Video:Quán trà trả tiền tùy tâm
Vừa bước chân qua 2 cánh cửa gỗ, khách bất giác chìm vào không gian trà đạo với hương thơm ngan ngát, tiếng nhạc thiền dịu êm. Cách bày trí của quán cũng mộc mạc, giản dị với các kệ gỗ handmade đựng các loại trà cụ.
Thức uống tại quán không đề giá. Khi ra về, khách có thể không trả tiền hoặc đóng góp tùy tâm cho quán tại thùng gỗ đặt trước cửa ra vào.
Không gian đặc biệt ấy thuộc về quán trà nhỏ nằm trong một con hẻm trên đường Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh, TP.HCM.
 |
Anh Phạm Hoàng Sơn, người đồng sáng lập quán trà cho biết, anh rất mong mô hình này được nhân rộng trong cộng đồng. |
Nhấp một ngụm trà, anh Phạm Hoàng Sơn (30 tuổi, người đồng sáng lập quán trà trả tiền tùy tâm) cho biết, quán trà nhỏ, phục vụ những người yêu trà, thích sống chậm để chiêm nghiệm giá trị cuộc sống, tìm ra giá trị bản thân.
Những người khách đến quán đều được các thành viên tại đây xem như người thân. Quán trở thành ngôi nhà chung của mọi người. Các bạn trẻ có thể đến thưởng trà, thậm chí ở lại quán, cùng vượt qua những nỗi buồn trong cuộc sống.
Anh Sơn nói, anh quyết tâm thực hiện mô hình này sau khi nhận thấy nhiều bạn trẻ, đặc biệt các bạn ở độ tuổi 25-30 đang rất hoang mang trong cuộc sống.
“Tuổi này, các bạn bắt đầu đi làm và nhận thấy cuộc sống quá khác so với những gì được học trên ghế nhà trường. Vấp váp, bỡ ngỡ, các bạn cảm thấy hoang mang và bị đời sống vật chất cuốn đi, biến mình thành con rô-bốt. Những lúc ấy, các bạn cần sống chậm lại để tìm con người thật của mình, hiểu đâu là giá trị cuộc sống. Và, không gian này là một nơi như vậy”, anh Sơn chia sẻ.
 |
Những người thành lập mô hình này cho biết, quán theo đuổi giá trị của việc lan tỏa tình yêu thương, sự vị tha. |
Sau một năm thai ngén ý tưởng, đầu năm 2018, anh cùng bạn bè bắt tay xây dựng quán trà từ vô vàn khó khăn. Với tinh thần đây là dự án vì cộng đồng, kinh phí xây dựng quán đều đến từ sự đóng góp của bạn bè, mạnh thường quân. Ai có tấm lòng đều có thể đóng góp. Người góp vật chất, người góp sức lực…
Để duy trì quán, các thành viên lập ra thùng tùy tâm để trước cửa. Tuy nhiên, anh Sơn nói, tiền từ thùng này không khi nào đủ để duy trì quán. Những lúc như vậy, mọi người lại cùng nhau đóng góp theo kiểu để quán có thể tiếp tục hoạt động.
Nơi tìm lại chính mình
Anh Sơn cho biết, giá trị cốt lõi mà quán trà hướng đến là giá trị của tình yêu thương và sự vị tha. Bởi, trước khi có ý tưởng thành lập mô hình, anh vấp phải nhiều biến cố trong cuộc sống. Và chỉ có lòng vị tha, tình yêu thương mới chữa lành những vết thương ấy.
Trước khi thành lập quán, anh Sơn là người thành đạt. “Còn rất trẻ nhưng tôi đã có xe ô tô, có nhà ở TP.HCM. Tuy nhiên, chưa đêm nào tôi ngủ ngon. Lúc nào tôi cũng phải suy tính đem lại lợi ích cho bản thân, gia đình. Áp lực công việc khiến tôi mệt mỏi”, anh Sơn tâm sự.
 |
Khách đến thưởng trà, chiêm nghiệm cuộc sống có thể không trả tiền hoặc đóng góp tùy tâm cho việc duy trì sự hoạt động của quán. |
Thế rồi, sau khi bị tai nạn giao thông, nhiều biến cố khác cũng ập đến với chàng trai trẻ. Cú sốc đến từ chuyện tình yêu đổ vỡ khi cả hai đã tính chuyện vợ chồng khiến anh nghĩ đến việc buông bỏ tất cả.
Cuối cùng, giữa lúc sự nghiệp đang thăng hoa, anh xin nghỉ việc để sống chậm lại, tự mình đi tìm giá trị đích thực của bản thân, của cuộc sống.
Bỏ việc, không còn tiền bạc, quyền lực, chỉ sau 3 tháng, anh mất hết toàn bộ mối quan hệ. Đến lúc này, anh mới nhận ra, các mối quan hệ trước đó của mình chỉ dựa trên tiền bạc.
“Thời điểm đó, tôi khổ sở lắm. Có nhà nhưng như kẻ vô gia cư, không dám về. Trước kia tôi xài tiền không cần suy nghĩ, nghỉ việc tôi phải tính toán mua cái gì ít tiền nhưng được nhiều”, anh nói.
Từ một người thành đạt, anh sống lang thang, ăn mì gói cho qua bữa. Anh nói, có nhiều đêm, anh ăn mì chống đói rồi khóc một mình.
Thế nhưng, anh bỏ qua tất cả, không oán trách mình, oán trách đời và quyết định sống chậm lại với ý định thành lập quán trà trả tiền tùy tâm.
Không có kinh phí, việc thành lập quán cũng vấp phải nhiều khó khăn. Đã thế, cha của anh lại tỏ ra thất vọng và buồn khi “lo cho nó học đến cao học giờ đi làm mấy chuyện tào lao”.
Giữa những mối quan hệ thực dụng, anh Sơn vẫn còn đó những người bạn chân tình, người thân hậu thuẫn. Họ chung tay đóng góp tiền bạc, sức lực… cho đến khi quán trở thành sân chơi, nơi sẻ chia những giá trị cuộc sống, lan tỏa tình yêu thương cho giới trẻ.
Anh nói, từ khi quán ra mắt, đã có rất nhiều bạn trẻ đến cùng với những hoang mang, lo lắng đầu đời. Và, với tình yêu thương, quán đã xóa tan những lo lắng ấy, giúp các bạn tự tin hơn.
 |
Khách đến quán trả tiền tùy tâm, có thể tự sử dụng dụng cụ, thức uống trên kệ. |
“Cách đây không lâu, có một bạn trẻ khoảng 20-25 tuổi đến quán. Là con trong một gia đình có điều kiện nhưng bạn lại không có định hướng tương lai. Vì được chiều từ bé nên bạn thấy cái gì cũng dễ dàng. Khi ra cuộc đời, bạn ấy vấp phải nhiều trắc trở nên sợ hãi”, anh Sơn kể.
Theo lời anh Sơn, thời gian đầu đến quán trà, bạn này suy ngẫm và xin ở lại quán. Tuần đầu tiên ở lại, bạn gần như khóc liên tục. Tối đến, bạn cũng không ngủ được. Sau đó, các thành viên trong quán bằng sự yêu thương, sẻ chia đã giúp bạn tự tin hơn.
Sau 2 tháng, người bạn ấy đã trở thành người tự tin, mạnh mẽ, trút bỏ được những suy tư nặng nề và biết mình cần làm gì. Hiện, quán trà vẫn là điểm đến hấp dẫn cho không chỉ riêng giới trẻ. Nơi đây cũng có các hoạt động văn hóa, nghệ thuật miễn phí như: cắm hoa nghệ thuật, thêu, võ thuật, thư pháp… thu hút nhiều người.

Cậu bé bụi đời thành thạc sĩ nhờ lời hứa 'ngược đời' của ni sư
Bên cạnh cho trẻ có một mái ấm tràn ngập tình yêu thương, ni sư Thích Diệu Nhân (trụ trì chùa Yên Ninh, Ninh An, Hoa Lư, Ninh Bình) còn chú trọng dưỡng dục trẻ.
" alt=""/>Quán trà cho khách 'trả tiền tùy tâm' ở Sài Gòn

 |
Nước lũ cuốn trôi mọi thứ. Ảnh: NVCC |
Gọi cho chị Yến sáng ngày 20/10, cuộc gọi không được nhấc máy. Nhưng ngay lập tức, chị nhắn lại: “Tôi đang nguy hiểm, sẽ gọi lại khi xuống xuồng”.
Những chiến binh
Đã 7 ngày nay, chị Giang Thị Kim Yến và đoàn thiện nguyện của mình lăn lộn trên đất Quảng Bình, Quảng Trị để tìm cách cứu người, trao tặng nhu yếu phẩm cho bà con vùng lũ.
Tính đến thời điểm hiện tại, đoàn của chị đã trao tặng 4 chiếc xuồng, 8 chiếc đang trên đường tới và gần chục chiếc nữa vẫn đang được đặt hàng tiếp. 10 ngàn chiếc áo phao được mang theo nhưng theo lời chị, đây là con số quá nhỏ so với hàng triệu người dân đang bị mắc kẹt trong biển nước.
Chia sẻ với PV khi đang đi xuồng trên sông Thạch Hãn (Quảng Trị), trời còn mưa rất to, chị Yến cho biết nhóm chị đang vào một khu vực thuộc huyện Triệu Phong đã bị cô lập 10-15 ngày nay, chưa đoàn cứu trợ nào vào tới được.
“Nhiều khi mọi thứ đã sẵn sàng nhưng điều kiện thời tiết không cho phép, ví dụ như đường sạt lở, xe không qua được, hay nước dâng lên nửa xe… Vì thế, mình biết còn rất nhiều nơi bị cách ly hoàn toàn”.
 |
Nhóm thiện nguyện của chị Yến gồm 13 người đã tận tay tới hỗ trợ người dân miền Trung. Ảnh: NVCC |
 |
Sáng nào, họ cũng ngồi họp để phân công hôm nay ai làm việc gì, đi đâu. Ảnh: NVCC |
Ngay từ những ngày đầu, nhóm thiện nguyện gồm 13 người của chị đã lên kế hoạch phải ưu tiên việc cứu mạng trước khi cứu đói. Vì thế, 10 ngàn chiếc áo phao đã được mua và chuyển tới miền Trung. Nhưng khi có áo phao rồi, bước chân vào rốn lũ, chị mới nhận ra “không thể thiếu xuồng”. “Một xã rất rộng, mà cả làng chỉ có 1 chiếc xuồng thì cứu mạng còn không đủ, chứ chưa nói cứu trợ”.
Ngay lập tức, chị tìm đặt mua xuồng. “Đi qua một tiệm thấy bán xuồng, mình thấy một chiếc bự quá, xuống hỏi giá thì người ta bảo 380 triệu đồng. Tụi mình đâu có nhiều tiền đến vậy. Cuối cùng, đành đặt 10 chiếc nhỏ xíu, giá 29 triệu đồng/ chiếc. Nhưng ngay ngày hôm sau, người ta lên giá 56 triệu đồng, thậm chí cũng không làm cho mình luôn. Đặt 10 chiếc mà người ta giao có 4 chiếc”.
Chị kể, phải vào tận nơi mới biết tình hình khẩn cấp và kinh khủng đến nhường nào. “Nó không giống như những gì mình tưởng tượng hay xem trên tivi. Nó khủng khiếp hơn rất nhiều”.
“Ngày thứ 2, cả nhóm đi xuồng suýt bị lật, lúc ấy tất cả mọi người chỉ biết cầu nguyện. Bình thường chỉ là con sông nhỏ, nhưng khi nước lên thì giống như mình đang đi giữa biển” - chị Yến nhớ lại những khoảnh khắc nguy hiểm trong những ngày qua.
 |
Người dân làm bè bằng cây chuối. Ảnh: NVCC |
Thấy mình thật bé nhỏ trước mẹ thiên nhiên
Suốt một tuần vật lộn với sóng nước, có những hình ảnh đã khiến tim chị nhói đau. “Cách đây 2 ngày, khi mình đang đi trên sông Thạch Hãn, vừa vào tới đầu nguồn của dòng sông thì thấy một người mẹ có con nhỏ đập cửa quá trời, kêu cứu. Chị ấy muốn xin đồ cứu trợ, mà kế hoạch của nhóm mình là đi vô trong xã sâu hơn mới phát quà, chứ chưa phát quà ở ngoài thị trấn. Nhưng mới đi có 100-200 mét thôi mà phải chứng kiến cảnh tượng đau lòng như vậy. Lúc ấy, mình cảm thấy sức của mình thật nhỏ bé”.
“Khi đi sâu hơn nữa thì mình chứng kiến rất nhiều người phải lên nóc nhà, làm bè chuối… Nhiều cụ già không di chuyển được, trẻ con không có áo phao, động vật cũng bơ vơ, lội nước, chết chóc… Thương vô cùng”.
 |
“Mình chứng kiến những đứa con nít lạnh run, ăn cơm với muối, người già không ai chăm sóc... Thương vô cùng". Ảnh: NVCC |
Hôm nay, nhóm chị cử người đi đám tang của một người dân ở Thạch Hoá (Tuyên Hoá, Quảng Bình) đã chết cách đây 10 ngày trên đồi nhưng không ai phát hiện ra. “Mình chứng kiến những đứa con nít lạnh run, ăn cơm với muối, người già bệnh tật không chăm sóc được cho bản thân… Nhiều nơi chỉ còn 1-2 mét nữa thôi là không còn cả nóc nhà mà leo. Trước những cảnh tượng ấy, mình thấy đau lòng, thấy mình nhỏ bé trước mẹ thiên nhiên. Rồi mình lại ước mình có trực thăng…”.
Chị bảo, nhiều người đang rất muốn vào tận nơi để cứu trợ cho bà con. Nhưng đường vào rất gian nan.
“Vào được đến đây là đã rất nguy hiểm. Nhưng khó hơn là làm thế nào để tiếp cận được người dân ở những khu vực sâu hơn khi mà xuồng bè thì ít, lại nhỏ. “Áo phao, xuồng là những thứ quan trọng nhất bây giờ. Thậm chí, hôm qua mình có hỏi thuê trực thăng nhưng hỏi 3 chỗ đều không được”.
“Thực ra, ban đầu mình chỉ có ý tưởng, chứ đâu có tiền thuê trực thăng. Nhưng một mạnh thường quân nói với mình ‘em đừng có lo. Em hỏi đi, chị sẽ kiếm người trả tiền cho em’. Nghe vậy mình vui lắm. Nhưng ý tưởng cũng không thành”.
 |
Chị Giang Thị Kim Yến phát quà cho người dân vùng lũ. Ảnh: NVCC |
 |
13 chiếc máy phát điện đầu tiên được trao cho 13 thôn xã của tỉnh Quảng Trị. Ảnh: NVCC |
Chị bảo, nhóm của chị có tất cả 13 thành viên, hội tụ từ 3 nhóm thiện nguyện khác nhau. Nhưng bây giờ không phải là lúc phân biệt nhóm này, nhóm kia, mà là lúc cần phải hợp sức lại.
“Những ngày này, mình thấy tụi mình giống như là những chiến binh, và đây chính là chiến trường, chứ không còn là việc đi trao mấy phần quà nho nhỏ như những chuyến đi thiện nguyện khác”.
Hôm nay, sau khi đi trao 13 chiếc máy phát điện cho 13 thôn xã đầu tiên của Quảng Trị, chị Yến chia sẻ dòng trạng thái trên trang Facebook cá nhân: “Chưa khi nào đi phát quà mà cảm động và khóc như hôm nay”.
Đã nửa tháng nay người dân ở 13 thôn xã này phải sống trong đêm tối. Không có điện đồng nghĩa với đói thông tin, đói ánh sáng, đói năng lượng: điện thoại hết pin, không thể kêu cứu; người dân thiếu thông tin, bão vào dồn dập, không biết; không thể nấu ăn…
Một người dân trong lúc xúc động đã thốt lên một câu khiến cả đoàn lặng người: “Nếu thôn chú có máy phát điện, dân làng ra quỳ lạy luôn”.
Báo VietNamNet đứng ra làm cầu nối nhận ủng hộ của bạn đọc, trực tiếp trao tặng đến những hộ dân bị thiệt hại do lũ, khắc phục khó khăn. Mọi đóng góp xin gửi về: 1. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.mienTrung Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148 Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 2. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436. |

Ngủ trên ca nô, ăn lương khô giải cứu người trong lũ dữ
Thượng tá Trần Đức Tới, Trưởng Công an huyện Lệ Thủy, Quảng Bình cho biết, hơn 200 chiến sĩ tham gia cứu hộ người dân còn mắc kẹt trong vùng lũ.
" alt=""/>Người dân mưa lũ Miền Trung : Nếu có máy phát điện, dân làng ra quỳ lạy luôn