Với mong muốn “đi tìm con chữ” cho các em nhỏ, anh Thắng đã quyết tâm đứng ra thành lập “lớp học 0 đồng”. Giấc mơ con chữ tưởng chừng xa vời của trẻ ngụ cư nay đã hoá hiện thực nhờ lớp học tình thương của anh và các bạn Đoàn viên.
Suốt 13 năm qua kể từ ngày 9/1/2010 - lớp học tình thương Long Bửu được thành lập, chưa ngày nào tâm trí của anh Thắng không thôi trăn trở về chuyện con chữ cho các em học sinh ở lớp học này.
Lớp học ban đầu chỉ vỏn vẹn 24m2, thiếu thốn cả nhân, vật lực, anh cùng các Đoàn viên phải vận động tổ chức lớp. Đi tìm từng viên phấn, cái bảng, bàn, ghế cho học sinh nghèo, anh và các bạn còn cùng nhau vận động phụ huynh dẫn con em tới lớp, học sinh “ở lại” với con chữ.
Ban đầu, lớp được mở dưới khu phố nhỏ gần trụ sở trung tâm, sát đường lộ khá nguy hiểm. Sau đó, Bí thư Đoàn phường Long Bình mới xin chuyển sang chỗ mới an toàn và rộng rãi hơn. Nhờ chính quyền hỗ trợ, anh có thêm 5 phòng học, mỗi khối ở bậc tiểu học từ đó có một phòng riêng.
Để có thêm kinh phí lo cho lớp học, hằng ngày, anh Trần Lâm Thắng làm công nhân tại một công ty ở Biên Hoà, tối đến anh lại trở thành người thầy của các em. Khi vãn lớp, anh khoác áo bảo vệ trực ca đêm cho khu phố.
Anh Thắng tâm sự: “Nhiều khi cực quá cũng có suy nghĩ bỏ cuộc. Nhưng mỗi lúc như vậy, tôi nghĩ lại lý do mình bắt đầu mở lớp. Là người lập ra, duy trì lớp, kêu gọi các em tới học, mình không thể bỏ các em được. Cứ như vậy, tôi mến tay mến chân với mấy đứa nhỏ rồi dạy tới bây giờ”.
Đặc biệt, các tình nguyện viên là những người luôn đồng hành, hỗ trợ anh trong việc dạy học cho các em. Cao Hữu Nhân (sinh viên năm 2, trường ĐH Giao thông Vận tải - phân hiệu tại TP.HCM) chia sẻ: “Nhờ có anh Thắng mà mình có cơ hội được đồng hành cùng các em có hoàn cảnh khó khăn.
Anh Thắng xem những đứa nhỏ ở đây như con, lúc nào cũng dịu dàng chỉ bảo dù các em nhiều lúc còn nghịch, chưa hiểu chuyện. Lớp học này được thành lập từ tình thương của anh nên anh cũng muốn duy trì lớp bằng chính tình thương đó”.
Khó khăn nào rồi cũng vượt qua
Lớp học đặc biệt của "thầy giáo bảo vệ” mở mỗi tối từ thứ Hai tới thứ Bảy hằng tuần. Tiền học, sách vở, đồng phục các em đều được phát miễn phí. Yêu cầu duy nhất anh đặt ra là các em phải siêng năng đến lớp và chăm chỉ học bài.
Vì nghề nghiệp chính là công nhân, bảo vệ khu phố, anh Thắng không quen với việc đứng lớp truyền đạt kiến thức, không biết giảng ra sao để các em hiểu bài. “Lúc đầu, tôi không biết đứng trên bục giảng, không biết nói sao để các em nghe lời. Thấy mấy bạn sinh viên dạy sao thì tôi học theo. Để sau này, các bạn không dạy nữa thì tôi vẫn có thể đứng lớp. Bây giờ, tôi quen bục giảng lắm rồi”.
Anh Thắng kể, học sinh nhỏ nhất lớp là 7 tuổi, lớn nhất là em sinh năm 1996. Ở đây đều là những em phải “lao” ra đời từ sớm, ban ngày bươn chải làm việc, phụ giúp gia đình mưu sinh, tối về mới tới lớp. Một số em rất muốn đi học nhưng vì hoàn cảnh phải nghỉ, bây giờ các em vẫn về đây thăm lớp mà không được học. Đó là điều mà anh Thắng luôn trăn trở.
Kết thúc một ngày dài, anh Thắng không nghỉ ngơi ngay mà dành thời gian để học thêm kiến thức trên mạng, anh thường đùa vui là “bác Google”. Anh học và đọc thêm nhiều thông tin, tìm hiểu các bài tập và giải theo nhiều hướng khác nhau, sau đó tìm cách truyền đạt đến các em sao cho dễ hiểu nhất.
Đến lớp học tình thương được 4 năm, em Nguyễn Thị Tường Vi (11 tuổi, học sinh lớp 2) đã xem nơi đây như “ngôi nhà thứ 2” của mình.
“Em tới đây học vì không biết chữ, ở dưới quê chỉ ở nhà giữ em chứ không được đi học. Ở đây, thầy Thắng dạy em tiếng Việt, làm Toán, thầy lúc nào cũng dặn em viết sao cho đàng hoàng, không viết xấu. Thầy hiền, không bao giờ la tụi em lớn tiếng. Nhờ có thầy mà em biết đọc, biết viết”.
Đã có lúc anh Thắng mong ước mình được… nghỉ dạy, nhưng nghỉ với nguyên do là các học trò nhỏ của anh đều có thể được đến trường học như bao người bạn cùng trang lứa.
“Tôi chỉ mong các em được đi học đàng hoàng ở trường, được đào tạo chính quy, lúc đó tôi mãn nguyện, tôi sẵn sàng giải tán lớp. Vì đây là sự chia tay trong niềm vui, chứ không phải vì khó khăn hay không đủ khả năng dạy” - anh giãi bày.
Nhìn lại hành trình 13 năm gieo chữ, đã có những học sinh thành tài nhưng cũng có những đứa trẻ vẫn còn phải bươn chải với cuộc sống đầy những khó khăn. Mỗi học trò đều mang một câu chuyện riêng, nhưng nghị lực của bọn trẻ chính là động lực để anh tiếp tục gắn bó với lớp học tình thương Long Bửu, tiếp tục là "thầy giáo bảo vệ” ấm áp trong lòng các em.
Thu Phượng - Khánh Ly
Các đội tham gia cuộc diễn tập đóng vai trò là đội tác nghiệp ứng cứu sự cố khẩn cấp, ngay khi nhận được thông báo triệu tập sẽ lập tức vào cuộc để đánh giá tình hình, khắc phục sự cố một cách nhanh nhất, đưa dịch vụ trở lại hoạt động bình thường tránh ảnh hưởng đến người dùng, điều tra nguồn gốc của cuộc tấn công, đồng thời đưa ra các biện pháp phòng chống trong tương lai.
Trong quá trình xử lý sự cố, các đội sẽ sử dụng những quy định ứng cứu sự cố hiện tại và quy trình vận hành chuẩn SOP (Standard Operation Procedure) cho xử lý sự cố, đảm bảo các tiến trình được thực hiện đầy đủ, chất lượng và được ghi nhận đầy đủ trong nhật ký xử lý.
![]() |
Bảng xếp hạng 17 đội ghi được điểm số trong chương trình diễn tập ngày 22/12. |
Theo thông tin mới cập nhật từ Ban tổ chức, trong 35 đội tham gia diễn tập lần này, đã có 17 đội ghi được điểm. Trong thời gian diễn tập, hệ thống đã ghi nhận 160 lần submit của các đội, trong đó 108 lần submit đáp án đúng.
Đáng chú ý, có 7 đội hoàn thành tất cả 8/8 pha diễn tập, cùng giành được tổng số điểm 1.600, gồm 1 đội của Sở TT&TT Đà Nẵng, 4 đội của Phòng thí nghiệm trọng điểm an toàn thông tin, 1 đội của Bkav và 1 đội đến từ Trung tâm CNTT của Bộ Giao thông Vận tải.
Theo đánh giá của đơn vị điều phối diễn tập, các cán bộ kỹ thuật của Sở TT&TT Đà Nẵng đã tích cực và tập trung xử lý từng bước theo quy trình để phát hiện và ngăn chặn kịp thời các cuộc tấn công này. Tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Đà Nẵng luôn là địa phương ở vị trí số 1 về năng lực và triển khai hiệu quả các hoạt động đảm bảo an toàn thông tin mạng.
Sở TT&TT Đà Nẵng thường xuyên có những hoạt động nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ; đồng thời quy tụ các Sở TT&TT khác trong khu vực để cùng tổ chức các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức chung.
![]() |
Đội cán bộ kỹ thuật của Sở TT&TT thành phố Đà Nẵng tham gia chương trình diễn tập. |
Với thành phố Đà Nẵng, nhiều năm qua, địa phương này đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ việc ứng dụng và phát triển ICT để hình thành hệ thống thông tin chính quyền điện tử. Nhiều ứng dụng chính quyền điện tử được xây dựng dựa trên một nền tảng ứng dụng ICT của thành phố - Danang Egov Platform, bao gồm các cơ sở dữ liệu nền tảng, ứng dụng hỗ trợ nghiệp vụ dùng chung như hệ thống quản lý văn bản và điều hành, hệ thống thư điện tử, hệ thống một cửa điện tử tập trung; dịch vụ công trực tuyến, quản lý giao thông công cộng, quản lý chất lượng nước, quản lý điện chiếu sáng công cộng...
Song song với đó, theo chia sẻ của đại diện Sở TT&TT Đà Nẵng, nguy cơ mất an toàn-an ninh mạng luôn ở trong tình trạng báo động với hệ thống quản lý chính quyền bằng mô hình Chính phủ điện tử. Tội phạm mạng sử dụng những kỹ thuật tấn công ngày càng phức tạp, không chỉ nhắm vào người dùng cá nhân và doanh nghiệp mà còn hướng tới hệ thống mạng cơ quan chính phủ các cấp, khai thác đánh cắp dữ liệu mật. Các hệ thống CNTT trọng yếu của thành phố Đà Nẵng cũng là mục tiêu của tội phạm mạng.
“Vì thế, nhận thức rõ tầm quan trọng của đảm bảo an toàn thông tin mạng, Đà Nẵng đã có nhiều chính sách đầu tư cho an toàn thông tin, đào tạo nguồn lực an toàn thông tin cũng như tham gia các đợt diễn tập để bảo đảm đội ngũ kỹ thuật luôn chủ động trong công tác phòng ngừa cũng như ứng cứu sự cố”, đại diện Sở TT&TT Đà Nẵng cho hay.
Vân Anh
Theo đại diện Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, Việt Nam và thế giới đều đang thiếu khoảng 50% chuyên gia an toàn thông tin; không tổ chức nào có thể khẳng định đảm bảo an toàn thông tin 100%.
" alt=""/>Sở TT&TT Đà Nẵng dẫn đầu diễn tập ứng cứu sự cố qua lỗ hổng phần mềm