blockchain 4.0", giúp quản lý thu nhập các nghệ sĩ trong showbiz Việt Nam và có sự cộng tác với nhiều nghệ sĩ Việt nổi tiếng.
Tuy nhiên, dưới vỏ bọc trên, bản chất iFan chỉ là một đồng tiền ảo vô nghĩa vận hành theo mô hình đa cấp biến tướng, lấy tiền của nhà đầu tư sau trả cho nhà đầu tư trước, một cách lừa đảo đã quá phổ biến tại Việt Nam.
Trước iFan, trên thế giới có không ít những dự án tương tự. Có dự án muốn “cách mạng hóa nền công nghiệp phim người lớn” khi phát hành tiền ảo nhằm giúp giao dịch trong ngành giữa nhà sản xuất, người xem và diễn viên được cởi trói bằng tiền ảo. Thực chất đây chỉ là bánh vẽ để thu tiền đầu tư. Nhanh chóng, các nhà đầu tư thế giới nhận ra cái bẫy mà những ICO dạng này giăng ra và tránh xa. Đồng tiền ảo có tên Titcoin trên đã nhanh chóng trở thành coin chết, với khối lượng giao dịch chỉ còn dưới 200 USD mỗi ngày.
Nổi tiếng nhất trong số các đồng tiền ảo vận hành dưới dạng mô hình Ponzi chính là Bitconnect. Đây chính là một trong những đồng tiền thuật toán được cộng đồng thế giới khẳng định chắc chắn là mô hình đa cấp biến tướng trong suốt năm 2017. Tuy nhiên đồng tiền này vẫn được quảng bá rộng rãi và sống khỏe tại Việt Nam.
![]() |
Lê Ngọc Tuấn, người kêu gọi nhiều nhà đầu tư tham gia dự án iFan, bị nhiều người lên tiếng tố cáo lừa đảo. |
Kết cục có thể đoán trước, đầu năm 2018, Bitconnect thông báo đóng cửa, Không ít nhà đầu tư Việt Nam mất cả trăm triệu đồng khi khối tài sản dưới dạng tiền ảo đang cho sàn Bitconnect vay lãi cao trở thành vô giá trị.
Cách thức hoạt động của Bitconnect là lôi kéo nhà đầu tư mới bằng mức lãi suất béo bở lên tới 40% một tháng rồi dùng tiền của nhà đầu tư sau trả cho nhà đầu tư trước. Với chỉ khoảng 4.000 USD khối lượng giao dịch phát sinh mỗi ngày, Bitconnect có tên trong “nghĩa địa coin chết”, như một lời nhắc nhở với cộng đồng tiền ảo thế giới rằng mô hình cho vay tiền ảo lãi lớn không có định nghĩa nào khác ngoài đa cấp biến tướng.
Những đồng tiền ảo đa cấp sau này vẫn giữ nguyên mô hình mà Bitconnect đã áp dụng. Quảng cáo trên nhiều kênh liên tiếp nhồi vào đầu nhà đầu tư nhẹ dạ những khái niệm như lãi từ 1-5% mỗi ngày, cam kết lãi trên 40% một tháng, nhà đầu tư đang tham gia vào “một cuộc cách mạng góp phần thúc đẩy ngành” nào đó. Tuy nhiên tất cả chỉ là bánh vẽ.
" alt=""/>Tiền ảo đa cấp dạng iFan và những nghĩa địa 'coin chết'Bước 2: Trước khi sử dụng chức năng tìm quanh đây chúng ta có thể được yêu cầu một số thứ như ảnh đại diện hay Username, một dạng ID của Zalo.
![]() |
![]() |