Về kỹ thuật nâng mông bằng túi độn, chuyên gia này cho biết đây là giải pháp giúp cải thiện kích thước, hình dạng vòng ba, bên cạnh cấy mỡ tự thân, tiêm filler... Tuy nhiên, hầu hết phương pháp đều có biến chứng nếu thực hiện sai cách.
Ví dụ, khi nâng mông bằng túi độn, đường mổ nằm phía sau vùng xương cùng cụt nên khi phẫu thuật khiến vết mổ chậm liền, thậm chí gây biến chứng như phải tháo túi mông, hoặc phẫu thuật che phủ. Một số biến chứng khác bao gồm lệch, lộn túi, đặt không đúng vị trí gây tụ máu. Một số trường hợp đặt túi quá thấp chèn dây thần kinh hông, làm tê bì đau tức chân.
Do đó, bác sĩ Hải khuyến cáo nâng mông bằng túi độn là trường hợp đại phẫu, quy trình phức tạp đòi hỏi bác sĩ phẫu thuật có tay nghề, công nghệ hỗ trợ. Phương pháp này cần được thực hiện tại bệnh viện thẩm mỹ đã được Bộ Y tế cấp phép.
Lan Anh
Trí nhớ không chỉ được lưu trữ trong bộ não như nhiều người vẫn nghĩ trước đây (Ảnh: nobeastsofierce).
Đó là hiện tượng rất lạ được các nhà khoa học gọi là "trí nhớ cơ thể". Các tế bào không phải là tế bào thần kinh có thể "học" và lưu giữ thông tin từ các dạng tín hiệu hóa học theo những cách mà trước đây chúng ta cho là chỉ tế bào thần kinh mới làm được.
Ví dụ: khi tiếp xúc với các kích thích tố hóa học cách quãng, các tế bào này phản ứng hiệu quả hơn so với tiếp xúc liên tục.
Phát hiện này phản ánh "hiệu ứng lặp lại cách quãng" đã được ghi nhận trong việc học của tế bào thần kinh, một cách rèn luyện trong đó việc xem lại thông tin theo từng quãng thời gian giúp cho khả năng ghi nhớ phát huy tốt hơn so với nhồi nhét cùng một lúc.
Việc phát hiện ra khả năng lưu trữ và nhắc lại thông tin của các tế bào ngoài não rất có giá trị. Bước đầu, đây là ý kiến phản biện niềm tin lâu nay rằng trí nhớ là lĩnh vực "độc quyền" của mạng lưới thần kinh. Sự tồn tại của "trí nhớ cơ thể" cũng mở ra cánh cửa cho những khả năng y học mới.
Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng khi hiểu được các tế bào trong cơ thể xử lý thông tin như thế nào, chúng ta có thể phát triển các liệu pháp mới hiệu quả hơn cho bệnh thoái hóa thần kinh hoặc mất trí nhớ. Ngoài ra, khám phá này còn hữu ích trong việc cải thiện các phương pháp điều trị dựa vào phản ứng của tế bào.
Ngoài y học, nghiên cứu này còn định hình lại cách chúng ta nhìn nhận mối liên kết bên trong cơ thể. Nếu các tế bào trong các bộ phận như thận hoặc tim có khả năng ghi nhớ thì có thể giải thích cho cách tế bào thích ứng với các tác nhân gây căng thẳng hoặc các phương pháp điều trị lặp lại theo thời gian.
Thông thường, bộ não và hệ thần kinh được coi là cơ quan chuyên trách việc học tập, nhưng phát hiện này cũng mở ra hướng nghiên cứu về khả năng giao tiếp và học tập phức tạp hơn bên trong cơ thể chúng ta.
Khái niệm "trí nhớ cơ thể" đang mang đến một lăng kính mới cho công tác nghiên cứu khám phá sinh học con người.
" alt=""/>Một phần trí nhớ không hề nằm trong não