Có lần, em mang theo một con gà con tới lớp. Tôi đã tiến tới nơi có tiếng gà kêu và đập bàn hỏi: “Vì sao em lại mang gà đến lớp”. Có lẽ do tôi đã quá gay gắt nên em đã ôm gà bỏ ra ngoài. Trưa hôm đó, tôi đã phải bỏ lớp đi tìm học trò. Phải mất cả buổi trưa tôi mới tìm ra em trốn ở dưới một chiếc cống ngay sát trường.
Phụ huynh của Duy đã đến gặp tôi và nói “nhờ cô giáo giúp đỡ” trong nước mắt. Nhưng trong tình huống này, tôi đã khuyên chị “cả phụ huynh và cô giáo phải cùng vào cuộc”.
Bạn bè trong lớp khi ấy đều coi Duy là thành phần bất hảo và không ai muốn chơi cùng.
Nếu tôi chỉ cố khiến em tiến bộ trong học tập thì đó là một điều không tưởng. Do vậy, tôi đã tổ chức các buổi thi đấu đá bóng vào cuối mỗi giờ học.
Mặc dù Duy học kém nhưng em lại đá bóng rất giỏi. Bất kỳ vị trí nào trong sân em đều chơi rất tốt. Từ đó, Duy nâng tầm được vị trí bản thân với các bạn trong lớp. Các bạn dần lấy lại thiện cảm với em. Khi ấy, tôi đã nhờ học sinh học tốt nhất trong lớp kèm cặp giúp Duy học tốt hơn. Nhờ vậy, từ một học sinh yếu em trở thành học sinh trung bình và đã được tốt nghiệp.
Vào ngày cuối năm học, phụ huynh của em đã đến cảm ơn tôi vì tất cả. Hiện cậu học trò này vẫn liên lạc thường xuyên với các thầy cô trong trường.
Tôi luôn cho rằng cảm hóa con người phải từ trái tim đến trái tim. Do vậy, giáo viên phải mềm mỏng, tâm sự, thậm chí có thể đặt câu hỏi: “Nếu em ở vị trí của cô, em sẽ làm thế nào”. Học trò khi ấy sẽ nói ra những gì các em nghĩ. Lúc đó, giáo viên mới tìm ra cách thức xử lý của riêng mình.
Tôi cũng cho rằng, việc sử dụng đòn roi không phải là cách thầy cô dạy dỗ mà là đang trừng phạt học trò. Sẽ rất phản giáo dục nếu giáo viên liên tục sử dụng đến thước và những cái tát.
Nó không đem lại bất kỳ tác dụng gì đối với những học sinh có biểu hiện đạo đức không tốt. Thậm chí, điều đó có thể gây ra tác dụng “ngược” là tạo cho học sinh thái độ thù địch, căm ghét trường học và mất đi sự tự tin vào bản thân.
Lê Thị Nếp (Giáo viên Trường Tiểu học Bắc Sơn, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) - Thuý Nga (Ghi)
Nếu không thay đổi từ những quyết sách ở tầm vĩ mô mà loay hoay phán xét ở cái vi mô, như lẽ ra thầy phải thế này trò phải thế kia thì sẽ còn nhiều sự việc tát mặt hay quỳ gối.
" alt=""/>Cậu học sinh mang gà đến lớp học và điểm 10 bất ngờHải Phòng thay da đổi thịt với dự án nghìn tỷ
Mới đây, tập đoàn Vingroup đã chính thức khởi công Dự án khu vui chơi giải trí, nhà ở, công viên sinh thái với quy mô lớn hơn 19.000 tỷ đồng (gần 1 tỷ USD) tại đảo Vũ Yên (Hải Phòng).
Theo quy hoạch chi tiết 1/500, dự án của Vingroup gồm các biệt thự sinh thái, sân golf 36 lỗ, khu vui chơi giải trí và công viên sinh thái,dự kiến hoàn thành vào năm 2020.
Cụ thể, hơn 64,7% diện tích dành cho xây dựng đô thị, 31,7% dành cho công viên sinh thái, hơn 3,5% là đất dành cho công trình hạ tầng kỹ thuật.
Tổng số diện tích 564 ha đất xây dựng đô thị, chiếm diện tích lớn nhất là đất cây xanh mặt nước với hơn 32%, tương ứng bằng 183 ha.
Đất sân golf là 159ha, đất ở sinh thái chỉ gần 62ha.
Sân golf quốc tế bố trí ở trung tâm đảo sẽ là điểm nhấn thu hút du lịch cao cấp cho Hải Phòng, kế tiếp là Khu vui chơi giải trí, phố mua sắm, khu ẩm thực, thủy cung, công viên nước… và phía bắc đảo là khu biệt thự sinh thái ven sông.
Bên cạnh những ý tưởng quy hoạch Dự án thành khu du lịch cao cấp, hiện đại, lãnh đạo Hải Phòng còn mong muốn cập nhật một số quy hoạch như có thêm khách sạn 5 sao và casino; bổ sung bến du thuyền và nghiên cứu tuyến cáp treo.
Dự án tại đảo Vũ Yên được đánh giá là một trong những dự án hạ tầng hiện đại, góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Đây không phải lần đầu tập đoàn này khởi công những dự án "khủng".
FLC Sầm Sơn làm thay đổi diện mạo du lịch Thanh Hóa
Ngày 11.7.2015, Tập đoàn FLC đã tổ chức Lễ khai trương Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Sầm Sơn tại Thanh Hóa.
Đây là đại dự án với tổng mức đầu tư lên tới 5000 tỉ đồng.
Với người dân thị xã Sầm Sơn nói riêng, Thanh Hóa nói chung, đây là sự kiện được họ chờ đợi, gửi gắm nhiều kỳ vọng về một tương lai phát triển du lịch mới cho Thanh Hóa, đi kèm với đó là cơ hội cải thiện đời sống kinh tế, lao động, việc làm.
Với 5.000 tỉ đồng đã giải ngân vào FLC Sầm Sơn, Tập đoàn FLC đã ghi tên mình vào danh sách những ông chủ sở hữu khu nghỉ dưỡng lớn nhất Việt Nam. Và dĩ nhiên tại Thanh Hóa nói riêng, miền Bắc nói chung, chưa có dự án hạ tầng du lịch nào có thể so sánh về quy mô và đẳng cấp. Từ FLC Sầm Sơn, FLC trở thành hiện tượng tại Thanh Hóa, vùng đất mới nổi trong thu hút đầu tư cả nước thời gian gần đây.
Đại dự án ‘thay đổi bản đồ Đà Nẵng’
Dự án khu đô thị quốc tế mới Đa Phước (bên vịnh Đà Nẵng, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng) có tổng diện tích khoảng 230ha với dự kiến cho 40 ngàn người sinh sống được giới thiệu là sẽ ‘thay đổi bản đồ Đà Nẵng’.
Khu đô thị quốc tế mới Đa Phước do công ty TNHH Daewon Cantavil (Hàn Quốc) đầu tư 100% vốn.
Dự án bao phủ trên một diện tích là khoảng 230 ha. Trong đó có 180 hecta dành cho dự án Daewon Cantavil; phần dự án 29 ha thì công ty san lấp mặt bằng và hoàn tất thủ tục liên doanh với một đối tác Việt Nam; phần diện tích 25 ha còn lại, công ty cũng san lấp đất và bàn giao lại cho TP.Đà Nẵng.
“Công ty bắt đầu việc san lấp từ năm 2008 và hoàn tất việc san lấp giai đoạn 1 vào năm 2012. Hiện tại, việc san lấp mới chỉ đạt 45%. Trong tương lai, công ty phải hoàn thành việc san lấp 123 hecta còn lại để hoàn thành giai đoạn 2 của dự án”, ông Park nói.
Cũng theo ông Park, dự án quy hoạch ban đầu sẽ tạo không gian sống cho 15 ngàn người cùng với sân golf. Sau lần điều chỉnh tổng quy hoạch mặt bằng của dự án lần 1 vào tháng 11.2014 đã được TP.Đà Nẵng phê duyệt, công ty đã bỏ dự án sân golf mà chuyển thành sân tập golf. Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng vì vậy dự kiến sau khi hoàn thành có 40 ngàn người sinh sống tại đây, cộng với số nhân viên làm việc và hoạt động tại đây thì con số tổng cộng có thể lên tới 70 ngàn người.
Lãnh đạo Daewon Cantavil cho hay, hiện công ty đang thực hiện việc thiết kế kỹ thuật cho dự án sau khi nhận được điều chỉnh tổng quy hoạch mặt bằng. Dự kiến khởi công việc xây dựng hạ tầng cơ bản của một số vùng trên dự án vào cuối năm 2015 hoặc sang năm 2016. Và để hoàn thành được một dự án rộng lớn như thế này thì cần tới 10 đến 15 năm.
“Theo dự kiến, vào tháng 10.2015 công ty sẽ hoàn thành thiết kế khu villa, sau đó nộp lên thành phố chờ phê duyệt từng bước rồi mới triển khai xây dựng hạ tầng”, ông Cho Jun Sung, quản lý phòng phát triển công ty TNHH Daewon Cantavil cho hay.
Mộc Miên(tổng hợp)
Sắp thanh tra nhiều siêu dự án bất động sản" alt=""/>Các đại dự án đầy tham vọng của các ông chủ lớn (Bài 1)
Trước đó, Đà Nẵng tổ chức lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho hơn 13.000 thí sinh tham dự Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2021-2022.
Ngoài các thí sinh, trước đó Đà Nẵng đã tổ chức lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ những người tham gia công tác coi thi, chấm thi, bảo vệ kỳ thi...
Năm nay chỉ tiêu vào lớp 10 Đà Nẵng cụ thể tại 21 trường THPT công lập như sau:Trường THPT Phan Châu Trinh: 1.240 học sinh, 31 lớp; Trường THPT Hòa Vang: 480, 12 lớp; Trường THPT Phan Thành Tài: 440 , 11 lớp; Trường THPT Ông Ích Khiêm: 560, 14 lớp; Trường THPT Phạm Phú Thứ: 440, 11 lớp; Trường THPT Thái Phiên: 800, 20 lớp; Trường THPT Hoàng Hoa Thám: 480, 12 lớp; Trường THPT Ngũ Hành Sơn: 440, 11 lớp; Trường THPT Nguyễn Trãi: 400, 10 lớp; Trường THTP Tôn Tất Tùng: 480, 12 lớp; Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền: 400, 10 lớp ; Trường THPT chuyên Lê Qúy Đôn: 300, 13 lớp; Trường THPT Trần Phú: 720, 18 lớp; Trường THPT Thanh Khê: 440, 11 lớp; Trường THPT Nguyễn Hiền: 600 , 15 lóp; Trường THPT Ngô Quyền: 480, 12 lớp; Trường THPT Cẩm Lệ: 400, 10 lớp; Trường THPT Liên Chiểu: 400, 10 lớp; Trường THPT Võ Chí Công: 28, 7 lớp; Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến: 200, 4 lớp; Trường THTP Sơn Trà: 400, 10 lớp. Trường THPT Nguyễn Văn Thoại: 320, 8 lớp; Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn: 300, 13 lớp.